Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 11:

Giao Lưu Với Độc Giả

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ86.php

16-Sep-2017

LTS: Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang giao lưu với độc giả.

Dàn bài:

I.-/ Về các câu nhận xét các bài nói chuyện của tôi trên youtube.

a.-/ Những lời khen-

b.-/ Những lời chửi và những câu lạc đề

c.-/ Vài Chuyện Vui trong đời ở Mỹ:

1. Chuyện thứ nhất: “Hạ sĩ cũng không được, mà Giáo Sư lại càng không được."

2. Chuyện thứ hai: “Bữa Ăn tại nhà một anh bạn dân Chúa.”

II.- /Trả lời các câu hỏi của bạn đọc do Tòa soạn SH gửi.

A.-/  Câu hỏi của bạn Mẫn Ngọc Quang. cháu rất mong bác nói nhiều về Quốc Dân Đảng , các đảng phái sau năm 1945

B.  Câu hỏi của bạn Huyền Thượng Đỗ

Như vậy từ 1946 đến 1953 Hồ Chủ Tịch lấy gì đương đầu với Pháp khi đó Pháp rât mạnh?

C. Câu hỏi của bạn Chung Nguyễn:

Rất mong Kênh va GS Nguyễn Mạnh Quang làm một bài nói về cuộc đời của tgm Ngô Đình Thực , sau khi ông rời khỏi Việt Nam tháng 9 ,1963

I.-/ Về các câu nhận xét các bài nói chuyện của tôi trên youtube.

Kính thưa quý vị khán thính giả.

Trong buổi nói chuyện hôm nay chúng tôi muốn giao lưu với quí vị bạn đọc, nhất là những người đã nhín chút thời gian đưa ra nhận xét của quý vị ghi vào phần dưới các video của chúng tôi trong 10 bài nói chuyện đã qua.

a.-/ Những lời khen-

Trước hết, chúng tôi xin được tỏ lòng biết ơn về những lời khen, những nhận xét tích cực, khiến cho chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và hăng hái tiếp tục chia sẻ với quí vị những nghiên cứu lịch sử của chúng tôi.

Có nhiều bạn trẻ gọi tôi là Bác, tôi rất cảm động. Chuyện này làm tôi nhớ lại những kỷ niệm vô cùng đẹp trong thời gian tội dạy học tại các trường High Schools ở Tacoma Public Schools, các em học sinh ở rất quý mến tôi và gọi tôi là “bác” rồi sau đó lại gọi là “bố”.

Những kỷ niệm đẹp này đã được chúng tôi ghi lại trong các trang 122 đến 142 sách "Vấn Đề Giáo Dục Thanh Thiếu Niên tại Hải Ngoại (Tacoma, WA, Tacoma Public Schools, 1998)

Bây giờ nếu gặp lại các học sinh này, có lẽ các em cũng vẫn gọi tôi là Bố. Đó là phần thưởng quý báu nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.

Còn một số ít bạn đọc, đã đưa ra vài câu thắc mắc có liên quan đến sở trường của chúng tôi, sẽ được bàn sau.

b.-/- Những lời chửi và những câu lạc đề

Đồng thời, có một vài người chỉ xả ra những lời thiếu văn hóa, không phải là nhận xét mà chỉ là muốn bộc lộ sự thấp kém của họ. Chúng tôi xin chia buồn với những người dại dột đó. Cũng có người chỉ muốn chen vào những câu chống Cộng, bộc lộ sự hận thù, họ không phải là phản biện những điều chúng tôi trình bày. Có những người cự nự, nêu lên những câu hỏi có tính cách thách thức và đưa ra một đề tài khác với chủ tâm lạc đề (dẫn sang một đề tài khác).

Thí dụ, họ đặt câu hỏi,  “Tại sao ông Quang không viết về miền Bắc và các chế độ Cộng Sản, mà chỉ viết về các chính quyền miền Nam và Giáo Hội La Mã?”

Về thắc mắc này, chúng tôi xin giải thích như sau:

Từ khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (Communist Manìfesto) của hai ông Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) công bố vào năm 1848, bộ máy tuyên truyền của giáo triều Vatican với các chi nhánh nằm trong các hội đồng giám mục và các chính quyền đạo phiệt (Ca-tô) tay sai tại các quốc gia địa phương khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ 1954-1975, đã phát hành hàng trăm triệu ấn phẩm nói về lý thuyết và các chế độ Cộng Sản. Dĩ nhiên là trong những tác phẩm này, cũng có hàng triệu lời nhận xét, phê bình, chỉ trích, gièm pha, lên án bằng những ngôn ngữ hết sức là Thiên La Đắc Lộ rồi. Đồng thời, cũng đã có hàng trăm ngàn tác phẩm khác nói về chủ nghĩa và các chế độ Cộng Sản tại các nước Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Đông Đức, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan, Lỗ Mani, v. v… do các học giả ở ngoài Giáo Hội La Mã biên soạn với một tinh thần vô tư, trung thực và thẳng thắn.. Tất cả những ấn phẩm này được viết bẳng đủ mọi thứ ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà, Ý, Đức, v..v...

Với hàng trăm triệu ấn phẩm nói về Cộng Sản như vậy, nếu tôi có miệt mài nặn óc viết ra được một tác phẩm nói về Cộng Sản thì cũng chẳng khác gì như một hạt cát trong sa mạc. Biết rõ như thế thì chỉ có những người"thiếu thông minh" mới làm mà thôi. Dĩ nhiên là chúng tôi không bao giờ lại đi làm một chuyện như vậy.

Trái lại, đã có hàng triệu tác phẩm của các bậc trí giả người Âu Mỹ viết về những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã, nhưng đối với người Việt Nam, thì những thông tin này đã bị bưng bít từ hơn một thế kỷ nay. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều dân Chúa tưởng rằng những gì ghê gớm của Giáo Hội La Mã mà chúng tôi ghi lại là những chuyện bịa đặt. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong loạt bài viết“Tuyên Ngôn Của Một Người Viết Sử Về Giáo Hội La Mã” mà bạn Trịnh Trọng Tuân đã đọc, và trang mạng sachhiemnoi.net đã làm thành video đăng trên trang mạng đó.

c.-/ Vài Chuyện Vui trong đời ở Mỹ:

Ông bà ta có câu ca dao, “Ở sao cho vừa lòng người, Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.” Do đó, đối với chúng tôi, việc khen hay chê là lẽ thường tình, đôi khi chúng tôi xem đó như những hương vị của cuộc đời. Vì thế, chúng tôi xin được tâm tình với quý vị về những chuyện vui buồn trong thời gian sống với những người bạn tha hương trên đất Mỹ.

Chuyện thứ nhất: “Hạ sĩ cũng không được, mà Giáo Sư lại càng không được.” Xin kể chuyện Hạ Sĩ trước.

Vào thời Đệ Nhất VNCH, Anh Đ và tôi cùng tình nguyện gia nhập Khóa 1 làm lính chuyên viên trong binh chủng Không Quân vào cuối tháng 1 năm 1956 (với khế ước là 3 năm) để thay thế những người lính chuyên viên người Pháp sẽ bắt đầu hồi hương vào giữa năm đó. Sau một kỳ thi khả năng thông minh, Khóa 1 Không Quân của chúng tôi gồm có 196 người trúng tuyển được gửi xuống Trung Tâm Huấn Luyện Quan Trung.

Sau 8 tuần lễ thụ huấn quân sự tại đây, chúng tôi được Bộ Tư Lệnh Không Quân phân phối đi phục vụ tại các đơn vị theo khả năng của mỗi người.

Đầu năm 1959, khế ước 3 năm ở lính của chúng tôi hết hạn, tôi không ký đăng tái ngũ, nhưng cũng không được phép giải ngũ, bị lưu ngũ đến khi có lệnh mới. Cuối cùng, đến giữa tháng 7 năm 1960, một sự may mắn bất ngờ, tôi được vị chỉ huy trực tiếp của tôi là Trung Úy Nguyễn Hữu Thôn giúp tôi được giải ngũ để tôi có thể tiến thân trên con đường học vấn. Và tôi đã thi vào Đại Học Sư Phạm, dạy ở các trường Trung Học Rạch Giá, Kiểu Mẫu Thủ Đức ở Sài Gòn… như trong tiểu sử mà tôi đăng ở trang nhà sachhiem.net

Tôi rời Sàigòn đến định cư tại thành phố Tacoma, tiểu Bang Washington vào tháng 6 năm 1975. Sau đó, tôi được làm ở Nha Học Chánh. Trước khi được chính thức vào hạng giáo viên dạy lớp, mấy năm đầu, Nha Học Chính Tacoma mướn tôi làm Liaison Worker (vừa làm thông ngôn cho các phu huynh học sinh khi họ tiếp xúc với nhà trường, vừa làm phụ giáo tại các lớp Social Studies (Lịch Sử, Địa Lý và Công Dân) tại các lớp trung học vào những khi cần, vừa đảm trách công việc tìm kiếm người Việt Nam có khả năng làm phụ giáo.

Trong thời gian đó, tôi được các phụ huynh cũng như các em học sinh người Việt rất rất quý mến. Đồng thời, nhiều bà con người Việt ở các vùng lân cận cũng biết tôi là ông thày dạy học ở Tacoma.

Rồi một hôm tình cờ có một ông bạn giới thiệu cho tôi biết rằng Đ, người đồng Khóa 1 lính chuyên viên Không Quân với tôi cũng định cư ở cùng thành phố. Thế là vào một ngày cuối tuần chúng tôi gặp nhau, và sau đó thường lui tới với nhau để hồi tưởng lại những ngày ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và những ngày phục vụ trong binh chủng Không Quân.

Gặp nhau được mấy tuần lễ, tôi được biết, khi đáo hạn mãn khế ước, giống như tôi, Đ không tái ngũ và sau đó cũng được giải ngũ, rồi đi làm sở Mỹ. Đ được chỉ định làm thông ngôn trong văn phòng của các sĩ quan cố vấn Mỹ thuộc loại có chức vụ chỉ huy. Còn tôi, sau khi giải ngũ thì đi dạy kèm (precepteur hay gia sư), làm công chức tại Nha Cải Cách Điền Địa, rồi đi dạy giờ tại Trường Trung Học Nhất Trí ở Hóc Môn.

Một buổi chiều cuối tuần, có lẽ vào chiều Thứ Bẩy, vợ chồng anh Đ và tôi được anh bạn khác ở Thành Phố Olympia mời đến nhà ăn mừng ngày kỷ niệm đám cưới của họ. Chúng tôi cùng đi một xe của Đ. Khi mọi người đã ngồi vào bàn, ông chủ nhà giới thiệu anh Đ và tôi với người khách mà tôi chưa quen. Ông khách lạ này vốn là một đại tá, và là cựu tư lệnh một sư đoàn trong binh chủng Không Quân.

Câu chuyện dẫn dắt đến ông đại tá nói về tình hình thế giới trong cuộc Chiến Tranh Lạnh. Lúc đó, tôi đã ngà ngà, cho nên khi nghe thấy đến cụm từ “Chiến Trạnh Lạnh”, tôi nhảy vào cuộc vì rằng tôi là tác giả cuốn sách có nhan đề Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Lạnh. Nghe tôi nói được một lúc, anh em trong bàn nhậu rất thích thú.

Khi tiệc gần tàn, ông đại tá hỏi tôi rằng, “Nghe nói anh đã từng là một quân nhân trong binh chủng Không Quân, có phải không?”.

Tôi trả lời, “Dạ phải”

Ông đại tá nói, “Anh thuộc đơn vị nào mà TẠI SAO tôi lại không biết anh?”

- Tôi chỉ là một hạ sĩ quèn làm việc tại Phòng Tuyển Mộ, Thuyên Chuyển và Thăng Thưởng và tôi giải ngũ vào cuối tháng 7 năm 1960, thì làm sao ông biết được tôi!

Tiệc tan, tôi và vợ chồng Đ lên xe trở về nhà. Đ lái xe, chị Đ ngồi bên cạnh Đ, tôi ngồi ở ghế sau. Đến nửa đường, với thái độ giận dữ, Đ trách tôi rằng:

Tại sao, đi với tôi mà anh lại nói với ông Đại Tá rằng anh là ha sĩ.. Anh nói như thế là làm mất mặt tôi quá!”

Nghe Đ trách tôi như vậy, tôi rất ngạc nhiên như từ trên trời rơi xuống và nói:

Thực sự khi giải ngũ, tôi chỉ mang cấp bậc hạ sĩ, thì tôi nói tôi là hạ sĩ. Như vậy thì có gì là sai quấy!”,

Tuy vẫn chưa hết bực mình với sự thật thà quá mức của tôi, nhưng anh ấy vẫn còn thỉnh thoảng mời đến ăn chiều cùng với vài người bạn.

*

Nhưng sau đó độ mấy tháng, lại có một sự cố khác. Anh Ẩn, một người bạn trong nhóm chúng tôi ở Tacoma, tổ chức bữa tiệc tân gia, và mời cả vợ chồng Đ và vợ chồng tôi đến tham dự. Bữa tiệc đó có khoảng 20 người. Lúc chúng tôi đã ngồi vào bàn rồi, vợ chồng một ông đại tá cũng ở Olympia mới lò dò đến. Anh chủ nhà ra tận cửa mời vợ chồng ông đại tá này vào bàn, rồi đi quanh bàn để giới thiệu từng người. Khi tới chỗ vợ chồng tôi ngồi, Ẩn nói với ông bà đại tá này rằng, “Đây là ông bà Giáo-sư Nguyễn Mạnh Quang.”

Lúc đó, Đ bỗng gọi anh Ẩn và nói lớn cho mọi người cùng nghe, “Ẩn à, ở đây chẳng có thằng đéo nào là giáo sư cả!”

Đ vừa nói xong, thì tất cả mọi người trong bàn tiệc đều trố mắt nhìn nhau, và nhìn Đ. Có thể cảm thấy quá ngượng, chỉ độ 2 phút sau, Đ rời bàn tiệc ra nằm ở sofa ở gần đó.

Ít tháng sau, gia đình Đ di chuyển đi nơi khác. Kể từ đó, chúng tôi không còn nghe tin nhau nữa.

Chuyện thứ hai: “Bữa Ăn tại nhà một anh bạn dân Chúa.”

Trong bài viết ”Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11/11/1960, chúng tôi có dùng cụm từ “tam đại Việt gian” để nói về con chiên Ngô Đình Diệm. Vì vậy mà chúng tôi bị tập thể Việt cừu trong cái gọi là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm thù ghét đến tận xương tận tủy. Họ phóng ra một chiến dịch vừa cho phổ biến nhiều thư nặc danh ở các chợ Việt trong các thành phố ở vùng ven biển trong tiểu bang Washington, vừa dùng báo chí và đài phát thanh tiếng Việt để phổ biến những bài viết có nội dung BỊA ĐẶT để chửi bới, miệt thị và triệt hạ uy tín của cá nhân tôi, cùng với những người có khuynh hướng chống lại chế độ Ngô Đình Diệm như cựu Thiếu Tướng Đỗ Mậu và cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi.

Đồng thời, cũng từ đó, tất cả các bạn bè thân quen vốn là con chiên đều dần dà tìm cách trở mặt và hùa theo chiến dịch này. Có một ngày cuối tuần, chúng tôi được vợ chồng một anh bạn dân Chúa mời đến ăn trưa. Anh này cộng tác cho tờ báo Người Việt Tây Bắc. Bữa ăn gần tàn, ông chủ nhà nhìn tôi và dọ dẫm:

“Nghe nói Quốc Nam đang chuẩn bi đưa lên Đài Phát Thanh Saigon Radio của nó những bài viết chửi bới và miệt thi anh trong nhiều ngày tới!”

Nghe nói như vậy, tôi đáp ngay không chút suy nghĩ:

Phải rồi! Tôi đã chửi bố Ngô Đình Diệm của nó, tất nhiên là nó phải chửi tôi!”

Cả hai gương mặt của vợ chồng chủ nhà bỗng sượng ngắt. Tôi cũng không hiểu sao, tôi nói câu nói đó mà hai ông bà này lại tái mặt như thế. Có lẽ họ không ngờ tôi lại phản ứng nhanh chóng bất ngờ và nói một cách thằng thừng như vậy.

Kể từ đó hai vợ chồng ông bạn con chiên này cũng tuyệt giao với chúng tôi luôn.

II.- /Trả lời các câu hỏi của bạn đọc do Tòa soạn SH gửi.

A.-/  Câu hỏi của bạn Mẫn Ngọc Quang.

Mẫn Ngọc Quang2 months ago (edited)

[trích video: GS Nguyễn Mạnh Quang: 1954 - 1975: Người Mỹ có mặt để giúp Việt Nam hay để xâm lăng?]

https://www.youtube.com/watch?v=fTmvLpZUcKY&list=PLd-ulDyF3DnsLJZz4sigTopaEfUbJUmO0

Cháu chào bác , cháu rất mong bác nói nhiều về Quốc Dân Đảng , các đảng phái sau năm 1945 bỏ Bắc vào Nam nhé , cái này cháu xem trên sách hiếm rồi nhưng có nhiều cái vẫn ko rõ , Cảm ơn bác , chúc bác luôn khỏe mạnh .

Bài trả lời được trích từ Chương 6 “Thực Chất Của Một Số Chính Đảng Chống Pháp Trong Những Nawm1930-1946),trong sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN06.php)- Chỉ ói về Việt Các và Việt Quốc.

Việt Cách là hai tiếng gọi tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Quốc là hai tiếng gọi tắt của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cần phân biệt Việt Quốc của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học là một đảng cách mạng thành lập năm 1927 có hạ tầng cơ sở ở trong nước. Đảng Việt Quốc này hoàn toàn trông cậy vào khả năng của đảng và sự ủng hộ của nhân dân để đánh đổ chính quyền Bảo Hộ rồi thiết lập một chế độ dân chủ theo thuyết Tam Dân Chủ Nghỉa của nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Trung Sơn. Trong bài viết này, từ "Việt Quốc" chỉ nói đến đảng Việt Quốc của ông Vũ Hồng Khanh. Tuy là hậu duệ của đảng Việt Quốc trên đây, nhưng đã biến chất thành một chính đảng xôi thịt. Đảng này gồm những cán bộ cao cấp và đảng viên vừa là những chính khách salon (phong trà) vừa là những thành phần tiểu tư sản với tất cả những đặc tính tiểu tư sản. Việt Cách và Việt Quốc (của ông Vũ Hồng Khanh) đều cùng có chủ trương hoàn toàn trông cậy vào sức mạnh của Quốc Quân Trung Hoa để lật đổ chính quyền Kháng Chiến Việt Minh rồi nhẩy lên bàn độc để thỏa mãn tham vọng cá nhân về quyền lực.

Nói đến hai đảng Việt Quốc và Việt Cách, thiết tưởng cần phải nói đến những đặc tính chung của hai chính đảng này vì rằng chính những đặc tính chung này đã không những làm cho hai chính đảng này xa rời quần chúng, không thể tiếp cận được với đại khối nhân dân bị trị, bị áp bức và bị bóc lột nhiều nhất, mà còn không nhận diện được Vatican là thế lực ngoại thù thâm độc nhất và nguy hiểm nhất trong các thế lực ngoại thù Vatican, Pháp, Nhật và Trung Hoa vào thời điểm lúc bấy giờ (1945-1946). Vì tình trạng kém cỏi về chính trị như vậy, cho nên hai chính đảng này mới tích cực và hăng say ủng hộ đề nghị của Vatican đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng lập chính quyền để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh và nhà ái quốc Hồ Chí Minh.

Về thực chất và mục đích, chúng ta thấy rằng có sự gần giống nhau giữa một bên là Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng và một bên là Việt Cách và Việt Quốc. Cả Việt Nam Phục Quốc cũng như Việt Cách và Việt Quốc đều có bàn tay của Giáo Hội La Mã ở hậu trường qua vai trò của ông Hoàng Thân Cường Để hay vai trò của ông Bảo Đại. Nếu Việt Nam Quang Phục không có thực lực và phải hoàn toàn trông cậy vào sức mạnh quân sự của người Nhật để lật đổ người Pháp với hy vọng Nhật sẽ đưa ông Hoàng Thân Cường Để lên làm vua và chính đảng này sẽ được đưa lên thao túng triều đình Huế làm tay sai cho người Nhật, thì Việt Cách và Việt Quốc cũng không có thực lực và phải hoàn toàn trông cậy vào sức mạnh quân sự của Quốc Quân Trung Hoa để lật đô chính quyền Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh (vừa mới giành lại được chủ quyền độc lập từ trong tay người Nhật) với hy vọng Quốc Quân Trung Hoa sẽ phục hồi vương quyền cho ông Bảo Đại và hai chính đảng này sẽ được thao túng chính quyền làm tay sai cho các đạo quân Tàu thổ phỉ này.

Như vậy là Việt Nam Phục Quốc thì mưu đồ làm cái trò “đuổi cọp cửa trước, rước beo vào cửa sau”. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ ở Chương 5 ở trên. Còn Việt Cách và Việt Quốc thì mưu đồ làm cái chuyên “cõng rắn về cắn gà nhà” giống như Lê Chiêu Thống, Gia Long và Ngô Đình Diệm. Lịch sử đã cho thấy rằng cả Việt Cách và Việt Quốc đều đi theo và dựa vào sức mạnh quân sự của Quốc Quân Trung Hoa để đánh cướp chính quyền của nhân dân ta vứa mới giành lại được từ trong tay quân Nhật xâm lăng, và sau đó, cả hai chính đảng này lại liên kết với liên quân lăng Pháp - Vatican chống lại chính quyền Kháng Chiến (1945-1954) của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh. Phần trình bày trong chương sách này sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

NHỮNG ĐẶC TÍNH CHUNG

Hầu hết các thành phần lãnh đạo và đảng viên của hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đều xuất thân từ giai cấp tư sản giầu có hay phong lưu khá giả. Họ thiếu hẳn kiến thức của những người lãnh đạo các đảng phái cách mạng có thực lòng quyết tâm dấn thân vào đại cuộc cứu nước. Họ là những người tiểu tư sản với tất cả những đặc tính tiểu tư sản như lè phè, khệnh khạng, quan liêu, phong kiến, lãng mạn, ưa thích làm dáng hay trưởng giả học làm sang (snobbish), ngại khó, sợ khổ, không quen với cuộc sống thiếu thốn về vật chất, không có khả năng chịu đựng khó khăn cực nhọc để sống đời lăn lộn vào tù ra khám của những người yêu nước liều thân chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc.

Vì lè phè, khệnh khạng, quan liêu và phong kiến, cho nên họ không có đủ khả năng kiên nhẫn và chịu khó tìm đọc sách sử và tài liệu về cách mạng để trau dồi kiến thức cần thiết cho cuộc đời làm chính trị và cách mạng. Tình trạng này khiến cho họ rơi vào thảm trạng dở khóc dở cười: nhân danh là những người làm chính trị và cách mạng, nhưng lại rất dốt về chính trị, và cũng không biết một chút gì về kỹ thuật làm cách mạng.

Vì không có kiến thức cách mạng, cho nên họ không nghĩ đến việc tổ chức hạ tầng cơ sở làm lực lượng xung kích chuẩn bị cho thời điểm chuyển sang giai đoạn vũ trang tranh đấu để chiếm chính quyền từ trong tay quân cướp ngoại thù. Chíinh vì vậy mà khi có cơ hội được giúp đỡ để làm nên đại cuộc, nhưng vì không có khả năng và cũng không có hạ tầng cơ sở, họ đành phải buông xuôi để cho Đảng Cộng Sản và Việt Minh chớp lấy. Sự kiện này được cụ Ngô Văn ghi lại trong cuốn Việt Nam 1920-1945 với nguyên văn như sau:

Trong khi đó, tháng 10 năm 1942, họ Trương [Trương Phát Khuê, một lãnh chúa trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở vùng biện giới Hoa Việt - NMQ] tái lập những người lãnh đạo các nhóm tổ chức người Việt thường xuyên đối nghịch nhau như Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phục Quốc, Việt Minh và bẩy nhóm nhỏ nữa. Trương Phát Khuê áp đặt các nhóm này phải kết hợp lại dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Hải Thần nếu như họ muốn được giúp đỡ. Chính lúc đó, các đảng phái cách mạng liên minh thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách. Không có một đại biểu nào của Việt Minh được bầu vào ban chấp hành.

Họ Trương hứa cùng Nguyễn Hải Thần sẽ xuất cho mỗi tháng 100.000 (100 ngàn) đồng tiền Trung Quốc để tổ chức ở Bắc Kỳ hoạt động phá hoại và tình báo chống quân Nhật.

Các đảng phái thành phần Việt Cách lưu trú ở Trung Quốc không có liên hệ gì mấy ở trong nước. Chỉ có một mình Việt Minh là hiện diện xuyên qua các “tổ cứu quốc” và du kích quân đóng căn cứ ở giữa những vùng dân tộc thiểu số chống đối chính quyền: Thổ, Mán, Mèo, Tầy, Nùng, ẩn lánh trong các dẫy núi đá vôi, nơi khu rừng sâu khắp hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Cần nhắc lại hồi tháng 9 năm 1940, quân Nhật tấn công Lạng Sơn, Pháp quân thất thủ, hàng trăm nghĩa quân bản địa xung phong đồn bốt, lính cảnh vệ người Việt (theo Pháp) bỏ chạy, họ chiếm đoạt vũ khí. Cuộc nổi loạn tràn lan đến đỗi quân đội Pháp phải càn quét ba tháng trời mới tái chiếm xong các vùng ấy. Đảng viên Phục Quốc mất người chỉ huy – Trần Trung Lập – tẩu tán sang Tàu, trong khi một thanh niên người Thổ là Chu Văn Tấn còn sống sót, phát động và lãnh đạo khởi nghĩa ở Bắc Sơn (Cao Bằng). Từ đó, Chu Văn Tấn cùng phe đảng họ Chu đều nhập vào hàng ngũ Việt Minh. Những cán bộ Việt Minh xuất thân từ những trường quân sự Quốc Dân Đảng ở Quảng Tây chỉ huy họ thành lập phần lớn các đơn vị du kích quân và các đội tự vệ trong vùng.

Như vậy, chỉ có Việt Minh là có khả năng cung cấp tin tức tình báo đáng tin cậy cho Trương Phát Khuê. Trên danh nghĩa đó, Hồ Chí Minh, mặc dù vẫn còn bị giam giữ, vẫn có thể liên lạc được với các đồng chí còn tự do, và thậm chí còn tham gia vào một cuộc đại hội mới của Việt Cách do Trương Phát Khuê triệu tập ở Liễu Châu vào tháng 3 năm 1944. Tại hội nghị, ông Hồ cùng Phạm Văn Đồng đại diện Việt Minh. Một lãnh tụ Đại Việt là Nguyễn Tường Tam đang bị giam cũng được tham dự.

Tại đại hội, Viêt Minh bị chỉ trích gay gắt vì hành động riêng rẽ và đầu óc tranh thắng, song Liên Minh để giải phóng Việt Nam vẫn sống còn. Trương Phát Khuê đỡ đầu liên minh thành lập một chính phủ Cộng Hòa Việt Nam lâm thời gồm các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Hồ Chí Minh, Bồ Xuân Luật… cùng lão Trương Bội Công chủ tịch.

Hồ Chí Minh được tha vào ngày 9/8/1944, bèn đề nghị cùng Trương Phát Khuê cấp cho (để xây dựng hai cơ sở du kích dọc theo biên giới), một ngàn khẩu súng và 25.000 đồng bạc Đông Dương để chu cấp trong hai tháng đầu, và cấp riêng cho ông một giấy thông hành thường kỳ có ghi danh nghĩa là đại biểu Việt Cách có nhiệm vụ ở Việt Nam, và một khẩu súng lục tự vệ. Ông được cấp giấy thông hành và 76.000$. Ngày 20/9/ (1944),ông rời Liêu Châu cùng 18 cán bộ Việt Minh về biên giới Bắc Kỳ.

Trong bức “Thư gửi đồng bào” (tháng 10 năm 1944), Hồ Chí Minh bày tỏ lòng tin tưởng “Trung Quốc sẽ tích cực giúp đỡ cuộc giải phóng dân tộc chúng ta.”

Vào tháng 11, quân du kích Việt Minh tấn công các đồn bót do quân cảnh vệ bản địa đóng tại biên giới để cướp vũ khí. Chính phủ Decoux ra lệnh đánh trả đũa trấn áp thường dân bản địa, tố cáo họ là đồng lõa. Bọn chỉ huy Pháp xua các đội cảnh vệ bản địa và các liên đội lính chiến Bắc Kỳ triệt hạ các vùng, đốt làng, phá hủy kho thóc, bắn vào những người tình nghi. Chắc chắn trong lúc những cuộc trả thù vô cùng tàn bạo do các đội quân phe Vichy (quân Pháp – NMQ) thực hiện ở Bắc Kỳ (Sainteny) đến điểm cực kỳ dã man cùng những vụ xử án vội vã tiếp đó đã khích cảm J. M Pêdrazani kể lại: “Chỉ trong hai tuần lễ, các toà án đặc biệt của Decoux) kết án tử hình hàng trăm người bị tình nghi.”Cuộc đàn áp không dập tắt được ngọn lửa nổi loạn bùng cháy đỏ trời Thượng Du Bắc Việt.” Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Montreuil, Pháp: L’ Insomniaque, 2000), tr. 292-293.

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rằng, ngoài Việt Minh ra, các đảng phái cách mạng chính trị khác chỉ là “những tổ chức hữu danh vô thực” và các thành phần trong các tổ chức này chỉ là những “nhà chính khách sa lông”, giống như các ông “chính trị gia trong bàn nhậu” trong các tổ chức và hội đoàn của người Việt ở hải ngoại ngày nay.

Có câu nói, “chính trị mà không có quân sự là chính trị què và quân sự mà không có chính trị là quân sự mù.” Các chính đảng Việt Nam Phục Quốc (của hai ông Cường Để và Ngô Đình Diệm), Việt Cách và Việt Quốc đều là những chính đảng không có một tổ chức quân sự nào cả và cũng không có khả năng kiến thức về chính trị. Về quân sự, Việt Nam Quang Phục hoàn toàn trông cậy vào Nhật Bản, Việt Cách và Việt Quốc hoàn toàn trông cậy vào Quốc Quân Trung Hoa. Về chính trị, Việt Nam Phục Quốc hoàn toàn trông cây vào sự sắp xếp của người Nhật, còn Việt Cách và Việt Quốc thì hoàn toàn trông cậy vào sự sắp xếp của Quốc Quân Trung Hoa. Rõ ràng là cả ba chính đảng này vừa mù (về chính trị), vừa què (về quân sự). Với tình trạng như vậy, các chính đảng này chỉ là những đảng xôi thịt, chỉ có mục đích duy nhất là trông nhờ vào thế lực ngoại bang để xin xỏ làm đầy tớ cho họ, giống như Lê Chiêu Thống vào cuối năm 1788 và đầu năm 1789, và Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Nói về những nhược điểm của Việt Quốc và Việt Cách, Người trong chăn” là ông Nguyễn Tường Bách (em ruột ông Nguyễn Tường Tam), một nhân vật quan trọng trong Đảng Việt Quốc  ghi nhận như sau:

“Tháng 8.1945, Việt Minh cướp chính quyền. Cùng với VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội, VN Quốc Dân Đảng xuất hiện đấu tranh công khai. Tôi là ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam để tuyên truyền chống CS. Mặt khác, tôi tổ chức Quốc gia Thanh niên Đoàn. Tháng 6/1946, Việt Minh tăng cường áp lực. Sau khi cầm cự lối nửa năm, đảng trưởng Vũ Hồng Khanh, tôi và Lê Khang, trong Bộ Chỉ huy, phải rút lên Việt Trì, rồi Yên Báy và Lào Kay. Lực lượng Đệ tam khu lúc đó gồm có lối một nghìn người: hai, ba trăm chí nguyện quân từ Trung Hoa về, cộng với một số cựu lính khố xanh của Pháp, võ trang khá thô sơ. Thành phần kể sau không có ý chí tranh đấu mạnh. Phía ta không có đài phát thanh, thiếu phương tiện quảng bá, chỉ có tờ báo Việt Nam. Quân ta đóng chốt tại các tỉnh lỵ nên bị Việt Minh bao vây.   

Việt Minh không đông nhưng có ảnh hưởng mạnh quần chúng vi họ có tổ chức, biết đoạt thời cơ, tuyên truyền sâu rộng và lôi cuốn đồng bào với các chiêu bài ăn khách như đả thực, chống đế quốc và áp bức. Phía quốc gia xích  mích nội bộ, chủ quan, coi thường đảng CS và đặt hết niềm tin vào sự hỗ trợ của quân đội Trung hoa nên thua là phải. Tháng 7/1945, khi hay tin Việt Minh nhóm đại hội tại Thái Nguyên và Nhật bản sắp đầu hàng, cánh quốc gia đã không tổng hành động kịp thời, tiến tới khởi nghĩa. Bị kẹt giữa Pháp và Việt Minh, các đảng quốc gia không chiếm được địa bàn đủ rộng và không có đủ sức chống lại hai thế lực đó từ Nam ra Bắc.”Nguồn: Tạp Chí Cách Mạng Số 52 Của Đại Việt Cách Mạng Đảng (www.daiviet.org) Ngày 29/6/2006.

Nhiều hơn nữa, xin đọc Chương 6 “Thực Chất Các Chính Đảng  Chống Pháp Trong Những Năm 1930-1946” - Việt Quốc và Việt Cách ( http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN06.php), sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc đỏ.

Cái  gương thảm họa làm chính trị theo kế sách "há miệng chờ sung rụng" như Lê Chiêu Thống trông cậy vào nhà Thanh  hồi năm 1788-1789, và cái gương của  Đảng Ca-tô Việt Nam Quang Phục của các ông Cường Để và Ngô Đình Diệm trong những năm trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) trông cậy vào người Nhật còn rành rành trong sách sử  và  còn rõ mồn một trong trí nhớ người dân. Ấy thế mà hai đảng Việt Quốc và Việt Cách vẫn không học được.  TẠI SAO lại như vậy?

 Lời giải thích thích hợp nhất cho thắc mắc này là các thành phần lãnh đạo và đảng viên của hai đảng này đều:

1.-/ Nặng lòng vị kỷ, háo danh và thèm khát quyền lực, chỉ biết tranh đấu cho quyền lực và địa vị của cá nhân và phe đảng của họ. Lê Chiêu Thống chỉ có mục đích duy nhất là tranh đấu cho ngôi vua của ông ta. Cường Để và Ngô Đình Diệm thì  có mục đích duy nhất là tranh đấu để giành lại ngai vàng từ trong tay dòng vua Minh Mạng mà vào thời điểm lúc đó đang nằm trong tay Bảo Đại và cũng là tranh đấu cho quyền lực của Giáo Hội La Mã.

2.-/ Vì dốt nát về  lịch sử thế giới, lại dốt luôn cả về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, cho nên họ mới không rút được những kinh nghiệm xương máu từ những bài học của tiền nhân, cho nên họ mới làm chính trị theo kế sách "há miệng chờ sung rụng" của Lê Chiêu Thống và của mấy tên Ca-tô vong bản phản dân tộc như Cường Để và Ngô Đình Diệm trông cậy vào người Nhật với hy vọng sẽ được họ cho nhẩy lên bàn độc để thỏa mãn khát vọng quyền lực cá nhân của họ.

Cũng may là Lê Chiêu Thống, Việt Nam Quang Phục của Cường Để và Ngô Đình Diệm, Việt Quốc, Việt Cách và Đại Việt đều thất bại. Nếu họ thành công, thì chắc chắn là dân tộc và tổ quốc Việt Nam lại rơi vào cái cảnh "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" và lịch sử sẽ kết án bọn người này vì quyền lợi riêng mà đã "rước voi về giày mã tổ". Cái gương của tên bạo chúa phản thần Ngô Đình Diệm thành công trong việc rước hai con voi Vatican và Hoa Kỳ về thay thế cho Liên Minh Pháp - Vatican để tiếp tục giày mả tổ Việt Nam trong những năm 1954-1975 là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Chính vì thế mà sách sử mới khẳng định rằng Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa độc ác trong lịch sử nhân loại. Nigel Cawthorne, Tyrants History's 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), pp. 167-168. 

B.  Câu hỏi của bạn Huyền Thượng Đỗ

Về Những Khó Khăn của Cuộc Kháng Chién dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh

Huyền Thương Đỗ 1 week ago

Thưa GS NGUYỄN MẠNH QUANG có chi tiết này nhiều người thăc mắc:

CT HỒ CHÍ MINH đã tha tội chết cho Bảo Đại không hề trả thù những người theo Pháp khi cm t8 và quốc khánh thành công . hồ chủ tịch đã mời rất nhiều các nhân sỹ quan lại của triều nguyễn ra làm việc cho chính phủ VNDCCH trong đó có bảo đại và tha chết cho Ngô Đình Diệm chỉ khi thực dân Pháp ra tối hậu thư yêu cầu hồ chủ tịch phải giải giới quân đội nộp vũ khí giao cho Pháp kiểm soát TP Hà Nội và giải tán chính phủ . nên Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu goi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 chúng tôi thắc mắc: "Dựa vào đâu mà bác hồ kêu gọi toàn quốc kc trong khi đó các đảng phái trong chính phủ đã bỏ sang theo Tầu theo Pháp, mà TQ thì 1949 mói thành lâp còn Liên Xô năm 1951 mới công nhận VN. Như vậy từ 1946 đến 1953 Hồ Chủ Tịch lấy gì đương đầu với Pháp khi đó Pháp rât mạnh và có cả gần 2 triệu người công giáo ủng hộ Pháp (năm 1954 HCT mới có viên trợ của TQ LX)

Show less

REPLY

GS Nguyễn Mạnh Quang: Phương Pháp Sử Là Thế Nào? - 2/2https://www.youtube.com/watch?v=ADjC4mjEZdk&lc=z22mtplaos2auvmzi04t1aokgcmj4bgxyhfxj1cgij2trk0h00410&feature=em-comments

Bài trả lời câu hỏi này: Những Khó Khăn của chính Quyền Kháng Chiên 1945-1954 dước quyền Lãnh Đạo của Cụ Hồ Chí Minh

GIÁO HỘI LA MÃ: LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH48.php

CHƯƠNG 48

Những Yếu Kém Của Chính Quyền Kháng Chiến Việt Nam

Vào thời điểm cuối năm 1946, ngoài việc phải đối phó với giặc ngoài, thù trong, giặc đói và giặc dốt như đã trình bày ở trên, chính quyền Kháng Chiến Việt Nam còn có nhiều yếu kém trầm trọng khác nữa. Thí dụ như:

Cơ cấu tổ chức chính quyền: Chính quyền mới được thành lập vào đầu tháng 9 năm 1945, tính ra mới được hơn một tuổi. Cơ cấu tổ chức chính quyền chưa được hoàn bị, nhân sự thiếu thốn và không được huấn luyện. Ở cấp trung ương cũng như các địa phương đều được tiến hành theo sáng kiến riêng để thích hợp với nhu cầu của tình thế và ứng phó với hoàn cảnh, chứ không có quy luật hay luật lệ hành chánh gì cả. Cả đến luật pháp cũng vậy.

Vấn đề ngoại giao và ngoại viện.- Khi chiến tranh bùng nổ, thế ngoại giao còn phôi thai chưa có mấy nước công nhận chính quyền Việt Nam. Ngay cả Liên Sô cũng chưa chính thức công nhận Việt Nam độc lập, chỉ ủng hộ một cách bán chính thức mà thôi. Trung Hoa thì ở trong tình trạng nội chiến chưa phân thắng bại giữa Quốc Quân dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch và Cộng Đảng dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông.

Phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch còn hùng cứ một phần lớn Hoa Bắc và toàn bộ Hoa Nam nằm sát nách với Việt Nam. Phe này có thái độ thù nghịch với chính quyền ta (như đã nói ở trên). Các cường quốc như Anh, Mỹ, Gia Nã Đại và các nước khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Bỉ, Ba Tư, Hồi Quốc, v.v.. đều ủng hộ Liên Minh Thánh Pháp Vatican.

Chính quyền Kháng Chiến chỉ được cảm tình của nhân dân các nước cựu thuộc địa của các đế quốc Âu Châu như Nam Dương, Ấn Độ, Miến Diện. Tất cả chính quyền Việt Nam phải tự lực cánh sinh, chứ không thể trông cậy vào một quốc gia nào giúp đỡ.

Thì hành chính sách du kích, lấy nông thô bao vât hành thị áp dujnh sách lược Thập  Lục Tự  chiến(Địch Tiến, ta lui, Địc Dừng (đóng quân), ta bám (quấy phá). Địch mệt ta đánh. Địch rút, ta truy). Lấy nông thôn bao vây thành thị, Nguyễn Mạnh Quang, sachhiem.net”

Sách Việt Nam 1945-1995 - Tập I của tác giả Lê Xuân Khoa ghi rõ như sau:

Tình hình chính trị Việt Nam vào thời điểm 1945-1946 cho thấy Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã giành được chính nghĩa chống Pháp và lôi cuốn được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng.” [6] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 - Tập I(Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr.205.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chính nghĩa chống Pháp đã được dồn hết sang phía chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.”[7] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr. 210.

Công bằng mà nói, thắng lợi này đạt được chính là nhờ sự điều động của Đảng Cộng Sản ở đằng sau Mặt Trận Việt Minh, với những ưu điểm về tổ chức và tinh thần kỷ luật, lý tưởng cách mạng, kỹ thuật chiến tranh, nghệ thuật tuyên truyền và nhất là sức mạnh lôi cuốn quần chúng của Hồ Chí Minh qua hình ảnh cúa một nhà cách mạng một lòng vì dân vì nước, đã tranh đấu gian nan ở hải ngoại trong suốt mấy chục năm. Chiến tranh chống Pháp là một cuộc chiến có chính nghĩa và Việt Minh đã giành được chính nghĩa đó.” [8] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr. 190.

Ngay cả sách Quân Sử 4 do Phòng 5 của Bộ Tổng Tham Mưu của miền Nam, vốn thù nghịch với Việt Minh cũng phải xác nhận rằng:

“Quân đội Việt Minh dưới chiêu bài quân đội giải phóng đã quy tụ hầu hết những người yêu nước nên đánh rẩt hăng.[9] Phòng 5 Bộ Tổng Tham Muu, Quân Sử 4: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Ðoạn Hình Thành 1946-1955 (Glendale, CA:: Đại Nam (in lại, không đề năm), tr .-104

Về tinh thần kỷ luật.- Quân đội Kháng Chiến Việt Nam của Mặt Trận Việt Minh đều được các nhà viết sử công nhận là một quân đội có kỷ luật nhất trong lịch sử quân đội trên thế giới. Người viết có thể khẳng định rằng cho đến này chưa có tài liệu hay cuốn sử nào có một lời lẽ lên án quân đội Kháng Chiến Việt Minh về một hành động nào để cho nhân dân phải phiền trách cả.

Sở dĩ quân đội Kháng Chiến Việt Minh có tinh thần kỷ luật cao như vậy là vi ngay từ khởi đầu khi thành lập quân đội, các nhà lãnh đạo Việt Minh đã giáo dục cho mọi người, quân cũng như dân đều biết rằng:

“Quân từ dân mà ra, do dân mà có, được dân nuôi dưỡng để phục vụ và chiến đấu cho tổ quốc và nhân dân. Tình quân dân như cá với nước. Không có nước thì cá sẽ không sống được, không có dân thì quân sẽ không có lý tưởng để phục vu và khồng còn lý do để tồn tại. Vì vậy mà quân đội ta được gọi là “Quân Đội Nhân Dân.” Do đó, khi chiến đấu thì hết lòng hăng say giết giặc; khi dưỡng quân và khi thao diễn ở nơi hậu cứ, quân ở với dân, nếu có thì giờ phải hết lòng giúp dân làm mọi công việc giống như người trong gia đình. Tuyệt đối không được lăng nhăng với phụ nữ, không được hà hiếp hay chiếm đoạt của nhân dân một vật gì, dù là cái kim hay sợi chỉ cũng không được tơ hào tới. Nếu vi phạm, sẽ bị nghiêm trị theo kỷ luật, bất kể là chức vụ hay thuộc thành phần nào.”

Những lời lẽ nặng tình nước vô cùng thiết thực trên đây được phổ biến sâu rộng qua những lớp học chính trị trong các đoàn thể trong Mặt Trận Việt Minh tại các làng thôn trong những năm 1945-1954, thiết tưởng rằng bất kỳ người nào có tham dự những lớp học này vẫn còn nhớ rõ mồn một là như vậy.

Vì có tinh thần kỷ luật sắt thép như trên, nhờ có chính nghĩa giải phóng dân tộc, và nhờ có tình thắm thiết giữa quân và dân như cá với nước, cho nên Mặt Trận Việt Minh được toàn dân vô cùng thương mến, nhiệt liệt ủng hộ và tích cực tham gia, ngoại trừ những tín đồ Ca-tô cuồng tín và những thành phần trong giai cấp quan lại thời “Trăm năm nô lệ giặc Tây”. Sự kiện này được ông Lê Xuân Khoa ghi nhận trong cuốn Việt Nam 1945-1995 với nguyên văn như sau:

Cuộc kháng chiến chống Pháp thành công do Việt Minh lãnh đạo đã chứng tỏ truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam quyết chống lại mọi sự đô hộ của ngoại bang để giành lại chủ quyền tự chủ. Trong suốt tám năm trời kháng chiến, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, luôn luôn nêu cao mục tiêu tranh đấu cho độc lập, tự do, và giải phóng dân tộc ra khỏi chế độ cai trị bóc lột tàn ác của đế quốc thực dân. Đó là chính nghĩa đã lôi cuốn được đông đảo nhân dân, quân đội và cán bộ hết lòng chiến đấu, chịu đựng bao gian khổ, hi sinh bao nhiêu của cải và xương máu cho công cuộc cứu nước.”[10] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr. 189.

Trong thực tế, trong những năm đầu kháng chiến, các gia đình có thân nhân tình nguyện đi bộ đội hay cán bộ thoát ly đều phải cung cấp tiền chi phí vặt và có khi còn phải cung cấp cả quần áo cho con em của họ đi làm lính cụ Hồ. Những người tình nguyện trong các đơn vị tự vệ, du kích, dân quân và các nhân viên hành chính và các đoàn thể trong Mặt Trận Việt Minh tại các địa phương đều luôn luôn là những người “ăn cơm nhà lo việc nước mà người Việt Nam ta thuờng nói là “ăn cơm nhà vác ngà voi.

Các nhà lãnh đạo và nhân viên trong phái đoàn Việt Nam là những nhà trí thức có thực tài, xuất thân từ một quốc gia đã từng bị chính cái thế lực của họ đô hộ cả gần một thế kỷ, đã dành cả cuộc đời để tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc, đã từng dấn thân, bôn ba, không biết bao nhiêu lần vào tù ra khám mà vẫn không sờn lòng nản chí, chùn chân, vẫn kiên trì bền lòng theo đuổi lý tưởng phục vụ dân tộc cho đến cùng, vẫn liều mình xông pha hòa mình với đại khối nhân dân bị trị, đã từng tiếp cận hay giao dịch với rất nhiều người có kinh nghiệm cách mạng để học hỏi và trau dổi khả năng tranh đấu cho đại cuộc. Họ thuôc lòng lời dạy của Tôn Tử “tri kỷ tri bỉ, bách chiến, bách thắng”. Châm ngôn của họ đưa ra là “Thắng không kiêu, bại không nản” và luôn luôn thực hành theo đúng lời dạy trong Nho giáo “Nhât tân, nhật tân, hựu nhật tân”. Đặc biệt hơn nữa, không bao giờ họ đánh giá quá cao về họ, và cũng không bao giờ khinh thường và đánh giá quá thấp đối phương. Nhờ vậy mà họ nhìn ra được bản chất của sự vật, của hoàn cảnh, của tình thế để họ biết cách ứng xử và biết được con đường của họ sẽ phải trải qua. Những câu nói đối đáp của Cụ Hồ Chí Minh khi nói chuyện với nhà báo Hoa Kỳ David Schoenbrun dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật này:

Vâng chúng tôi sẽ phải đi đến chiến tranh. Pháp đã ký hiệp định và phất cờ (chiến thắng). Nhưng đó chỉ là trò hề.”

Schoenbrun trả rằng một cuộc chiến tranh với Pháp sẽ vô hy vọng, Hồ Chí Minh nói:

“Không, không vô hy vọng đâu. Chiến tranh sẽ tàn khốc, mãnh liệt, nhưng chúng tôi sẽ có thể thắng. Bởi vì chúng tôi có một võ khí mạnh như súng đại bác tối tân, đó là lòng ái quốc. Còn về võ khí, sẽ kiếm ra nếu cần.”

“Vậy sẽ là chiến tranh du kích, quấy rối và hao mòn.”

“Sẽ là chiến tranh giữa cọp và voi. Nếu cọp đứng yên, thì voi sẽ đem nanh cứng ra mà húc chết cọp. Nhưng cọp không đứng yên. Nó trốn ở trong rừng ban ngày, ban đêm mới ra. Nó nhẩy chồm lên voi và cấu xé lưng voi ra từng mảnh rồi lại trốn vào rừng sâu. Và chầm chậm chầm chậm, voi sẽ chết vì bạc nhược và lưu huyết. Đó là cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ như vậy.”

Yves Gras phê bình: “Lời lẽ quá rõ ràng, cách nhìn quá sáng trong, không thể nào không phù hợp với một dự tính đã nghiền ngẫm từ lâu và đã nhất quyết hẳn hòi. Sự thật cái chiến tranh mà Hồ Chí Minh báo hiệu ấy, chính Việt Minh đang tiến hành ở Nam Kỳ từ một năm trước rồi.” Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002),tr 2114-2115.

Bổ túc ngày 12 tháng 3, 2018. Nhận xét của bạn nhox kid:

PHÁP thương lương vơi CP. TRÙNG KHÁNH (TÀU TƯƠNG GIỚI THẠCH) đưa 15.000 quân PHÁP ra phía Bắc Vĩ tuyến 16 thay cho 180.000 quân TÀU TƯỞNG xong mới gây áp lực với CP. VIÊT MINH. Cùng lúc đó CP.VIỆT MINH cũng thương lương với Tướng LƯ HÁN (Tàu TƯỞNG) và đươc LƯ HÁN giao cho nhiều Vũ khí (đươc CP.VM trã cho một số VÀNG BẠC đã quyên góp từ ngươi dân yêu nước ủng hộ để lây vũ khí của LƯ HÁN),. Ở miền Nam, trước khi giao nộp vũ khí cho QĐ.ANH tthì QĐ.NHẬT BẢN không những đã chuyên giao vũ khí cho các lực lương HÒA HẢO và CAO ĐAI là những lực lượng thân NHÂT thì QĐ. NHẬT BÃN cũng đã trao cho QĐ. VIỆT MINH dưới sự lãnh đạo của TRẦN VĂN GIÀU và PHẠM NGỌC THẠCH số vũ khi trang bị cho gân 1 Tiểu đoàn (Hồi đó gọi là Quân HAHÔHÊ ?).Cùng lúc lực lượng quân VN ở THÁI LAN cũng chuyễn vũ khi về Miên Nam. Nhờ số lượng vũ khí lớn ấy mà QĐ. VIỆT MINH đươc trang bị và Tướng NGUYỄN BÌNH (tức NGUYÊN PHƯƠNG THẢO) mơi được Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH.chỉ định đưa Quân tăng viện vào Nam Kháng chiến. Đó là lý do VIỆT MINH(CS) có lực lương mạnh, trong lúc các Đãng.phái Xôi Thịt như VNQDĐ, VNQPH, ĐVQDĐ...(Việt Quốc,, Việt Cách) chạy theo TÀU TƯỞNG số còn lại thì theoo VIỆT MINH và một số khác.thì lẩn trốn nằm im chờ thời. hoặc bị PHÁP băt cầm tù. Có lẽ do thiếu tư liệu và trã lời thận trọng theo phong cách khoa học hàn lâm của môt GS. Sữ học, hoăc quên khi trã lời trực tiếp nên GS. NG.M .QUANG. bỏ. sót các chi tiết quan trọng này chăng!

[SH - Xin chờ cập nhật thêm tài liệu chứng minh]

 

C. Câu hỏi của bạn Chung Nguyễn:

Chung Nguyen

Rất mong Kênh va GS Nguyễn Mạnh Quang làm một bài nói về cuộc đời của tgm Ngô Đình Thực , sau khi ông rời khỏi Việt Nam tháng 9 ,1963 .

Vai trò quan trọng của NDT rất lớn trong sử hình thành Đệ Nhất VNCH , coi như một Khái Quốc Công Thần !

Với nhiều quyền bình trong tay, cùng với vợ chồng Ngô Đình Như thà hồ vơ vét của cái Nhà Nguyễn, cùng tài nguyên VN, hỗ trợ việc buôn bán ma túy qua sự trợ giúp của bọn Cần Lao Nhận Vị, cùng bọn Mật Vụ của Trần Kim Tuyến... mang về cho Vatican một số tài sản khổng lồ ( 20 tỷ USD) !

Được biết NDT bi GH Paul 6 xem như 1 miếng giẻ, khi được chỉ định cai quản Giáo Xứ Bulla Regia / Tunisie , nhà thờ thời Trung Cổ , đã chỉ còn lại nền nhà đã đổ nát_ không thể cư trú ! Một chức vụ HỮU DANH VÔ THỰC ! Các người em bị sát hại , thân cô thế cô nơi đất khách , NGHÈO KHỔ, bệnh trầm cảm/Depression . Bị lôi kéo lợi dụng, bị Treo Chén và Tuyệt Thông/excommunicate ít nhất 2 lần! Sống rất cơ cực như một NÔ LỆ không hơn không kém , bị lấy cắp Visa Pháp, bị giam giữ trái phép , bị đầu độc từ nhiều phe nhóm khác nhau. Sau cùng được dân đạo gốc Quảng Bình (Tỷ phú Trần Đình Trường) bắt cóc mang về Giáo Xứ Mẹ Đồng Công Carthage, Missouri. Dù sức khỏe rất tốt, cái chết mờ ám Dec 13, 1984 chỉ sau 9 tháng , không có giấy khai tử gửi cho Tòa Đại Sứ Pháp. Đồng thời Visa quá hạn , mà chưa bao giờ được xin gia hạn ! Mộ phần cũng không biết nơi nào! Hàng năm , các công đồng giáo dân chỉ làm lễ truy điệu cho 2 ông Diệm Nhu , không bao giờ nhắc đến tên ông Thục! Âu cũng là luật NHÂN QUÁ mà thôi! Bài này nhằm cảnh tỉnh các tu sĩ tham lam chiếm cưỡng trái phép đất đai VN , dâng lên Vatican _ là tài sản KHÔNG BAO GIỜ LẤY LẠI. Bất tuân, sẽ bị đày ải như nô lệ, và bị giết mất xác

Nguồn:

GS Nguyễn Mạnh Quang: Phương Pháp Sử Là Thế Nào? - 2/2

Thật ra chúng tôi chỉ chú ý đến những hành động của Giám Mục Ngô Đình Thục từ khi ông đưa dẫn người em của ông ta sang Hoa Kỳ để chạy chọt để được làm Tổng Thống.  Và ông đã được kết quả mỹ mãn. Hồng y Spellman vào cuộc, ảnh hưởng chính quyền Hoa Kỳ để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.  Sau đó, chúng tôi cũng chú ý đến những khi ông Ngô Đình Thục lạm quyền trong thời gian ông Diệm còn tại chức.

Còn giai đoạn về sau, từ khi ông ra khỏi nước Việt Nam vào tháng 9 năm 1963, ông ta  không còn quyền hành gì để tác động gây hại cho nhân dân ta được nữa, cho nên chúng tôi xem như không quan trọng đối với lịch sử Việt Nam.

Tuy nhiên, trong lá thư của ông bạn Chung Nguyễn có nhiều điều rất lý thú. Dường như ông bạn biết rất nhiều về nhân vật Ngô Đình Thục, và có những câu nhận xét rất chí lý. Rất mong quy vị quan tâm có thời gian có thể viết một bài về đề tài này thì tốt biết mấy! Xin tóm tắt hai ý chính của bạn Chung Nguyên như sau.

1. -/ Đối với Đệ Nhất Cộng Hòa thì ông Ngô Đình Thục là người góp phần khai sinh ra chế độ nhà Ngô, và chính ông Ngô Đình Thục cũng là kẻ đào sâu chôn chặt chế độ này.

2. -/ Giai đoạn ở nước ngoài, ông Ngô Đình Thục bị Giáo Hội La Mã bạc đãi như thế nào cũng không bằng sự bạc đãi của chính các giáo dân đối với ông ta. Dù sao ông ta cũng là Tổng Giám Mục, thế mà hàng năm, các linh mục và các con chiên trung thành  với nhà Ngô lại bỏ quên ông ta, mà chỉ lo làm giỗ cho hai người em mà ông đã dày công tạo dựng công danh cho họ.

Từ nhận xét thứ hai này của bạn Chung Nguyễn, chúng ta thấy, giới linh mục và tập thể  con chiên người Việt làm giỗ cho ông Ngô Đình Diệm này chỉ là  là những bầy kên kên, chỉ biết ăn xác chết có mùi chính trị tanh tưởi mà thôi.

Nguyễn Mạnh Quang

________________________________________

Sau đây là phần nói chuyện (kỳ 11) đăng trên youtube.com

Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=iUCcHpXzdTI&t=40s

Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=FLSzTESFp0Q

Nguyễn Mạnh Quang