Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới

Đối Với Giáo Hội La Mã

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/NMQ_04.php

bản rời | toàn tập | 02 tháng 4, 2010

 

CHƯƠNG 5

QUYỀN LỰC LÀM CHO NỘI BỘ GIÁO HỘI LA MÃ XÂU XÉ LẪN NHAU VÀ PHÂN HÓA

Sau vụ tàn sát hơn 3 ngàn người Ki-tô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians), những người nắm quyền lãnh đạo cũng như các vị chức sắc khác trong Giáo Hội La Mã càng trở nên độc tài hơn trong phạm vi quyền hạn và lãnh thổ của họ, càng tác oai tác quái hơn, cung cách hành xử của họ càng trở nên ngang ngược, lố bịch, trịch thượng, cộc cằn, thô lỗ hơn, và họ càng trở nên hủ hóa, loạn luân, dâm lọan hơn. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ nơi Chương 12, 13, và 14 (Mục V, Phần II), trong sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net. Đã có một thời, họ còn đem cả gái điếm hạng sang vào sống công khai trong Tòa Thánh Vatican và biến nơi đây thành một ổ điếm. Sự kiện này được các sách sử ghi nhận rõ ràng. Sách Smokescreens viết:

Vào cuối Thời Hắc Ám” (Thời Trung Cổ), khi các giáo hoàng cai trị Âu Châu một cách hết sức tàn ngược, những tín đồ Ki-tô biết rõ về thánh kinh được Chúa nâng dậy và nói lớn cho họ biết rằng “Cái Cơ Chế Giáo Hội La Mã” chỉ là một ổ điếm Mặc Khải ghê tởm.” [53]

Cảnh hội đồng Nicaea thu nhỏ ở thế kỷ thứ 4, lên án giảng dạy của Arius

Trong cuốn Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam’s Sons, 1981), tác giả cựu giáo sĩ Malachi Martin dành hẳn một chương với tựa đề là “The Nymph Who Made Popes” gồm 10 trang (119-129) để nói về vấn đề này. Trong cuốn Babylon Mystery Religion (Riverside, CA: Ralph Woodrow Evangelistic Associastion, Inc., 1981), tác giả Ralph Woodrow cũng dành toàn bộ Chương 12 với tựa đề là “Papal Immorality” gồm 9 trang (91-99) để nói về tính cách siêu tội ác và siêu phi luân của các giáo hoàng.

Tình trạng sa đọa như trên cùng với lòng căm thù của nhân dân và lòng ganh ghét độ kị, tị hiềm trong bản chất của tất cả mọi thành phần trong đạo Ki-tô đã khiến cho Giáo Hội La Mã vỡ ra làm nhiều mảnh: Nơi thì toàn bộ các giáo phận của một vùng nổi lên chống lại Vatican và tuyên bố độc lập với Giáo Hội La Mã, thành lập một hệ phái Kitô khác, nơi thì các tu sĩ nổi lên chống lại Vatican để thành lập hệ phái Ki-tô khác, có những nơi các nhà lãnh đạo chính quyền tại các địa phương tự động phất cờ chống lại Giáo Hội La Mã, tuyên bố ly khai, cắt đứt mọi quan hệ với Tòa Thánh Vatican. Đồng thời, có rất nhiều tín đồ Ki-tô đã nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Tòa Thánh Vatican và giai cấp tu sĩ Ki-tô. Trong cuốn Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giáo Điểm, 2000), Giáo-sư Trần Chung Ngọc dành hẳn toàn bộ phần Phụ Lục với tựa đề là “Qua Các Thời Đại Nghĩ Gì Về Thần Và Khi Tô Giáo” gồm 20 trang (285-304), trong đó ông ghi lại những lời phê bình, chỉ trích và lên án nặng nề của các vĩ nhân và danh nhân thế giới nhắm vào Chúa Cha Jehovah, Chúa Con Jesus và vào tư cách của toàn bộ giới tu sĩ của Giáo Hội từ giáo hoàng cho đến các linh mục thuộc loại bạch đinh, tất cả đều là những hạng người ăn hại xã hội, đáng khinh bỉ và đáng ghê tởm.

Cái tâm lý ghê tởm này đã nẩy sinh ra những cụm tự như “Lũ quạ đen” (Les corbeaux noirs), “chiếc áo không làm nên thầy tu” (l’habit ne fait pas le moine), “Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ nhỏ, không tiền không lễ” (High money high Mass; low money, low Mass; no money, no Mass) và Đồng tiền nào thẩy ra, nếu bay lên trời là của Chúa, nếu rơi xuống đất là của Nhà Thờ”, v.v..Tất cả đều có mục đích nói lên lòng khinh bỉ và ghê tởm của họ đối với cái bản chất đạo đức giả của Giáo Hội La Mã và của những người mang sắc phục tu sĩ Ca-tô.

Họ không còn tin tưởng vào đạo Ki-tô nữa mà chỉ còn biết theo kẻ mạnh tại địa phương của họ. Tình trạng mất hết niềm tin đối với đạo Ki-tô và phân hóa này thực sự bắt đầu bùng lên thành hành động cụ thể vào giữa thế kỷ 11. Cho đến khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789, thì gần như toàn thể nhân dân Âu Châu và nhân dân thế giới cùng cương quyết phải tiêu diệt quyền lực của Nhà Thờ Vatican để đòi lại quyền sống cho người dân và đòi lại tất cả những tài nguyên, tài sản, của cải mà Giáo Hội La Mã hay Vatican đã cướp đoạt của quốc gia hay đất nước của họ. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ và khá rõ ràng trong nhiều chương sách trong Phần VII sách Lịch Sử Hồ Sơ và Tội Ác của Giáo Hội La Mã và trong các Chương 15, 16, 17, 18, 19 và 20 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Các chương sách này sẽ được đưa lên sachhiem.net trong tháng 4 và tháng 5 năm 2010 này.

Dưới đây là một số những niên kỷ đạo Ki-tô Do Thái biến thể thành đạo Ki-tô La Mã, rồi đạo Ki-tô La Mã lại vỡ ra thành từng mảnh và biến thành những hệ phái Ki-tô mới:

1.- Giáo Hội Kitô Do Thái (Jewish Christianity) biến thể thành đạo Kitô La Mã (Roman Christianity): Đạo Ki-tô được cho ra đời vào những năm gần cuối thế kỷ 1. Năm 314, khi Giáo Chủ Miltiades (311-314) qua đời vào ngày 10/1/314, tân Giáo Chủ Sylvester I (314-335) được Hoàng Đế Constanthine (228-3317) tấn phong, bị miếng mồi quyền lực lôi cuốn, đem giáo hội này thống thuộc vào chính quyền của Đế Quốc La Mã. Năm 340 chính quyền đế quốc La Mã sử dụng danh xưng mới là Giáo Hội Ki-tô La Mã The Roman Christian Churh) thay thế cho danh xưng cũ là Giáo Hội Ki-tô Do Thái (The Jewish Christian Church). Năm 383, lchính quyền La Mã lại sử thêm một danh xưng mới nữa là Giáo Hội La Mã Toàn Cầu (The Roman Catholic Church). Rồi tới năm 395 [thời Hoàng Đế Theodosius (379-395)], chính quyền Đế Quốc La Mã lại đưa tôn giáo này lên hàng quốc giáo và dành cho rất nhiều đặc quyền đặc lợi về kinh tế, xã hội và chính trị. Vấn đề này đã được trình bày tõ ràng ở ngay phần đầu Chương 3 ở trên.

Kể từ đó, Giáo Hội cương quyết theo đuổi chính sách dùng bạo lực (dựa vào quyền lực của nhà nước) để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo, hoặc là lợi dụng khi có một người thuộc một tôn giáo khác muốn thành hôn với tín đồ của giáo hội, hoặc là khi làm ơn cho một người nào một việc gì, thì tìm đủ mọi mánh mung để lôi cuốn người đó vào đạo không cần biết đến sự bất mãn, lòng khinh bỉ và căm ghét của nạn nhân và thân nhân của họ. Cũng từ đây người Do Thái bị giáo hội thù ghét và trở thành nạn nhân khốn khổ của giáo hội. Thù ghét đến độ Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) đã từng miệt thị gọi dân tộc Do Thái là “lũ chó”. Lời nói thiếu giáo dục này được sách sử ghi lại và thường được báo chí nhắc lại. Chẳng hạn như trong bài báo có tựa đề là “Jewish family protest Pius’ beutification – Their Ancestor was abducted, raised Catholic by 19th century pope” đăng trong tờ nhật báo The News Tribune (Tacoma, Washington) ngày 3 tháng 9 năm 2000 trong đó có một câu với nguyên văn như sau:

Other speakers read from passages of Pius’ writing, including one in which he allegedly wrote that Jews were not citizens, but “dogs” Tạm dịch: “Những phát ngôn viên khác đọc bản văn do Giáo Hoàng Pius IX viết trong đó có một câu ông ta viết rằng “dân (người) Do Thái không phải là công dân mà là “lũ chó”.[54]

Nói theo ngôn ngữ của các dân tộc văn minh hay có văn hiến, dân tộc Do Thái đã sản xuất hay sinh đẻ ra Đức Bà Maria và ông thợ mộc Jesus. Giáo Hoàng Pius IX (1846-1848) nói rằng dân (người) Do Thái là “lũ chó”, chẳng hóa ra chính ông đã nói rằng cả Đức Bà Maria và Chúa Jesus là “chó” cả hay sao?

Chính sách cưỡng bách người vào đạo một cách ngược ngạo và dã man của giáo hội hoàn toàn trái ngược với lời dạy “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” của nền đạo lý cổ truyền của các dân tộc Đông Phương và cũng hoàn toàn trái ngược với hiến pháp và luật pháp của các nước theo chế độ dân chủ (thực sự), (chứ không phải theo kiểu dân chủ giả hiệu như chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.)

2.- Giáo Hội Đông Phương (Giáo Hội Hy Lạp) chính thức ly khai: Vào năm 1054, Giáo Hội Đông Phương chính thức ly khai, tách rời khỏi Giáo Hội La Mã và trở thành Giáo Hội Chính Thống (The Orthodox Church). Vấn đề này được Linh-mục Bùi Đức Sinh ghi lại như sau:

Cũng nên biết sự đổ vỡ bất ngờ xẩy ra vào chính lúc Đông Tây đang tìm cách sích lại gần nhau, chính lúc Đức Thánh Cha Leô IX (1049-1054) và Hoàng Đế Constantin IX (1042-55) đang tiến tới một cuộc hòa giải, có tướng Argyros (+ 1058) làm trung gian. Thượng Phụ Giáo Chủ Cerular bây giờ không những có óc kỳ thị Giáo Hội La tinh (Giáo Hội La Mã), nhưng còn có mối hận thù Argyros; ông quyết phá công việc hòa giải này của Constantin IX, người đã sai Argyros đi…

Chính thời gian này, Argyros đụng độ với Cerular. Khi vị giáo chủ mở chiến dịch đả kích các lễ nghi và phong tục La-tinh, nhất là về việc Tây Phương dùng bánh không men để truyền phép. Theo ông, bánh không dậy men là “bánh chết” cũng như xác không hồn; rồi ông kết luận Bí Tích Thánh Thể bên La-tinh là sai lầm và giả dối, hàng tỉ Thánh Lễ từ bao nhiêu thế kỷ do các linh mục Tây Phương đều vô giá trị. Cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi giữa Argyros và Cerular khiến Argyros trở thành kẻ thù của vị giáo chủ, đến độ Argyros nhiều lần bị từ chối cho Rước Lễ; và trong một cuộc cãi lộn quá nóng nầy, các hình Bánh (Thánh) bị giầy đạp dưới chân.

Trong khi đó, Hoàng Đế Constantin vẫn tín nhiêm Argyros, năm 1051 ông được phong làm quận công và cử sang miền Nam Ý giữ chức toàn quyền, đồng thời xúc tiến việc hòa giải giữa Đông và Tây. Cuối năm 1053, Giáo chủ Cerular trở lại chiến dịch đả kích Giáo Hội La Mã, lên án nghi lễ La-tinh, đóng cửa các thánh đường La-tinh ờ Constantinopoli. Constantin, có lẽ đã nghe theo Argyros, bắt ép Cerular viết cho Đức Thánh Cha Leô IX một bức thư hòa giải, làm nền tảng cho cuộc bang giao giữa La Mã và Constantinopoli. Cerular viết, ông được Đức Thánh Cha trả lời và rất hoan nghênh thiện chí. Nhưng vì Cerular vẫn căm thù Argyros nên không bỏ ý định cuộc hòa giải này bằng cách đi tới ly khai thực sự.

Thêm vào đó, sự lỗi lầm và thiếu khôn ngoan của La Mã. Tháng 3 năm 1054, Đức Hồng Y Humbert, một nhà thần học và là người thân tín của Đức (Giáo Hoàng) Leo IX (1049-1054), dẫn đầu Sứ-đoàn Tòa Thánh sang Constantinopli. Trong bốn tháng lưu lại kinh đô, Sứ-đoàn mất nhiều thì giờ vào các cuộc tranh luận, chỉ trích luật hôn nhân và ít nhiều điểm khác của Giáo Hội Hy Lạp: "Vậy thì chỉ có các ông là thánh thiện hơn mọi người sao?". Sứ-đoàn làm bộ chỉ biết có Hoàng Đế, dùng những danh từ chua cay nhất mỗi khi nói đến Thượng Phụ Giáo Chủ (của Giáo Hội Đông Phương), trong khi vị này phủ nhận quyền của Sứ-đoàn. Giữa lúc đó, Đức Thánh Cha Leo IX qua đời vào ngày 19 tháng 4. Sứ-đoàn tiếp tục công việc và kết thúc bằng một hành động bất ngờ: hôm ấy là ngày thứ bẩy 16-7-1054, chính lúc một Thánh Lễ bắt đầu cử hành tại Thánh Đường Đấng Khôn Ngoan, Sứ-đoàn đặt trên bàn thờ một bản án đã viết sẵn phạt vạ tuyệt thông Giáo Chủ Micae Cerular (của Giáo Hội Đông Phuơng), phủi bụi giầy và đi khỏi."

Với thái độ quá thẳng thắn này, Sứ Đoàn Trưởng sẽ gây cho giáo dân Hy Lạp một cảm kích xấu xa. Nhưng Hambert đã quên rằng không nên đối xử với vị thượng phụ của một giáo hội lớn như vậy, cho dầu vị này có lỗi đi nữa. Sứ Đoàn không ngờ sự thiếu khôn ngoan đó sẽ làm cho người Byzantin bực tức và giận bỏ luôn. Từ đây Cerular tha hồ khai thác sự giận dữ của giáo dân và giáo sĩ, làm tiêu tan mọi cố gắng của Hoàng Đế Constantin IX trong công cuộc hòa giải, sau cùng ông lôi cuốn được một số giáo sĩ khác. Đó là hậu quả của một hành động cộc cằn của người Đức do Đức (Giáo Hoàng) Leô IX cử đi! Người ta có thể phàn nàn Đức Thánh Cha đã không dùng một người Ý, tức người “la Mã” chính cống thường mềm giẻo và khéo léo hơn, và như vậy chắc chắn đã không phạm một lỗi lầm như thế, để tạo cho Micae Cerular có cơ hội đứng lên trả thù cho Giáo Hội Đông Phương.

Đàng khác, ta cũng biết rằng, cho dù La Mã có lầm lỗi đi nữa, vạ tuyệt thông của Humbert chỉ nhằm vào cá nhân Micae Cerular mà thôi. Đông Phương, vì bị những chủ chăn xấu làm lạc hướng, nên đã tự ý ly khai khỏi La Mã, chứ không bao giờ La Mã lên án Giáo Hội Đông Phương.” [55]

Như đã nói ở trên, bản chất của các ông tu sĩ cũng như con chiên người Việt là “La Mã hơn cả La Mã” và nặng tinh thần bốc thơm giáo triều Vatican quá mức, quá mức đến độ “có những linh mục nói rằngTòa Thánh rắm cũng khen thơm”. Vì cái bản chất không được lành mạnh và mất hết liêm sỉ như vậy, cho nên khi nhận xét về vấn đề đổ vỡ giữa Giáo Hội Hy Lạp (Giáo Hội Đông Phương) và Giáo Hội La Mã, Linh-mục Bùi Đức Sinh đã mất hẳn cái đức tinh vô tư cần phải có của người viết sử. Vì thế mà những lời nhận xét của ông đều có thâm ý vừa đổ lỗi lầm cho Giáo Chủ Micae Cerular của Giáo Hội Hy Lạp là ngoan cố, là có lòng căm thù ông Argyros (người được đề cử làm trung gian), vừa cho rằng “cá nhân Sứ Đoàn Trưởng Hambert của Giáo Hội La Mã (người Đức) “cộc cằn”, “thiếu khôn ngoan” để ông chạy tội cho giáo hội và bênh vực cho người La Mã bằng câu nói có đại ý là:

“NẾU Giáo Hoàng Léo IX (1049-1054) dùng] một người Ý, tức người La Mã chính cống thường mềm giẻo và khéo léo hơn và như vậy chắc chắn đã không phạm một lỗi lầm như thế, để tạo cho Micae Cerular có cơ hội đứng lên trả thù cho Giáo Hội Đông Phương.”

Lời nhận xét này của Linh-mục Bùi Đức Sinh đã phản ảnh đúng theo tinh thần câu nói “Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm” như đã trích dẫn ở trên.

3.- Các hệ phái Tin Lành hình thành: Vì bất mãn với cuộc sống đồi bại cùng với tình trạng tham nhũng cũng như những hành động bất chính bất minh của Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) và giáo triều Vatican, ngày 31/10/1517, Linh-mục Martin Luther (1483-1546) viết bản cáo trạng gọi là “Ninety Five Thesis” (95 đề tài về ân xá), dán tại cửa chính của nhà thờ Wittenberg ở Đức để cho mọi cùng biết rõ tội ác của giới lãnh đạo cao cấp trong Giáo Hội La Mã tại Tòa Thánh Vatican. Trong bản cáo trạng này, ông đặt ra vấn đề:

Tại sao giáo hoàng có tài sản còn lớn hơn cả tài sản nhà giầu có nhất Crassus lại không dùng tiền bạc của riêng ông để xây Nhà Thờ St. Peter mà lại dùng tiền của tín đồ nghèo khổ?”  [56]

Việc làm này làm cho Giáo Hoàng Leo X vô cùng tức giận. Ông liền ra lệnh cho nhà cầm quyền địa phương tại đây tìm cách túm cổ Linh-mục Luther giải giao cho giáo hội để Tòa Án Dị Giáo xử lý. Nhưng vì thấy rằng có rất đông tín đồ biểu tình ủng hộ Linh-mục Luther, nhà cầm quyền địa phương nhìn thấy rõ rằng tình thế đã thay đổi. Họ đưa vấn đề này cho Quốc Hội Đức thảo luận và quyết định. Cuộc thào luận kéo dài cả mấy năm trời. Cuối cùng, ngày 25/5/1521, Hoàng Đế của nước Đức là Charles V (1519-1556) làm áp lực với quốc hội phải ban hành quyết định đặt Linh-mục Luther ra ngoài vòng pháp luật, cấm không cho phổ biến những tác phẩm của ông và ra lệnh bắt ông để trừng phạt về tội “tà giáo”. Cũng may cho ông, dân Đức lại hết lòng ủng hộ ông, che chở và bảo vệ ông. Nhờ vậy mà chính quyền làm tay sai cho giáo hội tại Đức phải suy nghĩ lại, rồi quay ra cưỡng lệnh Vatican, bảo vệ ông và chống lại giáo hội. Phong trào chống giáo hội bùng nổ ở Đức kể từ thời điểm này. Phòng trào này được gọi là Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo và còn được gọi là Phong Trào Tin Lành.

Những ngày sau đó hệ phái Tin Lành Luther được hình thành và phát triển ở Đức rồi lan truyền sang nhiều nước Trung Âu, Bắc Âu và Tây Âu.

Phong trào Tin Lành Luther làm cho nhân dân Âu Châu vô cùng hân hoan và phấn khởi, đặc biệt là các nhà trí thức Ki-tô vốn bất mãn, khinh bỉ và ghê tởm những việc làm tội ác của của Giáo Hội La Mã. Kể từ đây, họ lại càng tích cực họat động chống Vatican mạnh hơn. Vì thế mà hơn 10 năm sau, nhà thần học John Calvin (1509-1564) người Pháp, sống ở Thụy Sĩ, cũng chống lại Giáo Hội La Mã bằng một học thuyết Ki-tô mới, theo đó thì hầu hết tín lý do chính Giáo Hội La Mã bịa đặt ra (từ ngày 20/5/235 – Hội Nghị Nicaea trở về sau) bị lược bỏ và quyền lực của giáo triều Vatican bị phủ nhận hoàn toàn. Học thuyết này được nhiều người Âu Châu tin theo, đặc biệt nhất là ở Pháp. Những người tin theo học thuyết này tụ lại với nhau thành một hệ phái Tin Lành mới gọi là Tin Lành Calvin. Rồi sau đó, lại nẩy sinh ra rất nhiều hệ phái Tin Lành khác.

Như vậy là tình tình Âu Châu đã thay đổi rất nhiều và Giáo Hội La Mã không còn có thể tác oai tác quái trên toàn thế lãnh thổ của Đế Quốc La Mã của ngày xưa nữa. Nhờ thế mà các nhà trí thức trong Thời Lý Trí và Khoa Học (1500-1789) mới có đất dung thân, không còn sợ bị chính quyền tay sai của giáo hội truy lùng, túm cổ rồi đưa ra Tòa Án Dị Giáo xử lý và thiêu chết như các trường hợp ông John Huss (1373-1415), bà Jeanne d’ Arc (1412-1431), ông Savonarola (1452-1498), ông Bruno Giordano (1548), hay bị lãnh án tù chung thân như nhà thiên văn học Galileo Galilei (1564-1642) và hàng trăm triệu nạn nhân khác. Cũng vì thế mà dù cho Vatican có thù ghét văn hào Voltaire đến tận xương tận tủy (vì ông tuyên bố rằng đạo Ki-tô là ”cái tôn giáo ác ôn”) cũng vẫn không làm gì được ông. Nhờ vậy mà ở các vùng ngoài vòng kiểm soát của giáo hộ, khoa học được phát triển, các tư tương học thuật được nở rộ, các nhà trí thức như John Lock (1632-1704), Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), v.v… mới có thể mạnh bạo viết lên những tư tương mới nói về quyền sống con người ở trong cõi nhân gian này, và các học thuyết mới về chính trị, xã hội, văn chương và khoa học mới được tự do phổ biến, không còn bị giáo hội ngăn cấm nữa. Tuy nhiên, ở các vùng nằm dưới quyền thống trị của giáo hội, những phát minh khoa học, tư tưởng học thuật, sách sử vẫn bị giáo hội kìm kẹp và kiểm sóat chặt chẽ, các nhà khoa học và các tư tương gia có những phát kiến mới nếu không được sự phê chuẩn của Giáo Hội thì vẫn không được phép phổ biến; nếu bất tuân, thì sẽ bị truy lùng, túm cổ trao cho Tòa Án Dị Giáo của giáo hội xử lý. Bằng chứng là trường hợp nhà khoa học Galileo Galilei (1564-1642) mà tất cả mọi người chúng ta đều biết. Một bằng chứng khác nữa là lời tuyên bố của Giáo Hòang Gregory XVI (1831-1846) được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận như sau:

Đức Giáo Hoàng Gregory XVI đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…[57]

Lời tuyên bố trên đây của Giáo Hoàng Gregory rất là chính xác. Đối với Giáo Hội La Mã, tự do báo chí quả thật là “thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất” bản chất của Giáo Hội La Mã là một chế độ chính trị quân chủ tăng lữ độc tài toàn trị (Monarchial sacerdotal regime). Từ ngàn xưa tất cả các chế độ độc tài đều thù ghét tự do báo chí. Giáo Hội La Mã là môt thực thể chính trị đội lốt tôn giáo có bản chất siêu độc tài và siêu phong kiến thì làm sao lại không coi “tự do báo chí là thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất” được?

Tình trạng này vẫn còn kéo dài cho đến cuối thế kỷ 20. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy sự thật về tính cách chuyên chế này của giáo hội:

Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.…”[58]

4.- Anh Giáo (Anglicanism) ra đời ở Anh quốc và ly khai, tách rời khỏi Giáo Hội La Mã: Vào năm 1531, vì tham lam can thiệp vào việc nội trị của Anh quốc và can thiệp cả vào nếp sống sinh hoạt riêng tư của Anh Hoàng Henry VIII (1509-1547), cho nên vua Anh tuyên bố ly khai tách rời khỏi Vatican, ra lệnh tịch thu tòan bộ tài sản của giáo hội tại Anh Quốc và thành lập Anh Giáo. Cuộc chiến chống lại Vatican giằng co kéo dài đến năm 1673, Quốc Hội mới ban hành một đạo luật gọi là “Test Act” (Luật Thử Nghiệm). Theo đạo luật này, “Tất cả các viên chức chính quyền và sĩ quan quân đội đều phải tuyên thệ rằng (1) phải từ bỏ tín điều hóa thể (transubstantiatiion) [bánh thánh là mình hay thân xác Chúa và rượu lễ là máu Chúa], (2) phải lên án và tố cáo một số tín điều bị coi như là mê tín và sùng bái các tượng thần, và (3) chỉ được rước lễ theo nghi thức của Giáo Hội Anh thôi.” Nguyên văn: “Growing fears of Catholic influence at court led the English Parliament to introduce a new Test Act in 1673. Under this Act, all civil and military officials were required to take an oath (in which they were required not only to disavow the doctrine of transubstantiatiion, but also denounce certain practices of the Catholic Church as "superstitious and idolatrous") and to receive the Eucharist under the auspices of the Church of England.” [59]

Thấy rằng một số con chiên cuồng tín, nhất là những người có thế lực, vẫn còn cấu kết với Vatican, năm 1691, Quốc Hội Anh quyết định ban một biện pháp mạnh để “diệt tận gốc, trốc tận rễ” cái hiểm họa Vatican bằng việc ban hành “đạo luật ổn định” theo đó thì người Anh là tín đồ của Giáo Hội La Mã không được lên cầm quyền ở Anh quốc. Dưới đây là đoạn văn quan trọng của đạo luật này:

Không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.”  [60]

Kể từ đây, nước Anh thực sự (1) theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền cai trị đất nước được trao cho vị thủ tướng do Quốc Hội tuyển chọn, và (2) không có một người Anh nào là tín đồ Ca-tô được đưa lên ngai vàng. Cũng từ đó, ảnh hưởng Giáo Hội La Mã bị coi như là bị tiêu diệt hoàn toàn ở Anh quốc, mặc dầu quốc gia này là một nước dân chủ tự do và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người dân. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 15, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước. Chương sách này sẽ được đưa lên sáchhiem.net vào cuối tháng 5/2010.

5.- Nước Pháp cũng thành lập Pháp Giáo (Gallicanism): Ngay sau khi Anh Hoàng thành lập Anh Giáo, nước Pháp cũng theo gương nước Anh, thành lập Pháp Giáo. Thực ra, tư tưởng Pháp Giáo đã được hình thành từ bản văn mà sách sử ghi nhận là “the famous Declaration of the Clergy of France of 1682” trong thời Vua Louis XIV (1643-1715), nhưng vẫn bị phe bảo thủ thân giáo hội lấn lướt, khống chế cho tới khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789. Chính quyền Cách Mạng đã phải sử dụng những biện pháp mạnh để bứng hết gốc rễ của Vatican bám sâu vào nước Pháp. Bản văn sử dưới đấy cho chúng thấy rõ sự kiện này:

"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon i) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động" "hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hùng của dân tộc La Mã) và dân Scipios. Ý muốn của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phóng nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi."

Quân Pháp tiến vào chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ tru quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hòang Pius VI than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi! Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...."  [61]

Nhưng vì các thế lực phản động và phong kiến tại lục địa Âu Châu như ở Phổ (Đức), ở Áo và ở Nga còn quá mạnh. Vatican không bỏ lỡ tình trạng này, liền tìm cách cấu kết với các thế lực phản động đang cầm quyền của các quốc gia trên đây cùng với thế lực phản động phong kiến và bọn con chiên cuồng tín Pháp, thành lập liên minh thánh (holy alliance) đem quân tiến vào lãnh thổ Pháp để tiêu diệt chính quyền Cách Mạng Pháp. Chính quyền Pháp Cách Mạng và nhân dân Pháp rơi vào tình trạng ”tứ bề thọ địch” và “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Vì thế quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Hoàng Đế Napoleon I bị thảm bại tại trận đánh Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Chính ông bị bắt và bị đưa đì đày vĩnh viễn ở đảo Saint Helens. Louis XVIII (1814-1824) và sau đó Charles X (1824-1830) được liên minh thánh của Vatican đưa lên cầm quyền làm tay sai cho Giáo Hội La Mã, mở ra một thời kỳ trả thù những người chủ động và những người đã ủng hộ hay theo chính quyền Cách Mạng trong những năm 1789-1815 một cách cực kỳ man rợ. Các nhà sử học gọi những năm này là Thời Kỳ Khủng Bố Trắng (The White Teror). Chi tiết về vấn đền này đã được trình bày trong Chương 16, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam và sẽ được đưa lên sáchhiem.net trong tháng 5/2010 tới đây.

Tuy rằng chính quyền Cách Mạng Pháp bị quân Liên Minh Thánh đánh bại, nhưng Vatican và các thế lực phản động phong kiến Âu Châu vẫn không thể nào dập tắt được ngọn lửa căm thù của nhân dân Pháp đối với Giáo Hội La Mã. Thất bại là mẹ thành cộng. Về phương diện quân sự và chính trị, phong trào cách mạng của nhân dân Pháp coi như là thất bại, nhưng đây chỉ là thất bại tạm thời. Chuyện đời, Tái Ông thất mã. Chính cái thất bại này đã trở thành động lực khiến cho tinh thần Cách Mạng Pháp 1789 và lòng căm thù của nhân dân Pháp nói riêng và của nhân dân Âu Châu nói chung, càng nung nấu, càng mãnh liệt, và càng dâng cao ngun ngút lên đến tận trời xanh. Lời tuyên bố dưới đây của nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) vẫn còn văng vẳng bên tai của người dân Âu Châu:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.".  [62]

Cũng vì thế mà nhân khi quân đội Pháp bị thảm bại trước sức mạnh của quân đội Phổ (Đức) tại Sedan vào đầu tháng 9 năm 1870, nhân dân Pháp vùng lên đạp đổ chính quyền phong kiến phản động của, tay sai của Vatican, vào năm 1870, rồi sau đó họ cương quyết dứt khóat từ bỏ chế độ quân chủ dưới bất cứ hình thức nào, quyết tâm tái ban hành những biện pháp mạnh đối với Giáo Hội La Mã, trong đó có cả điều khoản (1) quản lý các nhà thờ của giáo hội, và (2) cương quyết đưa điều khoản tách rời giáo quyền ra khỏi thế quyền vào Hiến Pháp, điều khỏan này được Quốc Hội Pháp thông qua vào năm 1905. Kể từ đó, quyền lực của Vatican bị khai tử hoàn toàn trên lãnh thổ Pháp, và tín đồ của Vatican ở khắp lục địa Âu Châu cũng như ở Bắc Mỹ càng ngày càng nhìn thấy một mặt thật vô cùng ghê tởm của Giáo Hội La Mã khiến cho họ không còn thiết tha gì với nhà thờ nữa và tìm ra được rất nhiều lý do vững chắc để dứt khóat từ bỏ cái ”giáo hội khốn nạn” này. Theo học giả Chaz Bufe thì có tới 20 lý do khiến cho các tín đò Ca-tô Âu Mỹ bỏ đạo. Dưới đây là những lý do này:

1.- Ki-tô Giáo đặt nền tảng trên sự sợ hãi.

2.- Ki-tô Giáo kiếm mồi trên kẻ ngây thơ.

3.- Ki-tô Giáo đặt nền tảng trên sự bất lương.

4.- Ki-tô Giáo vô cùng vị kỷ.

5.- Ki-tô Giáo nuôi dưỡng sự kiêu căng, một trạng thái tâm lý của dân được Chúa chọn.

6.- Ki-tô Giáo nuôi dưỡng chủ nghĩa độc tài.

7.- Ki-tô Giáo thật là độc ác.

8.- Ki-tô Giáo chống tri thức, chống khoa học.

9.- Ki-tô Giáo có một mối bận tâm không lành mạnh, bệnh hoạn về tình dục.

10.- Ki-tô Giáo tạn nên sự khổ sở về tình dục.

11.- Ki-tô Giáo có một quan điểm hết sức hẹp hòi, luật lệ về đạo đức

12.- Ki-tô Giáo khuyến khích chấp nhận những sự ác thật sự trong khi chú trọng về những sự ác tưởng tượng.

13.- Ki-tô Giáo đánh giá thấp thế giới thiên nhiên.

14.- Ki-tô Giáo là tổ chức dập theo khuôn hệ thống cấp bậc, độc tài.

15.- Ki-tô Giáo chuẩn nhận chế độ nô lệ.

16.- Ki-tô Giáo kỳ thị phái nữ.

17.- Ki-tô Giáo sợ đồng giống luyến ái.

18.- Cuốn Thánh Kinh không phải là một hướng dẫn đáng tin cậy về giáo lý của Giê-su.

19.- Cuốn Thánh Kinh có đầy những mâu thuẫn.

20.- Ki-tô Giáo mượn những huyền thoại và lễ tiết chính của mình từ các tôn giáo cổ xưa.[63]

Hiện nay, con số tín đồ đi dự lễ nhà thờ hàng tuần chỉ còn độ khoảng 2%. Bản văn dưới đây là bằng chứng:

Tuy nhiên sự quan tâm về tình trạng suy sụp tâm linh ở Anh chẳng có nghĩa lý gì khi so sánh với Pháp. Theo nhà truyền giáo (Tin Lành) Mỹ David Barnes, mặc dù Pháp có một nền văn hóa phong phú, dân Pháp cũng “không biết đến Thượng đế như là những thổ dân thiếu văn minh ở trong những lục địa tối tăm nhất trên thế giới.” Trong số 54 triệu dân, chỉ có 0.22% theo Tin Lành. Tuy rằng 94% dân chúng được rửa tội theo Ca-Tô giáo, chỉ có 2% là thường đi lễ nhà nhờ ngày chủ nhật. Dù rằng Pháp chịu ảnh huỏng rất lớn của Ca-Tô giáo, Hội Truyền Giáo Đến Các Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm tuyên bố Pháp là miền đất phải được truyền giáo.” Nguyên văn: “But concerns over Britain’s spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richness of their culture, the French “are as ignorant of the things of God as the uncivilised natives of one of the world’s darkest continents”. A mere 0.22% of France’s 54 million population are evangelical Protestants. Although 94% are baptised Catholics, a mere 2% regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelised Fields Mission (UFM) have declared France a mission field.)”[64]

Vấn đề Pháp Giáo đã được trình bày đầy đủ trong Chương 16, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam và sẽ được đưa lên sáchhiem.net trong tháng 4/2010.

Không phải chỉ có nhân dân Pháp và nhân dân Âu Châu mới thù ghét Vatican và bỏ đạo, không thèm đoái hoài đến nhà thờ nữa, mà là tòan thể nhân dân thế giới, bất kỳ ở nơi đâu có nhà thờ Vatican, có giám mục và linh mục là ở đó người ta thù ghét, chống lại giáo hội, cương quyết khử diệt quyền lực của Vatican, đòi lại quyền sống, chiếm lại đất đai và tài sản đã bị giáo hội ăn cướp trước kia để trả lại cho nhân dân và đất nước. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

“Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v. Trọng tội của Giáo Hội không phải là nguồn phúc lộc bình an dưới thế! Ngược lại, và riêng Việt Nam, Giáo Hội chống phá đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hiến dân tộc Đại Việt, gọi tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần Ma quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt Nam là dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là dân ngoại đạo theo tà thần, tạo dựng thành kiến kỳ thị rất sâu đậm và thô bạo.. Đức Hồng Y Hà Nội Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài tham luận đọc tại Roma vào năm 1998, có Đức Giáo Hoàng đương kim (John Paul II) ngồi dự thính.” [65]

Vấn đề nhân dân thế giới vung lên chống lại Giáo Hội La Mã đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong nhiều chương sách (Phần VII), sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã và trong các Chương 14, 15, 16, 17, 18 19 và 20 sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Các chương sách này sẽ được đưa lên sachhiem.net trong tháng 4 và tháng 5 năm 2010 tới đây.

Chính vì thế mà Giáo Hoàng Bebedict XVI mới than phiền rằng:

“Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Thiên Chúa, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.” Nguyên văn: “ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.”[66]

CHƯƠNG 6

SỰ GIỐNG NHAU GIỮA ĐẠO KITÔ LA MÃ

VÀ CHUỴỆN HÀ BÁ CƯỚI VỢ

Tìm hiểu sâu rộng toàn bộ đạo Kitô La Mã và câu chuyện Hà Bá Cưới Vợ ở đất Nghiệp Đô, chúng ta thấy có những điểm quan trọng rất giống nhau. Xin gọi A là câu chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá và B là đạo Kitô La Mã, người viết xin nêu lên những nét quan trọng giống nhau dưới đây giữa hai tổ chức “mượn danh thần thánh” làm những điều đại gian đại ác để thủ lợi mà không cần biết đến phúc lợi của người dân.

1.- Giống nhau về đối tượng thờ phượng: Đều dùng ác thần đầy những ác tính gian tham và dã man.

a. Chuyện Hà Bá Cưới Vợ: Bọn đồng cốt và thày cúng dùng tên ác thần là thần hà bá ở khúc sông Chương Hà được chọn làm đối tượng thờ phượng: có đặc tính gian tham và háo sắc: Đòi hỏi người dân trong vùng mỗi năm phải cưới cho ông ta một cô vợ trẻ đẹp và phải tổ chức lễ cưới linh đình.

b.- Giáo Hội La Mã: Giáo Hội La Mã dùng hai bố con ác thần Chúa Cha Jehovah và Chúa Con Jesus. Những đặc tính gian tham tàn ngược của hai bố con tên ác thần này được ghi lại rất rõ ràng trong Cựu Ước như các sách Deuteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20), cũng như trong Tân Ước như Matthew (8:22, 10: 14-15, 33-37, 12: 48, 16: 23, 17: 17, 23:33), và John(2;4) …

2.- Giống nhau về mục đích thờ phượng và dâng cúng lễ vật: Đều cùng có mục đích (nói là) để khỏi bị trừng phạt và hy vọng sẽ được an bình trong việc mưu sinh:

a. Chuyện Hà Bá Cưới Vợ: Lễ vật dâng cúng cho tên ác thần hà bá là một người con gái vừa trẻ vừa đẹp. Mỗi năm một lần như vậy. Bọn đồng cốt và thày cúng nói rằng có dâng cúng như vậy, thì mới không bị ác thần hà bá để yên cho làm ăn. Nếu không, hắn ta sẽ dâng nước làm ngập lụt khiến cho mùa màng bị hủy hoại, nhà cửa bị tàn phá và người dân trong vùng sẽ bị nguy hiểm đến sinh mạng.

b.- Giáo Hội La Mã: Lễ vật dâng cùng cho bố con ác thần Jehovah và Jesus Ki-tô là tiền đóng góp cho nhà thờ tính theo tỉ lệ 10 phần trặm lợi tức hàng năm gọi là thuế thập phân (tithe) và nhiều thứ đóng góp vật chất khác. Ngoài thuế thập phân và các thứ đóng góp khác, tín đồ còn bị đòi hỏi phải đến nhà thờ dự lễ và dâng cúng lế vật (tiền) mỗi tuần một lần để tỏ lòng kính mến cha con tên ác thần này. Ngòai ra, họ còn bị đòi hỏi phải góp công góp sức làm bất cứ việc gì cho Nhà Thờ với danh nghĩa là “phục vụ Chúa”. Giáo Hội La Mã bảo rằng có làm như vậy thì mới được gọi là “ngoan đạo” “có đạo đức”, mới không bị gọi “lạc đạo”, và sẽ được hai cha con ác thần (thực ra là Nhà Thờ Vatican) để yên (gọi là được bình an dưới thế), hoặc là hy vọng được Cha con tên ác thần này “đền ơn” hay “ban phép lành”, và hân hạnh hơn nữa “sẽ được cho lên thiên đường đời đời hưởng nhan Chúa” (nhìn thấy rõ mặt hai bố con ác thần Jehobah và Jesus). Nếu không làm như vậy, sẽ bị hai bố con tên ác thần khốn nạn này trừng phạt đày xuống địa ngục, và nếu có quyền lực thì Giáo Hội sẽ thay mặt cha con nó trừng trị như giáo hội đã trừng trị ông John Huss (1373-1415), Bà Jeanne d’ Arc (1412-1431), ông Savonarola Girolamo (1452-1498), ông Bruno Giordano (1548-1600), ông Galileo Galilei (1564-162) và hàng trăm triệu nạn nhân khác. Xin xem Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

3.- Giống nhau về thủ đoạn cấu kết với cường quyền với mục đích dựa vào bạo lực của chính quyền để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải tuân thủ những điều láo khoét do bọn đầu nậu bịa đặt ra để phỉnh gạt và lừa bịp nhân dân dưới quyền:

a.- Chuyện Hà Bá Cưới Vợ: Bọn đồng cốt và thày cúng cấu kết với bọn cường hào ác bá địa phương trong vùng ven sông Chương Hà.

b.- Giáo Hội La Mã: Bọn quạ đen đầu nậu trong giáo triều Vatican thi hành chính sách cấu kết với các cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để củng cố quyền lực và bành trướng ảnh hưởng. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ và rõ ràng trong Chương 6 (Phần II) trong sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

4.- Giống nhau về bản chất gian tham, tàn ác và dã man:

a.- Chuyện Hà Bá Cưới Vợ: Bọn đồng cốt và thày cúng tìm cách moi tiền những gia đình khá giả có con gái đến tuổi cặp kê và nhẫn tâm đem những người con gái trẻ đẹp bất hạnh “bị chọn làm vợ hà bá” đặt trên chiếc bè thả trôi sông cho chết.

b.- Giáo Hội La Mã: Như đã trình bày ở trên, bọn quạ đen đầu nậu trong giáo triều Vatican có những hành động vô cùng tham tàn và hết sức dã man. Chỉ riêng việc phát động chiến tranh đem quân đi tấn chiếm các vùng đất của các dân tộc thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác và thiết lập các Tòa Án Dị Giáo (Inquistions) với nhiệm vụ truy lùng, bắt giam, tra tấn và xử thiêu những những nạn nhân bị nghi ngờ là “tà giáo”, là “phù thủy” hay không tuyệt đối trung thành với giáo hoàng Giáo cũng đủ nói lên tính cách độc ác và dã man của đạo Kitô rồi. Xin xem Chương 13, sách "Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam." Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

5.- Giống nhau về tình trạng cùng bị nhân dân thù ghét, khinh bỉ, ghê tởm và trừng trị thẳng tay:

a.- Chuyện Hà Bá Cưới Vợ: Bọn đồng cốt, thày cúng và cường hào ác bá cấu kết với bọn lưu manh này bị nhân dân thù ghét, khinh bỉ, ghê tởm đến cùng mức của ghê tởm. Vì thế mà bị chính quyền (quan Thái Thú Tây Môn Báo) đại diện cho công lý và đạo đức trừng trị thẳng tay.

b.- Giáo Hội La Mã: Các giáo hoàng và tu sĩ các cấp và tất cả các chính quyền cấu kết với giáo hội để cùng nhau củng cố quyền lực, bành trướng ảnh hưởng và mở rộng lãnh thổ cũng đều bị nhân dân khắp nơi trên thế giới thù ghét, khinh bỉ, ghê tởm đến tận xương tận tủy và đều bị nhân dân khắp nơi trên thế giới vùng lên đánh đuổi.

Có cả hàng rừng bằng chứng cho sự kiện này. Một số trong những bằng chứng này là tiểu mục nói về đạo Ki-tô vỡ ra làm nhiều mảnh” như đã nói ở trên. Lòng thù ghét và ghê tởm của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội La Mã vô cùng mãnh liệt khiến cho Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) phải có những hành động xin lỗi nhân dân các quốc gia nạn nhân của tính ra có tới cả 100 lần, rồi ông ta lại phải ra lệnh phải tổ chức một buổi lễ vô cùng trọng thể vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 tại Quảng Trường Peter (Rome để chính ông cùng các chức cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác với Chúa trước con mắt chứng kiến tại chỗ của trên dưới một nửa triệu người và hàng trăm triệu người khác qua các màn truyền hình trên thế giới. Một bằng chứng khác nữa là Giáo Hoàng Benedict XVI đá sỉ nhục và phỉ bang lòng ác cảm của nhân dân nhiều nơi trên thế giới đối với đạo Ki-tô. Lời gièm pha và phỉ báng này đã được chúng tội ghi lại nguyên ở trong đoạn văn đầu tiên trong phần Dẫn Nhập ở trên. Vấn đề nhân dân khắp nơi trên thế giới thù ghét Giáo Hội La Mã như thế nào cũng được trình bày ở ngay trong chương sách này và Chương 14, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Vấn đề nhân dân khắp nơi trên thế giới vùng lên chống lại Giáo Hội La Mã và quyết tâm “diệt tận gốc trốc tận rễ” tất cả những quyền lực lẫn uy tín và cương quyết tịch thu toàn bộ tài sản của “cái tôn giáo ác ôn” này đã được chúng tôi trình bầy đầy đủ trong các chương sách (Phần VII, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã) và trong các Chương 15, 16, 17, 18, 19 và 20 (Phần III) sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

KẾT LUẬN

Phần so sánh trên đây cho mọi người thấy rõ ràng là Giáo Hội La Mã và băng đảng đồng cốt, thầy cúng cấu kết với bọn cường hào ác bá tại ven sông Chương Hà ở đất Nghiệp Đô là hai tổ chức tội ác có những đặc tính hay điểm quan trọng giống y hệt nhau. Hai tổ chức này chỉ khác nhau có một điểm là (A) một đằng thì mới tập tễnh bước vào nghề, kỹ thuật lừa bịp còn quá đơn sơ, mới chỉ họat động tại một địa phương hẻo lánh chưa được bao lâu thì bị chính quyền bóp chết, và (B) một đằng đã được phát triển đến mức tối đa, được hệ thống hóa và được điều hành bằng những thủ đọan hết sức là siêu việt và trở thành một đại thảm họa cho nhân loại.

Chuyện rõ ràng rành rành như vậy. Ấy thế mà giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt vẫn cố tình lờ đi làm như là không biết và cũng không tin là lại có chuyện Giáo Hội La Mã đã gây ra quá nhiều tội ác như vậy. Điều tệ hại và lưu manh hơn cả là họ lại dùng thủ đoạn chụp những cái mũ ”Cộng Sản”, “Cộng Sản nằm vùng”, “làm tay sai cho Cộng Sản”, “chia rẽ tôn giáo” và “nói xấu đạo Thiên Chúa” cho những người có tác phẩm nói lên những sự thật về vấn đề này, rồi chửi bới, miệt thị và nguyền rủa những nạn nhân này bằng những ngôn từ cực kỳ vô giáo dục mà bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã đã dùng và thường dùng để sỉ nhục, phỉ báng và nguyền rủa các nhà trí thức trong các Phong Trào Nhân Bản và Thời Phục Hưng (phát sinh vào khoảng năm 1300), Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1309), cũng như trong các Thời Đại Khoa Học và Lý Trí (1500-1789), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (1603-1815) và trong Phong Trào Phản Kháng Xã Hội (1800-1900).

 

(hết Phần I)

 

CHÚ THÍCH


[53] Jack T. Chick, Smokescreens (Chino, CA: Chick Publications, 1983), tr.37. Nguyên văn: “At the end of the Dark Ages, when the popes ruthlessly controlled Europe, God raised up Christian men and women who knew the Bible and loudly proclaimed that the deadly Roman Catholic Instritution was the whore of Revelation.”

[54] The News Tribune (Tacoma, Washington) ngày 3 tháng 9 năm 2000.

[55] Bùi Đức Sinh, Sđd., tr. 309-311.

[56] From Wikipedia, the free encyclopedia. Nguyên văn: “Why does the pope, whose wealth today is greater than the wealth of the richest Crassus, build the basilica of St. Peter with the money of poor believers rather than with his own money?”

[57] Lý Chánh Trung, Sđd.,. 76.

[58] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54.

[59] Wikipedia, the free encyclopedia. “James II of England - Conversion to Catholicism.”. Also “The Cavalier Parliament opposed the Declaration of Indulgence on constitutional grounds (claiming that the King had no right to arbitrarily suspend laws) rather than on political ones. Charles withdrew the Declaration, and also agreed to the Test Act, which not only required public officials to receive the sacrament under the forms prescribed by the Church of England, but also later forced them to denounce certain teachings of the Roman Catholic Church as “superstitious and idolatrous." Wikipedia, the free encyclopedia. “Charles II of England – Conflict with Parliament.”

[60] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1975), p. 398. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”

[61] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam ’s, 1981) pp. 232-233. Nguyên Văn: "First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate italy and Rome." "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome. Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome...."

[62] J.E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155. (Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."

[63] Nguồn: "20 Reasons To Abandon Christianity" By: Chaz Bufe , Trần Chung Ngọc giới thiệu "20 LÝ DO ĐỂ TỪ BỎ KI-TÔ GIÁO" http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN78.php

[64]Trần Chung Ngọc. “Vài nét về sự suy thóai của Ki-tô Giáo ở Tây Phương. Nguồn: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN09.php.

[65] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 245-246.

[66] Bài "Các Giáo Hoàng" http://giaodiemonline.com/ và "VÀI NHẬN XÉT NHÂN ĐỌC THƯ CỦA GH BENEDICT XVI GỬI NGƯỜI CA-TÔ RÔ-MA Ở TRUNG QUỐC" http://sachhiem.net