Hồi Ức Của Một Sinh Viên

Trong Ngày Xảy Ra Biến cố Cách Mạng 1/1/1963

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ88.php

04-Nov-2017

[Trích trong "Chú Bé Giao Liên" 5]

LTS: Đoạn hồi ký sau đây chứng minh một sự thật về lý do chế độ nhà Ngô sụp đổ. Đó là yếu tố lòng dân. Sự ủng hộ của Mỹ để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm chỉ là yếu tố tất nhiên, đi theo sau. Một chế độ mà Mỹ đã nặn ra, đã nuôi dưỡng, mà cứ lo chuyện "mở mang nước Chúa Vatican" để trở thành độc tài, làm dân chúng bất mãn, chạy theo VC, thì biết bao giờ Mỹ mới có thể gặt hái được kết quả mong muốn. Trong những mâu thuẫn về mục đích đó, đương nhiên chế độ nhà Ngô đã để lộ ra muôn vàn cơ hội cho Mỹ có thể vin vào mà chấm dứt sự chán chường ông ta. Do đó, việc Mỹ ủng hộ cho chấm dứt con nợ Ngô Đình Diệm chỉ là giọt nước tràn ly đương nhiên chứ không phải là nguyên nhân của biến cố. (SH)

Vào khoảng 1:30, ngày Thứ Sáu 1/11/1963, nhiều đơn vị quân đội bắt đầu di chuyển vào thành phố Sàigòn và bố trí tại vườn Tao Đàn. Lúc đó, tôi đang ngồi nói chuyện với Thái ở Gia Định, thì Đài Phát Thanh Sàigòn loan tin khác thường, có thể là có biến chuyển. Tôi vội vã nhẩy lên xe đạp tìm đường đi đến đường Thống Nhất.

Khi tới gần Thành Cộng Hòa (nơi đóng quân của Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ), thì thấy có nhiều quân lính đã bố trí ở chung quanh, và có rất đông dân chúng kéo ra xem với niềm vui hân hoan sung sướng. Rồi suốt chiều hôm đó, tôi lang thang đi khắp vùng chung quanh Dinh Gia Long. Khoảng hơn ba giờ, có mấy chiếc phi cơ thuộc loại oanh tạc hay chiến đấu cơ nhào lộn trên vùng trời Sàigòn. Kể từ đó, quân đội chống chính quyền càng lúc càng mạnh, và sự chống cự của quân đội phòng vệ Dinh Gia Long và ở Thành Cộng Hòa (thân nhà Ngô) càng trở nên yếu ớt. Trong khi đó thì Đài Phát Thanh Sàigòn luôn luôn loan tin danh sách các tướng lãnh chỉ huy các đơn vị quân đội đứng về phía Quân Đội Cách Mạng cũng với những bản nhạc hùng trỗi lên xen kẽ với những bản tin về những bước tiến thắng lợi của quân đội Cách Mạng.

Tất cả khiến cho lòng quân và dân miền Nam vô cùng phấn khởi, người người hân hoan sung sướng. Trời đã tối rồi mà dân chúng Sàigòn vẫn còn hăng say tràn ngập đường phố chào mừng và khích lệ các anh em quân nhân đang làm lịch sử đâp tan chế độ tham tàn bạo ngược của bọn con chiên cuồng nô phản quốc truyền tử lưu tôn mà toàn thể nhân dân Việt Nam căm thù đến tận xương tận tủy.

Hơn 7 giờ chiều, tôi mới mò về nhà Thái ở Ngã Nam Bình Hòa. Về tới nơi, tôi thấy cả nhà Thái đã ăn cơm xong mà vẫn đang ngồi lại với nhau nói chuyên như pháo rang về ngày tàn của chế độ Diệm. Thái kéo tôi xuống bếp lục lọi đồ ăn cho qua cơn đói, rồi ra phòng khách thàm dự vào cuộc tán gẫu về thời cuộc của gia đình Thái.

Sáng ngày Thứ Bảy 2/11/1963, mọi người đang ngụp lặn trong niềm vui khi hay tin anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trốn khỏi Dinh Gia Long và chưa biết là ở đâu, thì lại có thêm tin vui khác nữa là hai anh em tên bạo chúa siêu ác độc và khốn nạn này đã bị đánh đập và đâm chết ở trong xe thiết giáp trên đường di chuyển từ Nhà Thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu ở Đường Võ Tánh, Gia Định. Những tin vui này đã làm cho gần như hầu hết người Sàigòn đổ xô ra ngoài đường phố để cùng nhau đón mừng niềm vui lịch sử này của dân tộc.

Cái hình ảnh vui mừng của người dân Sàigòn vào ngày 2/11/1963 quả thật là không khác gì cái hình ảnh niềm vúi của toàn dân ta trong ngày 19/8/1945 và ngày 2/9/1945 ở Hà Nôi cũng như ở trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Tất cả những hình ảnh này đều được báo chí ở Sàigòn cũng như ở nhiều nơi trên thế giới đều đăng tải với những bình ảnh của người dân Sàigòn tràn ra đầy ngập đường phố để tỏ nỗi niềm vui sương của họ và hoan hô quân đội đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử này. Những thông tin và hình ảnh vui mừng này của người dân Sàigòn ngày hôm đó đều được phổ biến rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới!


Ngày Thứ Hai 4/11/1963, các tường đại hoc và trung học mở của hoạt động trở lại như ngày 16/6/1963 (ngày dám tang Hòa Thượng Thich Quảng Đức, các trường học đóng cửa do sự cố sinh viên và học sinh tham gia của tranh đấu của Phật giáo). Anh em sinh viên chúng tôi trở về các lớp học như bình thường, nhưng vẫn còn xôn xao về dư âm của Cuộc Cách Mạng 1/11/1963. Mấy ngày sau đó, tin nội các của tân chính quyền được thành lập và ông Nguyễn Ngọc Thơ (vốn là Phó Tổng Thống của chính quyền Ngô Đình Diệm) được đưa lên nắm giữ chức vụ thủ tướng. Tin này làm cho rất nhiều anh em sinh viên chúng tôi và rất nhiều người khác vô cùng thất vọng và hết sức bất mãn đối với các nhà lãnh đạo cuộc Cách Mạng 1/1/1963 và cũng là làm cho những giờ học của chúng tôi trở thành những giờ bàn luận vô cùng sôi nổi. Tôi còn nhớ trong giờ học của Giáo-sư Nguyễn Bá Nhẫn (dạy mộn địa lý tài nguyên), khi thày trò chúng tôi bàn luận và nhân xét về vai trò của ông Nguyễn Ngọc Thơ nắm giữ chức vụ thủ tướng trong tân chính quyền, vì quá bức xúc, tôi đã giơ tay và nói:

"Thưa thày, em nhận thấy rằng sự kiện ông Nguyễn Ngọc Thơ được đưa lên nắm giữ chức vụ thủ tướng của tân chính quyền và sự kiện các nhà lãnh đạo Cách Mạng 1/11/1963 KHÔNG đem những tên đầu sỏ Cần Lao Công Giáo và bọn ác ôn côn đồ trong các tổ chức mật vụ, công an chìm, công an nổi ra trước Tòa Án Cách Mạng để xử lý chứng tỏ họ làm cách mạng vì quyền lợi riêng của họ, chứ không phải vì quyền lợi của đại khối nhân dân hay của đất nước. Sách sử cho thấy rằng, những người có trách nhiệm phải xử lý những tên tội đồ phản dân hai nước mà tránh né hay không làm tròn trách nhiệm của họ, thì chắc chắn là sau đó họ sẽ bị xử lý.”

Giáo-sư Nhẫn nói:

“Anh nói đúng, lịch sử là như vậy! Thế nhưng tôi khuyên anh phải giữ miệng, kẻo mang vạ vào thân đó!

Chuyện xôn xao về cuộc Cách Mang 1/11/1963 cũng dần dần lắng đọng ở trong lớp học của chúng tôi. Nhưng, báo chí vẫn còn đăng tải những bài viết về những khu rừng tội ác của anh em nhà Ngô cũng như của giới tu sĩ áo đen. Dư luận quần chúng cũng vẫn còn xôn xao về đủ mọi thứ chuyện của nhà Ngô cũng như của băng đảng Cần Lao và bọn kiêu dân Công Giáo../.