Một Số Điều Nói Láo Trong Cuốn

Công Và Tội Của CT Hồ Chi Minh Và ĐCSVN 1945-2006

của tác giả Hoàng Ngọc Thành

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQ03.php

bản rời | trở ra mục lục »» | 16 tháng 4, 2011

PHẦN BA

MỘT SỐ SỰ KIỆN BỊ GIẤU KÍN HOẶC THIÊN THẸO

Phần Ba này sẽ trình bày (1) mốt số những sự kiện quan trọng lịch sử Việt Nam thời cận và đại bị tác giả cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam cố tình không nói đến hay bưng bít và (2) một số điều gian dối hay nói láo trong cuốn sách này.

A.- MỐT SỐ TỘI ÁC CỦA VATICAN BỊ GIẤU KÍN

Phần trình bày trong Phần Hai ở trên cho chúng ta thấy rõ vai trò đậm nét của Vatican vừa chủ mưu, vừa chủ động, vừa tích cực, vừa được hưởng lợi nhiếu nhất trong cả bốn biến cố lịch sử trọng đại ở Việt Nam trong thời cận và hiện đại cùng với 19 việc làm đại gian đại ác đều có bàn tay của Vatican ở trong đó. Ấy thế mà trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006, ông Hoàng Ngọc Thành lại không hề nói gì đến bàn tay tội ác tầy trời này của Giáo Hội La Mã. Không những thế, tác giả Hoàng Ngọc Thành lại còn cố tình (1) đổ lỗi cho các thế lực nạn nhân của giáo hội là triều đình nhà Nguyễn, (2) dồn hết những tội ác gây nên thảm cảnh chết đói, nghèo khổ, đau thương khốn cùng của dân ta cho thế lực đồng minh của Vatican là Pháp, (3) diễn dịch lươn lẹo những sự kiện lich sử để (a) tránh né không nói gì đến những rặng núi tội ác của Vatican và của chính quyền Ngô Đình Diệm chống lại tổ quốc và dân tộc ta, (b) sử dụng những lời chửi bới, miệt thị và sỉ vả Mỹ là “phản phúc”, “xảo trá, hèn hạ vô liêm sỉ “ với dã tâm tung hỏa mù che lấp những rặng núi tội ác của Vatican chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua cũng như  những khu rừng tội ác chống nhân dân ta trong những năm 1954-1975 của tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm và tôn vinh thằng bạo chúa khốn nạn này như là một nhà ái quốc suốt đời lo cho đại cuộc cứu nước. Dưới đây là một số trong những bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này.

1.- Đổ lỗi cho triều đình nhà Nguyễn đã không thu nhận đề nghị của ông con chiên Nguyễn Trường Tộ.

Trang 82, ông viết:

Vua Tự Đức được ông Nguyễn Trường Tộ dâng lên nào là kế hoạch đánh úp quân Pháp tại Gia Định, kế hoạch thâu hồi 6 tỉnh. Ông đề nghị mở rộng quan hệ với các nước, vay tiền tại Hương Cảng để dùng vào chiến cuộc, hãy chỉnh đốn quân đôi, quốc phòng, hãy đứng dậy thực hiện ngay, thời cơ đã đến, như đã quan mau. Rất tiếc Tự Đức đã không làm gì cả, không chớp lấy thời cơ phản công lấy lại 6 tỉnh.” (trg 82)

NHẬN XÉT: Viết đoạn văn trên đây, tác giả Hoàng Ngọc Thành có ý chê trách, nếu không muốn nói là lên án Vua Tự Đức đã không sáng suốt và thức thời, cho nên mới không nghe theo đề nghị của con chiên ngoan đạo Nguyễn Truờng Tộ mà “đánh úp quân Pháp tại Gia Định”” (sic). Vì vậy mà triều đình Huế mới không lấy lại được 6 tỉnh Nạm K và nước ta mới rơi vào tình trạng lạc hậu, chậm tiến, khiến cho thực dân Pháp dễ dàng tiến chiếm luôn cả nước.

Một điều khôi hài là ông Hoàng Ngọc Thành có bằng tiến sĩ về sử học và đã từng giảng dạy môn sử ở Trường Đại Học Sư Phạm cả 5 hay 6 năm mà lại không biết rằng tất cả các con chiên ngoan đạo người Việt có những đặc tính và bổn phận như thế nào đối với Giáo Hội La Mã, và cũng không biết rằng ông Nguyễn Trường Tộ có liên hệ khắng khít với hai tay tổ gián điệp của Vatican mang danh nghĩa là giáo sĩ truyền giáo: Giám-mục Puginer và Giám-mục Gauthier. Cả hai ông giám mục này nối tiếp nhau giữ chức vụ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Đường Ngoài (có trụ sở tại Hà Nội) từ đầu thập niên 1860 và đều là các đấng bề trên trực tiếp và gián tiếp của ông Nguyễn Trường Tộ.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, người viết xin ghi lại dưới đây mấy bản văn sử nói về vai trò của hai ông giám mục bề trên này của Nguyễn Trường Tộ. Đây là các bản văn được biên soạn bởi các học giả Ca-tô, trong đó, một người là cựu chủng sinh Bùi Văn Chấn gốc Bùi Chu (cùng quê hương với ông Nguyễn Trường Tộ), và một người là linh mục, có học vị tiến sĩ sử học và hiện đang phụ trách giảng dạy môn sử tại Đại học Laval tỉnh Quebec,

Bản văn thứ nhất:

“1.- Giám mục Puginier (1835-1892): Dựa vào thế lực mạnh của hội Thừa Sai Paris đối với chính quyền Pháp, giám mục Puginier đã tỏ thái độ coi thường các quan chức thuộc địa tại Việt Nam. Vào tháng 7-1874, giám mục Puginier viết thư mắng đô đốc Dupré đã để cho thuộc hạ là Francis Garnier rút quân khỏi Bắc Việt. Tháng 8-1885, giám mục Puginier đòi tướng Courcy phải bắt Nguyễn Văn Tường bỏ tù. Giám mục Puginier đưa ra chủ trương ổn định thuộc địa bằng cách Công giáo hoá thuộc địa. Y tuyên bố:“ Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ” (TSCGP, trang 560-562) Puginier đòi hỏi chính quyền thuộc địa Pháp phải tiêu diệt giới nho sĩ Việt Nam (Văn Thân) vì họ được dân chúng kính trọng, họ không chấp nhận sự đô hộ của Pháp và chẳng ai trong số họ chịu theo đạo.

Năm 1886, giám mục Puginier ra lệnh cho linh mục Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp 5,000 giáo dân binh để phá chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng.

Giám mục Puginier là người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên chính sách bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Chính ông ta đã cung cấp cho Pháp rất nhiều tin tức tình báo do giáo dân khắp nơi thu thập báo cáo về các cuộc phản công của triều đình Huế và các cuộc binh biến của quân kháng chiến.

Puginier chết tại Hà Nội năm 1892. Hắn được chính phủ Pháp truy tặng Bảo Quốc Huân Chương và truy phong Sĩ Quan Danh Dự của quân đội Pháp để xác nhận công lao to lớn của giáo sĩ thừa sai này trong việc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19.

2.- Giám mục Gauthier (1810-1877) : Gauthier lấy tên Việt là Ngô Gia Hậu, được cử làm giám mục Nam Đàng Ngoài từ năm 1846, có 66,350 giáo dân rải rác trong 346 xứ dạo (TSCGP, trg 528-530).

Trong bức thư gửi đô đốc Dupré ngày 15-1-1874, giám mục Gauthier và Puginier đã thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Công giáo tại Bắc Việt (theo “Christianisme et Colonialisme au Vietnam 1857-1914 par Cao Huy Thuần – Paris 1960, p. 306).”

Năm 1874, Gauthier khuyến khích các làng Công giáo tổ chức các đội dân quân võ trang, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giám mục Gauthier và Puginier có nhiều tên đệ tử trung thành xuất sắc, trong số đó có Nguyễn Trường Tộ (theo hầu Gauthier 10 năm) và hai linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều.” [1]

Thiết tưởng cũng nên biết, ông Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 trong một gia đình Ca-tô giáo cực kỳ cuồng tín ở Bùi Chu đã theo đạo từ nhiều đời, và từ trần vào năm 1871. Điểm đặc biệt, ông lại là đệ tử ruột của Linh mục Gauthier (có tên Viêt Nam là Ngô Gia Hậu). Linh-mục Ngô Gia Hậu là cánh tay mặt của Giám-mục Puginier. Giám-mục Puginier là đại diện của Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội từ đầu thập niên 1860, qua đời vào ngày 25/4/1892. Giám-mục Puginier cũng là tác giả Kế Hoạch Puginier với chủ trương “diệt tận gốc, trốc tấn rễ”giới Nho sĩ và nếp sống theo tam giáo cổ truyền của dân tộc ta. Độc giả có thể đọc kế hoạch dã man này của ông ta nơi các trang 397-412 trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988) để biết rõ cái tậm địa độc ác đến cùng tận của độc ác của tên giám mục gián điệp này.

Bản văn thứ hai: Nói về thành tích chống lại dân tộc Việt Nam ta của Giám-mục Puginier, Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

Cho tới ngày chết, 25.4.1892, giám mục Puyginiê chẳng bỏ qua bữa nào mà không hoạt động để cũng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ thuộc địa. Và một phần nhờ các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể dập tan cuộc kháng chiến vũ trang của Người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xảy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biền thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm «bình định» cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Métxanhgiê (Metzinger). Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đẩy lùi. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Giôphơrơ (Joffre sau này là thống chế Pháp trong chiến tranh thế giớ thứ nhất) nghĩ tới việc nhờ linh mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân, Ba Đình đã thất thủ.[2]

Trên đây là hai bản văn nói về chủ trương và hành động của Giám-mục Puginier chống lại dân tộc ta. Còn về Linh-mục Gauthier (Ngô Giá Hậu), ngay cả ông Hoàng Ngọc Thành cũng ghi nhận như sau:

Garnier đi tàu ra Bắc, rồi dùng thuyền Buồm đi ngược dòng sông Hồng và đến Hà Nội ngày 15/11/1873. Còn Jean Dupuis đi tàu Man Hao và đón y trên sông Hồng. Hai tên này phối hợp hành động với nhau. Qua trung gian con buôn này và với sự ủng hộ của Giám-mục Gauthier, đại diện của Tòa Thánh La Mã, Gauthier tuyển mộ được một số người Việt làm lính đánh thuê cho Pháp. Một số là những kẻ bất mãn, có người đã từng tham các vụ nổi dậy và có cả một số giáo dân nữa. Những người này phản bội dân tộc.” [3]

Sách Cách Mạng và Hành Động ghi nhận những hành động vong bản, phản dân tộc vì chỉ biết tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên của tu sĩ và tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp (trong thời kỳ Cách Mạng 1789) với nguyên văn như sau:

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó, nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie và Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ trang bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.” [4]

So với tín đồ Ca-tô cuồng tín người Pháp, tín đô Ca-tô người Việt còn ghê gớm và kinh tởm gấp bội phần.

Là một tín đồ Ca-tô ngoan đạo, lẽ đương nhiên là ông con chiên Nguyễn Trường Tộ cũng có những đặc tính Ca-tô trên đây. Như đã nói ở trên, các đấng bề trên của ông ta là hai tên giám mục lưu manh Puginier và Gauthier. Hai tên giám mục này đã liên tục chống lại tổ quốc ta và triều đình nhà Nguyễn một cách điên cuồng (như đã nói ở trên). Tất nhiên, ông con chiên Nguyễn Trường Tộ cũng phải tuân lệnh hai ông giám mục này trong sứ mạng “đánh phá dân tộc ta và triều đình nhà Nguyễn” như chúng tôi đã trình bày trong Chương 17, sách TâmThư Gửi Nhà Nước Việt Nam và trong bài viết Nguyên Nhân Đưa Đến Việc Triều Đình Huế Ban Hành Lệnh Cấm Đạo. (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_17.php http://sachhiem.net/NMQ/VANHOAXD/NMQvh00.php.)

Bản chất vong bản phản quốc của tín đồ Ca-tô ngoan đạo người Việt là như vậy. Ấy thế mà lại có một số người (trong đó có ông Tiến-sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành) lại nêu lên “đề nghị đầy cạm bẫy” (trong đó có cả “kế họach đánh úp quân Pháp ở Gia Định”) của ông Nguyễn Trường Tộ để làm cái cớ qui tội cho triều đình Vua Tự Đức là không sáng suốt, không nghe theo lời đề nghị đầy cạm bẫy của ông con chiên vong bản này để canh tân đất nước.

Giả thử như Nếu triều đình vua Tự Đức lọt vào cái bẫy này, tức là phải mời thày trò ông Nguyễn Trường Tộ giúp triều đình Huế “biên soạn kế hoạch đánh úp quân Pháp tại Gia Định, kế hoạch thâu hồi 6 tỉnh, biên sọan kế hoạch canh tân đất nước” như ông Hoàng Ngọc Thành đã viết ở trên, tức là rước đàn rắn độc Vatican vào trong triều đình Huế, tức là tạo cơ hội cho họ lặn sâu và trèo cao vào thượng tầng lãnh đạo của triều đình nhà Nguyễn hầu có thể tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa Việt Nam từ trên xuống dưới.

Đọc đoạn văn trên đây của ông Tiến-sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành, người viết thấy có hai vấn đề đăt ra là:

Thứ nhất, căn cứ vào năm xuất bản của cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng 1945-2006, thì đọan văn trên được viết vào thời điểm sau năm 2000, tức là sau biến cố Giáo Hoàng John Paul II đứng ra cáo thú tội ác của giáo hội với Chúa. Là một trí thức có cấp bằng tiến sĩ sử học, TẠI SAO biến cố lịch sử này lại không làm cho Hoàng Ngọc Thành thắc mắc và tìm hiểu về bản chất của những rặng núi tội ác Giáo Hội La Mã?

Trái lại, ông Thành vẫn coi Giáo Hội La Mã là vô tội (nếu không muốn nói là thánh thiện). Vì cho Giáo Hội La Mã là thánh thiện, nghĩa là cái gì của giáo hội cũng đều tốt cả, cho nên tác giả Hoàng Ngọc Thành mới không hề có một chút nghi ngờ gì về cái dã tâm lưu manh trong lời đề nghị của ông chiên ngoan đạo Nguyễn Trường Tộ, và vì thế ông ta mới trách móc Vua Tự Đức đã không nghe theo lời đề nghị đầy cạm bẫy của con chiên ngoan đạo này.

Thứ hai, là một nhà trí thức có văn bằng Tiến-sĩ sử học và đã từng giảng dạy lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn ít nhất là 5 hay 6 năm, TẠI SAO khi biên soạn các tác phẩm nói về các chế độ chính trị tại Việt Nam từ năm 1858 trở về sau, ông Hoàng Ngọc Thành lại không đả động gì đến vai trò của Vatican trong dòng lịch sử Việt Nam trong thời kỳ này?

Trong suốt thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam 1884-1954 và trong những năm 1954-1975 Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican làm chủ nhân ông miền Nam Việt Nam, việc Giáo Hội La Mã kiểm soát chặt chẽ chương trình sử học, thi hành chính sách ngu dân, sàng lọc rất kỹ các bài học trong môn sử thế giới và quốc sử trong thời cận và hiện đại là một sự thật hiển nhiên bất khả phủ bác. Những người khác có thể không biết gì về sự thật này, nhưng một vị giáo sư có bằng tiến sĩ sử học xuất thân từ một trường đại học Hoa Kỳ và phụ trách giảng dạy môn lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm như ông Hoàng Ngọc Thành thì không thể nói rằng không biết sự thật lịch sử này được.

Tình trạng Vatican thi hành chính sách ngu dân, kiểm sóat gắt gao và sàng đi lọc lại các bài học lịch sử thế giới và quốc sử rồi mới đưa vào chương trình học như đã nói ở trên đã khiến cho hầu hết người Việt Nam tiếp nhận sở học ở bậc tiểu và trung học trong những năm này không biết gì về (1) lịch sử thế giới, (2) lịch sử Giáo Hội La Mã và (3) chỉ biết tơ lơ mơ về lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại. Khi lớn lên vào đại học và tốt nghiệp, những người này (những người tiếp nhận sơ học ở bậc trung học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975) trở thành những nhà trí thức chuyên môn như bác sĩ, kỹ sư, chính trị gia, nhà báo, v.v… Họ được thiện hạ gọi họ là các nhà trí thức. Đây là chuyện tự nhiên và rât bình thường, không có gì phải nói cả! Rồi họ nhân danh là các nhà trí thức, mỗi lần tụm lại với nhau hoặc là vào những khi trà dư tửu hậu, có nhiều người trong họ thường tỏ ra thao thao bất tuyệt nói về chính trị và lịch sử. Đây cũng là chuyện bình thường, không có gì đáng nói cả.

Đáng lý ra, nếu biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật (cách vật trí tri), nếu biết rằng “nhân bất học, bất tri lý”, “bất học lịch sử, bất tri lịch sử” và “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri” thì đâu làm gì có chuyện để mà nói! Thế nhưng, có một số người Việt Nam, dù là đã tốt nghiệp đại học về một ngành chuyên nghiệp nào đó như các ông tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Học Tập, Trần An Bài, Nguyễn Phúc Liên, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, luật sư Nguyễn Văn Chức, thẩm phán như Nguyễn Cần (Lữ Giang, hay Tú Gàn), giáo sư Nguyễn Văn Trung, Lê Hữu Mục, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, cao học hành chánh như Nguyễn Bá Cẩn, v.v…lại không biết điều này. Vì không biết như vậy, nghĩa là họ không biết những gì chúng tôi đã nêu lên trong Phần Hai ở trên, cho nên họ mới ham hố, cứ tưởng rằng họ biết nhiều lắm, mới hăm hở, lanh chanh xé rào nhào vào lãnh vực viết sử để rồi phóng ngôn viết bừa bãi, viết ẩu tả, dùng thủ đoạn lươn lẹo để ngụy biện (1) chạy tội cho Vatican về những việc làm bất chính, bất minh, đại gian và đại ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 16 cho đến ngày nay, (2) chạy tội cho bọn người vong bản phản dân tộc “thà mất nước chứ không tà mất Chúa” đã chỉ biết nhắm mắt triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican mà chống lại đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Chính vì thế mà họ đã trở thành những tên hề “múa rìu qua mắt thợ” giống như một thứ “ong non ngứa nọc”. Đọc các tác phẩm của họ, chúng ta sẽ thấy rõ sự thật thê thảm này.

Đáng lý ra ông Hoàng Ngọc Thành phải khác hẳn với thứ nguời “ong non ngứa nọc” dốt nát về lịch sử trên đây. Thế nhưng, đọc qua hai cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006, thú thực, người viết nhân thấy kiến thức về lịch sử Giáo Hội La Mã, về lịch sử thế giới, về lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại cũng như trình độ sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật của ông Thành cũng không khá hơn bọn văn nô cừu non người Việt và cả những người có bằng cấp đại học mà chúng tôi đã nêu đích danh ở trên một chút nào cả. Điều này chứng tỏ rằng cho đến khi biên sọan xong cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 vào năm 2009, ông Thành cũng vẫn không biết rằng trong chương trình học ở bậc tiểu và trung học ở Việt Nam trong những năm 1985-1945 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, môn sử thế giới và quốc sử thời cận và hiện đại bị Giáo Hội La Mã đưa lên cái sàng lọc Vatican lọc đi lọc lại nhiều lần rất là kỹ lưỡng, chỉ để phần nào còn lại theo ý muốn của giáo hội mới được đưa vào trong chương trình học. Vì không biết như vậy, cho nên những năm du học ở Hoa Kỳ 1964-1968 cũng như những năm sống ở Hoa Kỳ từ sau năm 1975 (không rõ là từ năm nào), ông Thành mới không hề tìm cách tiếp cận với những khu rừng tài liệu lịch sử nói về lịch sử Giáo Hội La Mã và những rặng núi tội ác của Vatican và tín đồ Ca-tô người Việt chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Vì thế, trong các tác phẩm về sử học mà ông đã xuất bản, ông mới không có một lời nào nói về bàn tay của Giáo Hội La Mã hay Vatican trong dòng lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại.

Ở đây, chúng ta lại thấy một điều hết sức lạ lùng: Ông Giáo-sư tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành không hề thắc mắc hay đặt ra vấn đề về những biến cố vô cùng quan trọng trong dòng lịch sử nhân lọai như là (1) việc hơn mười năm gần cuối cuộc đời, đi đến quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội La Mã, Giáo Hoàng John Paul II cũng xin lỗi lia lịa về tội ác mà giáo hội đã gieo rắc đau thương khốn khổ cho nhân dân và đất nước của họ, tính ra có tới trên 100 lần Ngài đã xin lỗi như vây, và (2) chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đã đứng ra cáo thú tội ác với Chúa của họ trong một buổi đại lễ vô cùng trọng thể tại Quảng Trường Peter (Roma) vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000.

Thú thực, trước đây, khi chưa đọc cuốn Công Và Tội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006, người viết cứ ngỡ rằng, bất kỳ người một Việt Nam nào còn quan tâm đến đất nước Việt Nam khi được biết Giáo Hoàng John Paul II (1978-2006) có những hành động xin lỗi các quốc gia nạn nhân và cáo thú tội ác với Chúa của Ngài như đã nói trên, cũng đều nêu lên một số những thắc mắc như là:

a.- TẠI SAO Giáo Hoàng John Paul II lại phải làm như vậy?

b.- Trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội La Mã đã phạm những tội ác ghê gớm như thế nào khiến cho Giáo Hoàng John Paul II mới phải xin lỗi lia lịa các quốc gia nạn nhân và phải đứng ra cáo thú tội ác với Chúa trong một buổi lễ vô cùng long trọng như vậy?

c.- Việt Nam có phải là một trong số các quốc gia nạn nhân trên đây của Giáo Hội La Mã không?

d.- Nếu Việt Nam là một trong quốc gia nạn nhân trên đây của Giáo Hội La Mã, thì giáo hội và tín đồ của giáo hội đã có những hành động tội ác như thế nào chống lại tổ quốc và dân tộc ta từ thời điểm nào cho đến thời điểm nào?

Với những biến cố lớn lao như vậy, người viết tin rằng ngay cả tín đồ Ca-tô ngoạn đạo người Việt và những người không có một họat động nào liên hệ đến sử học cũng đã có những thắc mắc như trên, rồi họ tìm hiểu xem Giáo Hội La Mã đã làm ra những tội ác tầy đình chống lại nhân loại ghê gớm đến như thế nào khiến cho Giáo Hoàng John Paul II phải có những hành động xin lỗi và cáo thú tội ác công khai trước sự chứng kiến tại chỗ của hơn nửa triệu người tại chỗ và hàng trăm triệu khán thính giả khác ở khắp mọi nơi trên thế giới qua các màn ảnh truyền hình. Ấy thế mà một người có bằng tiến sĩ sử học và đã từng giảng dạy môn sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm (trước năm 1975) như ông Hoàng Ngọc Thành lại không biết hay không hề có một thắc mắc nào về các biến cố vô cùng trọng đại như trên!. Đây mới quả thật là một điều quái đản!

Phải chăng, vì ông Hoàng Ngọc Thành đã tiếp nhận sở học ở bậc trung học với chương trình học có chủ trương “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo” và đã đạt được bằng Tiến-sĩ Sử theo kiểu “bước Tiến Nhẩy Vọt” (great leap) như đã nói ở Phần Một ở trên, cho nên ông ta mới rơi vào tình trạng “bất trí và bất khả cách vật trí tri” như vậy?

Là giáo sư giảng dạy môn sử tại Trương Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm mà còn như vậy, chả trách nào, ông giáo viên Trần Gia Phụng được đào luyện về môn sử và tốt nghịệp môn sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Huế mới viết rằng:

Có một điều cần nhấn mạnh là cá nhân người nào làm thì người đó chịu trách nhiệm, đừng vì cá hai ông Ngô Ðình Thục và Ngô Ðình Diệm chứ không liên hệ gì đến Ky-Tô giáo cả. Phải tách bạch rõ ràng như thế để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những chụp mũ vu vơ. nhân đó theo tôn giáo nầy hay tôn giáo khác mà đưa vấn đề thành sự đối đầu tôn giáo rất nguy hiểm. Ví dụ trường hợp tôi viết về chế độ Ngô Ðình Diệm, thì chế độ Diệm có điểm tốt mà cũng có điểm không tốt. Rủi một điều là cái điểm không tốt nguy hại nhất cho chế độ Diệm chính là vụ treo cờ Phật giáo mà ai đã từng ở miền Trung, nhất là ở Huế và Ðà Nẵng đều thấy và biết. Chuyện nầy cũng được các tác giả Ky-Tô giáo viết lại, ví dụ cụ thể nhất là linh mục Cao Văn Luận. Từ cái điểm không tốt nầy mới nẩy sinh ra đủ thứ chuyện, làm sụp đổ chế độ Diệm. Cái điểm không tốt nầy thuộc về trách nhiệm cá nhân…” [5]

Đoạn văn trên đây cho thấy rõ tác giả Trân Gia Phụng không biết gì về việc Giáo Hội La Mã đã mất bao nhiêu công lao vận đông các chính khách Hoa Kỳ đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền và cũng không biết gì về lịch sử Giáo Hội La Mã. Nó cũng cho chúng ta thấy rõ ông Trần Gia Phụng không biết hay không tuân theo quy tắc viết sử là phải trình bày đầy đủ những yếu tố theo thứ tự (1) nguyên nhân, (2) tiến trình hay diễn tiến sự việc, và (3) hậu quả.

Để hiểu tường tận hơn về sự liên hệ giữa con chiên ngoan đạo gốc Bùi Chu Nguyễn Trường Tộ với hai ông Giám-mục Puginier và Gauther, xin đề nghi quý độc giả tìm đọc cuốn Nguyễn Trường Tộ Thực Chất và Con Người (Garden Grove, CA: Giao Điểm,1998) của hai tác giả Nguyễn Kha vả Trần Chung Ngọc đồng sọan.

2.- Chỉ nói đến những hành động dã man của quân lính Pháp mà không nói tới tín đồ Ca-tô và các toán linh đạo người Việt tiếp tay cho giặc trong những hành động cướp của, giết người, đốt nhà và hãm hiếp đàn bà con gái.

Nơi trang 98, ông Thành viết:

Trong trên 2 tháng sau 4/5 tháng 7/1885 quân Pháp từ tướng xuống binh nhì, từ lính lên hạ sĩ quan, cấp úy, cấp tá, tướng tha hồ tự do cướp của đốt nhà, bắt giết dân ta, hãm hiếp đàn bà con gái, đặc biệt tàn bạo và độc ác là các đơn vị Phi Châu và lính lê dương. Quân Pháp với sự chỉ điểm của một số ít Việt gian và giáo dân đã lục soát nhà cửa nhiều vị quan và thường dân khá giả để lấy cướp vàng bạc, của qúy của họ. Vợ con họ, nhất là phụ nữ có chút nhan sắc, không khỏi bị hãm hiếp, có khi trước mặt chồng con họ và nếu không bị giết, nhà bị đốt cháy là còn “nhân đạo”. Quân Pháp đã hành động dã man độ trên hai tháng sau 4/5/ tháng 7 /1885 và cấp trên đã mặc nhiên cho thỏa mãn thú tính của một đạo quân xâm lược.” (trang 98).

NHẬN XÉT: Dù là nơi trang 98, ông có nói sơ qua đến những hành động của các nhà truyền giáo và số người làm tay sai cho Pháp đưa đường chỉ lối cho quân lính Pháp ăn cướp và làm những hành động dã man đối với dân ta trong “vụ Cướp đoạt kho tàng vàng bạc châu báu tại kinh thành Huế từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1885” , nhưng với lối viết của ông, ông đã làm cho độc giả có cảm tưởng rằng chỉ có người Pháp và lính Pháp mới là thủ phạm cướp đoạt tài sản, vơ vét của cải của triều đình Huế và của nhân dân ta, còn các ông tu sĩ Ca-tô người Âu cũng như người Việt và tín đồ Ca-tô người Việt đều vô can.

Cũng nên biết rằng trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thập niên 1960, ngoại trừ một nhóm thiểu số trí thức không quá 2% là deists (theo tự nhiên thân giáo) và atheists (vô thần), còn 98% người Pháp đều là tín đồ Ki-tô, trong đó hơn 90% là Catholics, và còn lại là Tin Lành. Như vậy là hầu hết những người lính Pháp sang chiến đấu ở Đông Dương trong thời 1858-1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954 đều là tín đồ Ki-tô cả, và mỗi đơn vị của họ đều có ít nhất là một sĩ quan linh-mục tuyên úy hướng dẫn linh hồn của họ. Chúng ta không biết các ông sĩ quan linh-mục tuyên úy Ca-tô trong quân đội Pháp hay quân đội Ca-tô Việt Nam đã hướng dẫn linh hồn họ như thế nào, nhưng qua các tài liệu lịch sử cũng như qua kinh nghiệm của các chứng nhân trong thời Kháng Chiến 1945-1954, người viết thấy rằng tất cả những tín đồ Ca-tô, bất kể là người Pháp, người Việt hay mang quốc tịch nào khác, cũng đều có cái máu tham tàn và dã man như những người lính thập ác trong các đạo quân thập tự chinh trong thời Trung Cổ. Các nhà sử học đều cho rằng âu đó cũng là do chính sách “đào tạo thanh niên niên theo tinh thần công giáo” của Vatican đã khiến cho bất kỳ tín đô Ca-tô ngoan đạo của Vatican cũng đều có cái bản chất cuồng tín với những ác tính ngược ngạo, xảo trá tham tàn, hiếu sát và dã man như vậy cả.

Ngòai ra, ở nhiều chỗ khác, ông Hoàng Ngọc Thành cũng có ý nhấn mạnh đến cái đặc tính ăn cướp khốn nạn này của quân lính Pháp, chẳng hạn như ông viết: “Đi đến đâu chúng cũng đốt phá nhà cửa, bắn giết, hãm hiếp đàn bà con gái” (trang131), “Cả Pháp lẫn Nhật gây ra nạn đói khủng khiếp tại Bắc Kỳ và bắc Trung Kỳ trong năm 1944-1945” (trang 180).

Về nạn đói 1945, thủ phạm chính là Liên Minh Pháp – Vatican gây ra. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày rất rõ ràng nơi Chương 30 (Mục X, Phần III), sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH30.php.) Ấy thế mà tác giả Hoàng Ngọc Thành chỉ nói có một hai dòng về hành động dửng dưng của Nhà Thờ Vatican trước thảm cảnh dân ta đang khốn khổ quằn quại với nạn đói khủng khiếp do chính Vatican và Pháp gây ra bằng một câu văn ngắn ngủi rằng “Không những thế, tai một nhà thờ Thiên Chúa Giáo trong tỉnh, gạo đầy ắp trong kho” (tr 180).

Ngòai nhóm chữ ngắn ngủi trên đây, ông Thành không viết thêm một lời nào khác. Đáng lý ra là phải viết thêm phần tiếp theo nhóm chữ trên đây một vài lời, chẳng hạn như “mà vẫn tỉnh bơ không đem ra phân phát cho dân ta đang khốn khổ vi đói không có gạo ăn”. Tiếc rằng, ông Hoàng Ngọc Thành đã không làm như vậy!

3.- Chỉ nói đến tội ác của thực dân xâm lược Pháp cướp đoạt ruộng đất của dân ta, mà không nói gì đến vai trò chủ động và tích cực của Giáo Hội La Mã trong những hành động cướp đoạt và cưỡng chiếm cả một con số khổng lồ 25% diện tích ruộng đất canh tác của dân ta ở miền Nam, chưa kể những khỏan ruộng đất khổng lồ khác ở miền Trung và miền Bắc.

Nơi trang 112, tác giả Hoàng Ngọc Thành viết:

Thực dân Pháp cướp đất của dân quê để lập các đồn điền lớn tại Bắc Kỳ, cao nguyên Trung Kỳ trồng trà, cà phê và tại Nam Kỳ trồng cao su. Họ tăng các thứ thuế cũ và đặt thêm các thứ thuế mới như thuế chợ, thuế đò, thuế kiểm lâm, thuế con niêm (tem). Dân Việt khổ hơn…” (tr. 112).

NHẬN XÉT: Trong đoạn văn trên đây, chúng ta thấy tác giả Hoàng NgọcThành chỉ nói đến con số ruộng đất của dân ta bị người Pháp cướp đoạt, nhưng lại không có một lời nào nói về khối ruộng đất khổng lồ của dân ta bị Giáo Hội La Mã cướp đoạt trong những năm 1862-1945. Khối tài sản này được sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm ghi lại như sau:

Công Giáo trước hết là về mặt kinh tế. Nhằm tỏ lòng tri ân đối với các hoạt động thừa sai, ngày 28-8-1862, tức chỉ 2 năm sau khi chiếm được ba tỉnh ở Nam Kỳ, toàn quyền thực dân đã ra nghị định dâng "nhưng không cho Nhà Chung mạn Tây Nam Kỳ, hoàn toàn được chủ quyền về một sở đất tọa lạc tại Sàigon". Đàng khác, mặc dầu có luật tách biệt nhà thờ khỏi nhà nước được bỏ phiếu vào năm 1905 và áp dụng tại "mẫu quốc" rồi, luật đó vẫn không bao giờ được công bố và áp dụng tại đất thuộc địa. Nhiều vụ nhượng đất đai đã được thực hiện cho Nhà Chung, chẳng hạn những năm 1923, 1926, 1927, 1929, 1930, 1931, không nói tới các vụ hiến đất "cách riêng tư", một số quan người Pháp đã lấy đất công dâng cho Nhà Chung thể theo lòng đạo đức cá nhân của họ.

Năm 1939, tài sản của Nhà Chung thừa sai Pháp trị giá trên năm (5) triệu, tức năm mươi (50) triệu quan tiền Pháp. Trị giá đó là chính thức, nhưng theo các luật gia thuộc địa Caratini và Grandjean thì thấp hơn giá trị thực tế và không bao gồm tất cả các tài sản của Giáo Hội, vì đã bỏ ra ngoài các của cải các xứ đạo và nhiều pháp nhân giáo hội khác vốn có quyền sở hữu. Tài sàn Nhà Dòng Đa Minh Tây Ban Nha cũng rất quan trọng. Nói cho đúng, một phần các tài sản của Dòng, nhất là đất đai và ruộng vườn thường là của trối, hoặc của dâng cúng từ phía giáo dân. Nhưng các Nhà Chung được liệt vào hạng địa chủ lớn nhất của thời ấy.

Cũng có thể nhắc đến một số đặc ân quan trọng. Nhờ một nghị định ngày 8-2-1868, Giám-mục Sàigon được miễn cước phí về toàn bộ thư tín chính thức gửi cho nhà cầm quyền và cho các thừa sai. “Năm 1877, người ta cũng cho Tòa Giám Mục Sàigòn được miễn phí khi đánh điện tín theo nhu cầu công việc của Nhà Chung. Ngày 22-8-1867, một quyết định của nhà nước thuộc địa ra lệnh cấp cho Tòa Giám Mục Sàigòn 4000 (4 ngàn) quan. Sau cùng, theo nghị định ngày 14-12-1868, "các phần tử giáo sĩ tại thuộc địa khi đi dưỡng sức thì được trả cho 50% phí tổn trong 5 tháng nghỉ đầu". Năm 1872, chính quyền Nam Kỳ ban cho Nhà Chung Sàigon một khoản trợ cấp hàng năm là 170,000 (170 ngàn) tiền Pháp. Số tiền này bị cắt từ năm 1882 theo sau việc khiếu nại của những người ngoài Công Giáo. Năm 1887, nhà nước Nam Kỳ đã cấp cho các Nhà Chung ở Bắc và Trung Việt Nam số tiền là 50,000 (50 ngàn) quan Pháp.” [6]

"Tháng 7 năm 1924, tại Đại Hội V Cộng Sản Quốc Tế, thanh niên Hồ Chí Minh lúc đó gọi là Nguyễn Ái Quốc, đã lên tiếng cảnh cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo Hội trong chuyện này. Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…"

"Ai cũng biết, những lời phê bình kể trên rất phù hợp với một phần sự thật. "Paul Mené trong cuốn "Pháp và An Nam Giữa Hai Lằn Đạn" (Paris 1928) không nói ngược lại. .Ông viết: "Hội Nhà Chung được tổ chức hùng mạnh ở Nam Kỳ. Nhà Chung rất giầu có, chiếm hữu nhiều vùng đất bao la và có nhiều bổng lộc quan trọng tại phần lớn các xí nghiệp địa phương, nhờ những khoản tiền vốn Nhà Chung bỏ vào đó, nhân danh Nhà Chung hoặc phần nhiều là qua trung gian người thứ ba. Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi."

"Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng: "Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm cho được chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồ. Nhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất động sản và của cải khác. Tại Miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng tới ba bốn hoặc sáu ngàn hecta". (Sàigon 14-12-1934).” [7]

Theo sử gia Joseph Buttinger, tới năm 1966, tại miền Nam vĩ tuyến 17, Giáo Hội La Mã vẫn còn chiếm đoạt tới 370 ngàn mẫu Anh (Acres) mặc dù từ năm 1956, chính quyền Mỹ đã thôi thúc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất, truất hữu những khỏan ruộng của những điền chủ giầu có để bán rẻ cho nông dân nghèo không có ruộng cày.(Mỗi điền chủ chỉ được sở hữu “từ 60 đến 200 mẫu”.[8] Vấn đề này đã được trình đầy đủ trong Phần Hai, Mục D, tiểu mục Diễn Biến, tiết thứ 5 ở trên.

4.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành chỉ nói tới tội ác do quân lính Pháp gây ra mà không hề nói tới vai trò của Vatican cũng như tội ác của lính đạo người Pháp và lính đạo người Việt ở trong đó.

Nơi trang 131, ông Thành viết:

Nhiều toán lính lưu động gồm người Pháp, lính lê dương và người Việt đánh thuê được phái đi khủng bố các huyện làng có tham gia nổi dậy hay bị tình nghi liên hệ đến vụ này như huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng, An Lão, các làng Xuân Tùng, Cao Mại, Phùng Nguyên, Võng La. Đi đến đâu chúng cũng đốt phá nhà cửa, bắn giết, hãm hiếp đàn bà, con gái và còn phạt vạ những món tiền lớn, theo lời tường thuật của lý trưởng làng Sơn Dương, tỉnh Phú Thọ. Trong số 69 nhà bị đốt chỉ có 5 chủ nhà tham gia khởi nghĩa. Chúng đã đốt sạch cả lúa gạo, bàn thở tổ tiên, ông bà và bắt nộp phạt cho công sứ Pháp 200 đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ.”

NHẬN XÉT: Trong đoạn văn trên đây, ông Thành chỉ nói đến tội ác của quân linh Pháp trong các đạo quân Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican mà không hề có một lời nào nói về vai trò của Vatican hay Giáo Hội La Mã về những hành động tội ác của các nhả truyền giáo hay các linh mục người Âu cũng như người Việt và giáo dân trong các đạo quân ăn cướp này. Ông Thành cố tình sử dụng cum từ “linh đánh thuê người Việt”, một lời nói tổng quát theo kiểu chung chung, chứ tuyệt nhiên không có một lời nào nói đến vai trò của các ông linh mục và những toán lính đạo từ các làng đạo và những nam tín đồ Ca-tô người Việt tình nguyện gia nhập quân đội Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican để có cơ hội thỏa mãn cái thú tính cực kỳ man rợ này của họ (và cũng là của Ki-tô giáo) là đi cướp của, đốt nhà, đốt đình, đốt chùa và hãm hiếp đàn bà con gái trong những khi hành quân ở các làng lương. Cái bản chất ghê tởm này là do Vatican gây ra hay tạo nên bởi chủ trương khơi động và nuôi dưỡng lòng tham lam ích kỷ của tín đồ hầu có thể dùng những miếng mồi chiến lợi phẩm (ăn cướp của nhân dân trong vùng hành quân" làm miến mồi câu nhử để cho họ hăng say gia nhập vào các đạo quân ăn cướp này chiến đấu cho quyền lợi của giáo hội. Vì thế mà họ mới có những hành động tội ác như vậy. Dưới đây là những bằng chứng bất khả bác cho cái chủ trương dã man khốn nạn này của Vatican:

Thứ nhất là việc giáo hội ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454). Nội dung của sác chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [9]

Thứ hai là trong lời kêu gọi tín đồ tình nguyện tham gia vào các đạo quân thập tự đi tấn công và chiếm đóng các vùng đất của các dân tộc Hồi giáo ở vùng Trung Đông, Giáo Hoàng Urban II (1088-1099), cũng đã dùng những lợi lộc vật chất làm miếng mồi câu nhử lôi cuốn họ chạy theo bắt mồi mà hăng say tình nguyện vào các đạo quân ăn cướp cực kỳ dã man như vậy của giáo hội. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Men and Nations viết:

"Giáo Hoàng kêu gọi phát động cuộc chiến thập tự. Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) hăng say phát động cuộc chiến thập tự để thâu hồi lại Đất Thánh. Năm 1095, ông trịệu tập một đại hội gồm các tu sĩ chức sắc và các nhà quý tộc Pháp nhóm họp tại Clemont, Pháp. Ông thúc dục các nhà quý tộc có quyền thế hãy ngừng đánh phá lẫn nhau để tham gia vào một cuộc chiến lớn chống lại những người tà giáo (những người thuộc các tôn giáo khác.).

Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của Giáo Hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lời lớn trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán." [10]

Thứ ba là sách sử đều ghi lại rằng, ngay trong những ngày đầu khi quân đội viễn chinh mới chiếm đóng được một số đồn tại Việt Nam, thì tín Ca-tô người Việt do các linh mục đưa đến, nhao nhao tình nguyện xin làm lính cho Pháp hay xin Pháp vũ trang cho họ để họ có thể kéo nhau đi đánh phá các làng lương với dã tâm giết người bừa bãi, hãm hiếp đàn bà con gái, đốt nhà, thiêu rụi hết tất cả miếu đình, đền đài, chùa chiền, cướp đoạt tất cả những gì họ có thể cướp đoạt được. Những hành động khốn nạn này của họ khiến cho ngay cả những sĩ quan Pháp trong đoàn quân viễn chinh Pháp cũng phải ghê tởm và tỏ ra khinh bỉ họ đến cùng độ của khinh bỉ. Đây là sự thực mà các sách sử còn ghi lại rõ ràng. Sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 ghi nhận như sau:

Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier sau này, nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”. “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

Nhà sử học Cultru kết luận:

“Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…”

“Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi v họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á.” [11]

Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 (Tập 2) viết:

"Tai Nghệ An, giáo dân huyện Quỳnh Lưu đốt phá huyện lỵ và các xã thôn. Hơn một ngàn nóc nhà tại Quỳnh Đôi, Bào Hậu bị thiêu hủy, nhiều thường dân bị chết. Nhóm Linh Mục Alphonse Klinger và Martin tổ chức các đội võ trang "tự vệ" đánh phá các làng Lương, đốt phá chùa miếu.

Tại miền Bắc, Linh Mục Trần Lục - được cơ quan ngôn luận của Hội Truyền Giáo mô tả như một "courtisan" (người thân tín, kẻ xu nịnh) của (Giám Mục) Puginier - không những bảo vệ được họ đạo Kim Sơn mà còn tăng cường lực lượng "thập tự quân" tiếp tay bất cứ cuộc hành quân nào của Pháp đánh vào các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thanh Hóa. Một trong những công lớn của Trần Lục với chính phủ Bảo Hộ là chiến thắng Ba Đình. Ngoài ra, Trần Lục cũng cung cấp cho Pháp hàng ngàn cu li, mật báo viên, lính tập và viên chức hành chính...." [12]

"Qua sự "cố vấn" của các giáo sĩ, đặc biệt là (Giám Mục) Puginier, cùng Nguyễn Hữu Độ - Courcy mới quyết định gạt bỏ Hàm Nghi đưa Đồng Khánh lên ngôi, sử dụng chiêu bài "trung hưng" dòng chính thống (Tự Đức) để đương đầu với một ông vua bị các "gian thần" đặt lên ngôi..." [13]

"Moulié, qua sự giới thiệu của Hội Truyền Giáo, cũng bổ nhiệm Ngô Đình Khả làm Tổng Quàn Thị Vệ, trông coi an ninh Cấm Thành. Khả có nhiệm vụ kiểm soát vua, nhưng tính hạnh vua càng ngày càng xấu hơn." [14]

Để biết rõ hơn về mức độ dã man của những người lính đạo Ca-tô trong những năm 1858-1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954, xin quý vị đọc các sách (1) Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần, (2) Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, France: Tự Xuất Bản, 1995) của Tiến-sĩ Nguyễn Xuân Thọ, (3) Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập 2 (Houston, Texas, 2000), của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu (4) Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965) của hai tác giả Quang Toàn, (5) Chương 11 sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã – Quyển Một (Tacoma, WA: TXB, 1999) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang, và (6) Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php.)

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ cái đặc tính cướp của, đốt nhà, đốt làng, hủy họai mùa màng, triệu hạ miếu, đình, đền chùa và các nơi thờ tự khác như bàn thờ tổ tiên là do chủ trương của Vatican và được các tín đồ Ca-tô bất kể là người, người Âu Phi hay người Việt thể hiện ra bằng hành động trong những chiến dịch hành quân. Ấy thế mà tác giả Hoàng Ngọc Thành lại tìm các tránh né không hề có một lời nào nói lên cái bản chất ác độc man khốn nạn này là do Giáo Hội La Mã chủ trương gây nên, ông ch nói văn tắt rằng “Nhiều toán lính lưu động gồm người Pháp, lính lê dương và người Việt đánh thuê được phái đi khủng bố… ” .

Bàn tay tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam không phải chỉ giới hạn trong thời gian 1858-1945, mà nó còn tiếp tục kéo dài qua thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 trên toàn lãnh thổ Đông Dương ở bát kỳ nới nào có sự hiện diện của đoàn quân viễn chinh Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican và trong những năm 1954-1975 ở miền nam vĩ tuyến 17.

Sự thật rõ ràng là như vậy. Ấy thế mà trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006, tác giả Hoàng Ngọc Thành lại không hề đả động gì đến những hành động của Vatican can thiệp hết sức trắng trợn và cực kỳ thô bạo vào nội tình Việt Nam trong thời kỳ này. Có thể ông Hoảng Ngọc Thành cố tình làm như vậy là vì ông ta có chủ tâm làm cho người đọc không nhìn thấy những ặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta qua những hành động cấu kết chặt chẽ với Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 đến ngày tháng 7 năm 1954, và với siêu cường Hoa Kỳ trong những năm 1954-1975. Có làm như vậy ông ta mới dễ dàng đổ tội cho Cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản đã gây ra hai cuộc chiến 1945-1954 và cuộc chiến 1957-1975.

5.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành chê bai khinh rẻ ông Bảo Đại là con người “Suốt cả đời chỉ thích săn tiền, săn gái, săn thú và cờ bạc…” , nhưng lại không có một lời nào nói về cái thế lực chủ trương đưa ông Bảo Đại lên thành lập chính quyền để chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Minh của nhân dân ta:

Nơi trang 290, ông Thành viết:

“Có thể xẩy ra mưu đồ đưa Bảo Đại lên làm bù nhìn trở lại. Suốt cả đời chỉ thích săn tiền, săn gái, săn thú và cờ bạc. Kẻ chi tiền là sử dụng ông được.” (trang 290)

NHẬN XÉT: Viết câu văn trên, chứng tỏ tác giả Hoàng Ngọc Thành biết khá rõ về con người cựu hoàng Bảo Đại không có đủ tư cách của một chính khách lãnh đạo một chính quyền đúng nghĩa của một chính quyền tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Ấy thế mà ông Thành lại không hề có một lời nào nói đến Vatican là thế lực chủ động đưa tên hôn quân bất xứng đã thoái vị này lên thành lập chính quyền làm bù nhìn cho cả Pháp và Vatican. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Phần Hai ở trên và trong Chương 2, sách Chân Dung “Người Việt Quốc Gia”

 (http://www.sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN2a.php.)

6.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành cố tình KHÔNG NÓI GÌ ĐẾN phái đoàn McNamara tới tận Dinh Gia Long hội kiến với ông Diệm vào ngày 29/9/1963 để răn đe và khuyên bảo (ra lênh cho) ông ta phải từ bỏ chính sách bách hại Phật Giáo, phải thả hết các học sinh, sinh viên đang bị giam giữ và tra tấn, phải có bỉện pháp đối với bà Nhu để không còn làm làm phiền toái Hoa Kỳ nữa, phải từ bỏ chính sách đàn áp và hãm hại các thành phần đối lập chính trị hầu cứu vãn danh dự của Hoa Kỳ (Robert McNamamra, Hồi Ký (San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 1995), tr. 100-104) vì đã đưa ông lên cầm quyền.

NHậN XÉT:: Đây là vấn đề cần phải mổ xẻ. Một sự kiện quan trọng như vậy mà TẠI SAO tác giả Hoảng Ngọc Thành lại giấu kín, không dám nói một lời nào về vấn đề này?

Ông Thành không nói, người viết xin nói rõ vấn đề này. Sở dĩ Tổng Thống Kennedy phải cử phái đoàn McNamara tới tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để nhắc nhở ông Diệm phải thi hành nghĩa vụ của ông ta đối với chính quyễn Mỹ như chúng tôi đã trình bày trong Phần Hai ở trên là vì trách nhiệm của chính quyền Hoa Kỳ đã tạo dựng nên chính quyền miền Nam và đã đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền làm việc cho Hoa Kỳ. Tổng Tống Kennedy phải hành động như vậy là vì dù sao đi nữa giữa cá nhân Tổng Thống Thống Kennedy và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là đồng đạo với nhau, cùng là con chiên ngoan đạo, cùng coi Giáo Hoàng Pius XII và Hồng Y Spellmạn là những người cha đờ đầu, cùng được Tòa Thánh Vatican triệt để ủng hộ (trường hợp Tổng Thống Kennedy) và đưa lên làm tổng thống (trường hợp ông Ngô Đình Diệm).

Sở dĩ ông Ngô Đình Diệm bác bỏ hết tất cả lời khuyên bảo và răn đe của Phái Đoàn McNamara là vì ông đã lầm tưởng rằng ông ta có thể bắt bí Hoa Kỳ và buộc Hoa Kỳ phải để cho ông ta tiếp tục thi hành kế họach Ki-tô giáo miền Nam bằng bạo lực. Chính vì thế mới nên nông nỗi. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 20 (các trang 433-448), sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000).

Hành động của phái đoàn McNamara tới Dinh Gia Long đòi hòi hay ra lệnh cho ông Diệm triệt để tuân hành lệnh truyền của chính quyền Kennedy là một trong những bắng cớ chứng tỏ rằng ông Diệm chỉ là người được Hoa Kỳ thuê muớn làm công việc quản lý miền Nam cho họ và công việc của ông ta là phải thi hành chính sách của họ đưa ra; nếu lạm dụng quyền hành, hay đi chệch hướng, gây bất lợi cho họ, thì họ răn đe và ra lệnh cho ông ta phải sửa sai. Trong trường hợp, ông Diệm quá trớn, mưu đồ qua mặt họ hay trổ mòi lật lọng, không cần biết đến lời khuyên bảo và răn đe của họ, tất nhiên là họ sẽ có biện pháp trừng trị.

Nói cho rõ hơn nữa, ông Diệm chỉ là một tên đầy tớ của Mỹ qua sư bảo lãnh của Vatican mà thôi. Khi ông Diêm sử dụng trò hề thương thuyết với chính quyền miền Bắc để hù Mỹ với hy vọng Mỹ sẽ nhượng bộ để cho ông ta tiếp tục thi hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực, thì người Mỹ lại cho rằng ông ta mưu đồ phản họ, đặc biệt là họ đã báo động trước với nhau rằng ông Diệm là con người có bản chất gian trá và phản trắc. Họ đã báo động với nhau qua bản báo cáo của Đại Ta Edward G. Lansdale đề ngày 25/4/1961 bằng cụm từ “cặp mắt nhìn trộm” của ông ta. Đây là sự thật và sư thật này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

Ngày 25/4/1961, Tướng Edward G. Lansdale—người được coi như hiểu biết rất rõ Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]—viết báo cáo lên Thứ trưởng Quốc phòng Roswell L. Gilpatric, Chủ tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Việt Nam (Presidential Task Force on Vietnam), về “No Din Zee’em” (Ngô Đình Diệm) như sau:

Ông ta lùn, mập tròn. . . Nhiều người không chú ý đến cặp mắt đen hay liếc trộm [snapping] của ông ta mà chỉ chú ý đến cặp giò chỉ vừa đủ chạm mặt đất khi ngồi. Tuy nhiên, ông ta không cảm thấy ngượng ngùng về chuyện lùn, và có vẻ rất tự nhiên chung quanh những người Mỹ cao lớn.“ [18]

Vì đã biết rõ ông Diệm là con người có bản chất gian trá và phản trắc (thể hiện ra bằng “cặp mắt hay nhìn trộm” của ông ta), cho nên, khi anh em ông ta cho trình diễn màn kịch “làm như là bắt tay với chính quyền miền Bắc” (để đuổi Mỹ), thì người Mỹ lại cho rằng thằng Ngụy Diên Ngô Đình Diệm đang tính đường phản lại họ. Chính vì thế mà Mỹ mới bật đèn xanh cho quân dân miền Nam vùng lên đạp đổ bạo quyền và lôi anh em tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm này ra đập chết vào sáng sớm ngày 2/11/1963. Như vậy, rõ ràng là ông Diệm là thằng phản phúc mưu đồ phản Mỹ, chứ không phải Mỹ phản ông Diệm.

Nhân tiện đây, người viết cũng xin ghi lại “thành tích lật lọng, tráo trở và phản trắc” của con người phản phúc Ngô Đình Diệm này đối với nhiều người. Những thành tích này đều được sách sử ghi lại rõ ràng, và dưới đây là một số trường hợp trong những thành tích này của ông ta::

Lần thứ 1 là hành động "Phản quốc và hại dân”. Đây là những hành động tra tấn các nhà cách mạng chống Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican: Khi được Liên Minh Pháp – Vatican cho làm tri huyện ở Hoa Đa, ông Diệm dùng đèn cầy sấy hậu môn để lấy khẩu cung hầu tâng công với quan thày Vatican và Pháp. Trong thời kỳ nắm quyền cai trị miền Nam từ tháng 7 năm 1954 cho đến trưa ngày 1/11/1963, ông đã phạm những tội ác chống lại tổ quốc và nhân dân Việt Nam như đã nói Trong Phần Hai, mục II D, tiểu mục Diễn Biến ở trên. Ta gọi hành động này là phản quốc và người phạm tội phản quốc là Việt gian.

Lần thứ 2 là hành động phản lại Quốc Trưởng Bảo Đại. Bảo Đại là một ông vua, Ngô Đình Diệm là tôi thần của vua Bảo Đại, và tôi thần tới hai lần: Lần thứ nhất là những năm làm quan từ năm 1922 cho đến ngày 12/7/1933, và lần thứ hai là những năm tháng từ ngày 19/6/1954 cho đến ngày 23/10//1955. Vào ngày này, ông Diệm tiến hành kế họach phản vua Bảo Đại. Trước ngày này, vì muốn được bổ nhậm làm thủ tướng, ông Diêm đã phải quỳ xuống trước mặt vua Bảo Đại và Nam Phương Hòang Hậu và thề rằng xin cam kết giữ gìn ngai vàng cho Hòang Tử Bảo Long. Ông Diệm đã phải làm đúng như vậy rồi mới được ông Bảo Đại bổ nhậm làm thủ tướng với toàn quyền quyết định về cả dân sự lẫn quân sự vào ngày 19/6/1954. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này được sách The Two Vietnams ghi nhận như sau:

Bảo Đại bắt ông Diệm phải long trọng thề trung thành với ông. Việc này có nhiều chứng nhân có quyền lực xác nhân rằng ông Diệm cũng phải qùy xuống trước mặt Nam Phương Hoàng Hậu thể rằng ông ta phải làm hết khả năng trong phạm vi quyền lực của ông ta để bảo vệ ngôi vua cho Hoàng Tử Bảo Long.[19]

Ấy thế mà chỉ khỏang 16 tháng sau đó, sau khi đã có đầy đủ quyền lực thì ông Diệm lại tìm phương kế truất phế ông Bảo Đại vào ngày 23/10/1955 để lên làm tổng thống. Ta gọi hành động này là phản thần.

Lần thứ 3 là" những hành động phản trắc" và "tráo trở" đối với quan thày của ông ta là người Pháp. Trong năm 1933, ông Diệm có liên hệ đến âm mưu vận động cho cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne thân Giáo Hội La Mã trở lại Đông Dương để thay thế Toàn Quyền Pierre Pasquier (có tinh thần chống Giáo Hội La Mã). Âm mưu bị bại lộ cho nên mới bị Pháp sa thải. Sau đó, vì bất mãn với Pháp do việc bị sa thải trên đây, cho nên, tới đầu thập niên 1940, ông Diệm lại mưu toan liên kết với tín đồ Da-tô Cường Để ở Nhật để chống lại Pháp. Âm mưu này cũng bị bại lộ và bị Pháp bắt giam. Vì thế mới có chuyện Giám-mục Ngô Đình Thục viết lá thư đề ngày 21/8/1944 gửi Toàn Quyền Jean Decoux xin khoan hồng cho hai người em là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Trong lá thư này, Giám-mục Thục có nói về công trạng đối với Pháp của thân phụ ông ta là Ngô Đình Khả “đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu,… chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy…” Những hành động như vậy gọi là phản chủ.

Lần thứ 4 hành động phản lại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cưu mang, lo lót chạy chọt cho ông về Việt Nam làm thủ tướng chính quyền chống Cộng ở miền Nam Việt Nam, nhưng rồi ông lại qua mặt Hoa Kỳ, dồn nỗ lực vào việc tiến hành kế hoạch "Ca-tô hóa miền Nam Việt Nam" bằng bạo lực và bằng tất cả các phương tiện của chính quyền. Việc làm đại gian đại ác này hoàn toàn trái với Hiến Pháp Hoa Kỳ (trong đó có điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”), và đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Chính vì thế mà nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới mới lên án chế độ đạo phiệt Da-tô của ông ta, gọi ông là một “Spanish Inquisitor”, và sách sử mới ghi nhận ông ta là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Vì bị nhân dân Hoa Kỳ chống đối dữ dội, chính quyền Hoa Kỳ mới ra lệnh cho ông phải sửa sai và thay đổi chính sách. Thay vì phải sửa sai và thay đổi chính sách, ông lại tìm cách bắt tay với chính quyền miền Bắc để bắt chẹt (blackmail) Hoa Kỳ. Hành động này được gọi là hành động phản chủ.

Lần thứ 5: là hành động phản lại bạn bè: Đây là các ông Trần Văn lý, Tạ Chương Phùng, Lê Quang Luật, v.v…Các ông này là những người bạn của ông từ cái thuở ông còn long đong với hai bàn tay trắng. Họ đã ủng hộ và hy sinh công lao, thì giờ cũng như tiền bạc để cưu mang khi ông còn lận đận. Sau khi lên cầm quyền, ông phản lại những người này mà điển hình nhất là hành động thủ tiêu người con trai của Cụ Tạ Chương Phùng là Tạ Chí Diệp, đối xử rất tệ với cụ Trần Văn Lý, lọai bỏ ông Lê Quang Luật ra khỏi chính quyền.Hành động này gọi là phản bạn.

Lần thứ 6 là hành động phản lại tướng Trình Minh Thế. Ông Diệm cho người đi tới tận chiến khu của ông Trình Minh Thế ở Núi Bà Đen Tây Ninh để thuyết phục nhân vật này đem lực lượng Cao Đài võ trang về hàng. Ông Thế đã nghe theo lời thuyết phục này của ông Diệm, đem khoàng 1,500 quân lính dưới quyền về hàng (ông Diệm) và được gắn lon thiếu tướng. Sau đó, ông Diệm lại cho người ám sát ông Thế. Đây là một trong hành động phản trắc.

Lần thứ 7 là hành động phải lại Đại Tá Edward G. Lansdale: Đại Tá Edward G. Lansdale là người được Tổng Thống Eisenhower cử sang Vệt Nam làm cố vấn đặc biệt cho ông Diệm ở Sàigòn và đã sang Việt Nam trước khi ông Diệm về nước cầm quyền. Vai trò và công ơn của Đại Tá Edward G. Lansdale đối với ông Diệm giống y hệt như một vị sư phụ đối với một đệ tử yêu quý nhất trong truyền thống võ lâm Trung Hoa. Đại Tá Edward G. Lansdale đã lo cho ông Diệm đủ mọi thứ: Từ (1) miếng ăn, (2) vấn đề an ninh ở trong dinh Độc Lập, (3) lập kế hoạch đưa cả hơn 600 ngàn người Công Giáo Bắc Kỳ vào miền Nam làm lực lượng hậu thuẫn cho ông, (4) ly gián, phá vỡ âm mưu đảo chánh của Tướng Nguyễn Văn Hinh trong những tháng 9-11/1954, (5) dấn thân lăn lội đến tận các sào huyệt của các Tương Cao Đài và Hòa Hào để mua chuộc họ về đầu hàng ông Ngô Đình Diệm bằng hàng triệu Mỹ-kim: trả cho Tướng Trình Minh Thế (Cao Đài) 2 triệu, trả cho Tướng Nguyễn Thành Phương l3.6 triệu, trả cho Tướng Trần Văn Soái (Hòa Hảo) 3 triệu, và nhiều nhân vật thế lực khác của hai giáo phái này, (tính ra tổng số tiền mua chuộc các ông tướng Cao Đài và Hòa Hảo này lên đến trên 12 triệu Mỹ-kim)[20] (6) dạy dỗ ông cách ăn nói và hành xử với nhân viên cấp dưới, cách phân biệt những người xu thời nịnh bợ và những người mộc mạc chân thành ủng hộ ông ngay từ khi ông mới được Mỹ và Vatican về cầm quyền, phải đối đãi tử tế với những người cộng tác chân thành như Tướng Trình Minh Thế, chỉ bảo cho ông biết cung cách hành xử của một vị tổng thống ở một nước dân chủ, (vấn đề này đã đượ trình bày rất đầy đủ nơi Chương 62, Mục VI, Phần VI),sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã

 (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH62.php,) và (7) tổ chức và sắp đặt công việc tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại để đưa ông lên ngôi vị tiổng thống miền Nam miền Nam.

Khi địa vị chưa vững, ông Diệm tỏ ra ngoan ngoãn nghe lời Đại Tá Edward G. Lansdale như một môn sinh ngoan ngoãn nghe lời vị lương sư chỉ dạy. Nhưng khi chính quyền và địa vị đã được củng cố và vững mạnh, những ác tính và bản chất phản trắc tiềm ẩn trong con người của ông lại trỗi dậy và biến thành hành động, ông cho người ám sát Tướng Thế bất kể gì đến lời khuyên dạy của Đại Tá Edward G. Lansdale . Hành động này gọi là phản thày.

Lần thứ 8 là hành động phản lại lời cam kết với quốc dân miền Nam Việt Nam và những người chỉ huy cuộc đảo chánh 11/11/1960. Khi Dinh Độc Lập bị quân đội Nhẩy Dù dưới quyền chỉ huy của Đại-tá Nguyễn Chánh Thi bao vây ngặt nghèo vào sáng sớm ngày 11/11/1969, phe đảo chánh gửi tối hậu thư cho ông phải cải tổ chính quyền, ông bằng lòng và tuyên bố với quốc dân rằng ông “quyết định giải tán chính phủ hiện thời để các tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập chính phủ lâm thời để có thể chiên đấu tiếp tục chống Cộng…”[21] Nhưng chưa đầy 24 giờ sau, khi viện quân của Đại Tá Trần Thiện Khiêm từ miền Tây kéo về tới Phú Lâm, ông liền trở mặt, xóa bỏ hết những gì ông tuyên bố ngày hôm trước. Đây là hành động phản dân.

Lần thứ 9 là hành động phản lại lời cam kết với Phật Giáo vào ngày 16/6/1963. Việc tiến hành kế hoạch Ki-tô hoá miền Nam bằng bạo lực làm nẩy sinh phong trào Phật Giáo tranh đấu để đòi bình quyền về tôn giáo. Dưới áp lực của Hoa Kỳ, ông Diệm phải cho thành lập một Ủy Ban Liên Bộ nói chuyện với phái đoàn Liến Phái của Phật Giáo:

Ngày 16/6/1963: Hai Uỷ Ban Liên Bộ và Liên Phái, sau 3 ngày và đêm thảo luận, ra một thông cáo chung xác định những điểm đã thỏa hiệp về cách treo cờ Phật Giáo và Quốc Kỳ; xét lại Dụ số 10 về phần quy chế tôn giáo; điều tra về các vụ bắt bớ, và khoan hồng cho những người tranh đấu cho Phật giáo; dành mọi sự dễ dàng cho các hoạt động tôn giáo; trừng trị những nhân viên có lỗi, bồi thường cho các gia đình nạn nhân.” [22]

Bản thỏa hiệp vừa ký xong được mấy ngày, khi tình thế êm dịu trở lại, ông Diệm liền trở mặt. Báo chí và đài phát thanh Sàigon của chính quyền trở giọng mạt sát Phật giáo, cảnh sát và mật vụ lại tiến hành những chiến dịch truy lùng bắt giam và tra tấn Phật tử, học sinh và sinh viên, các truờng học được lệnh đóng cửa. Bản thỏa hiệp giữa Ủy Ban Liên Bộ và Liên Phái Phật giáo được ký kết vào ngày 16/6/1963 tại thủ đô Sàigòn bị ông Diệm liệng vào xọt rác. Đây là một hành động tráo trở hay phản phé.

Lần thứ 10 là hành động tráo trở, phản lại lời hứa với Đại-sứ Frederick Nolting: Việc chính quyền Ngô Đình Diệm bách hại Phật Giáo khiến cho Hoa Kỳ lo ngại sẽ bị nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới bị lên án gay gắt vì rằng chính quyền Hoa Kỳ đã đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền (vào năm 1954) rồi cưu mang chính quyền này kể từ đó. Cũng vì vậy mà các vị Đại-sứ Hoa Kỳ ở Sàigòn như Frederick G. Rheinhardt, Elbbrridge Durbrow, Frederick Nolting đều được lệnh phải kiểm sóat, theo dõi sát nút và ngăn chặn, không để cho ông Diệm quá trớn trong nỗ lực Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực. Đặc biệt là từ khi xẩy ra vụ tàn sát Phật tử ở Huế vào chiều tối ngày 9/5/1963, Đại Sử Nolting được lệnh phải thường xuyên trực tiếp, hoặc là đối mặt, hoặc là qua đường giây địện thoại, nói cho ông Diệm biết là chính quyền Sàigòn phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề Phật giáo cho êm đẹp. Lần nào nói chuyện với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đại-sứ Nolting cũng được Tổng Thống Diệm hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề Phật Giáo theo tinh thần hòa giải. Tuy là hứa như vậy, nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn vi phạm những điều đã cam kết trong bản thỏa hiệp mà Ủy Ban Liên Bộ và Liên Phái Phật Giáo đã ký kết vào ngày 16/6/1963. Có thể vì hành động tráo trở này của ông Diệm mà vào đầu tháng 8/1963, chính quyền Tổng Thống Kennedy mới cho rằng ông Frederict Nolting đã không tích cực hay không có đủ khả năng “sửa sai” ông Diệm, và đi đến quyết định bổ nhậm ộng Henry Cabot Lodge sang Sàigon nắm giữ chức vụ đại sứ thay thế ông Frederick Nolting. Trước khi về Mỹ, ngày 14/8/1963, Đại-sứ Frederick Nolting đến Dinh Gia Long gặp Tổng Thống Diệm để từ biệt, và yêu cầu ông Diệm phải hứa rằng chính quyền của ông sẽ không dùng vũ lực tấn công các chùa chiền Phật giáo. Tổng Thống Diệm đã long trọng cam kết với ông Noltting rằng ông sẽ không bao giờ tấn công Phật giáo. Ngòai ra, ông ta còn hứa sẽ công khai phủ nhận những lời chỉ trich lỗ mãng của bà Ngô Đình Nhu trước đó:

Thư Tư 14/8/1963: Sàigòn: 11G00: Nolting gặp Diệm trước khi về nước. Thật ra, Nolting và Diệm đã thảo luận từ sáng sớm. Mãi tới phút chót, Diệm mới hứa sẽ công khai phủ nhận những lời chỉ trích của Lệ Xuân [Lệ Xuân đã ví những cuộc tự thiêu của tăng ni như “nướng thịt sư”, v.v…”[23]

Được lời cam kết này của ông Diệm, ông Nolting yên trí trở về Hoa Kỳ và dự tính rằng sẽ báo cáo với Tổng Thống Kennedy bằng những lời lẽ bao dung cho anh em ông Diệm. Thế nhưng, trên đường về nước, khi tới Hawaii, ông Nolting được tin các chùa chiền ở trong các thành phố lớn ở Việt Nam bị quân chính phủ tấn công vào đêm ngày 20/8/1963. Được tin xấu như vậy, ông Nolting tỏ ra vô cùng phẫn nộ về hành động tráo trở phẳn trắc này của ông Diệm. Sự kiện này được sử gia John Newsman, người Hoa Kỳ, ghi nhận như sau:

Ngày 19/7, ông Diệm lên đài phát thanh nói với đồng bào trong hai phút, bày tỏ ý muốn hòa giải với phe Phật Giáo, nhưng ông nói với vẻ lạnh lùng và nhân nhượng rất nhỏ nhoi, chỉ vừa đủ làm cho tình hình dịu bớt. Hậu quả, vào tháng 8, cuộc đấu tranh của Phật Giáo bộc phát trở lại: Khán giả truyền hình Mỹ được nhìn thấy các vụ tự thiêu vào những ngày 5, 15, và 18 (tháng 8) của 7 nhà sư và một ni cô. Tình hình gia tăng đến mức căng thẳng từ giữa tháng 8 tưởng chừng như sắp nổ tung, qua đến sáng ngày 21/8, “Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bị cô lập hoàn toàn,” và khuya hôm ấy, ông Diệm tuyên bố tình trạng thiết quân luật trên toàn lãnh thổ và ông Nhu cho Cảnh Sát Chiến Đấu, một thứ Lực Lượng Đặc Biệt của riêng ông, tiến hành cuộc bố ráp các chùa và bắt giữ 1,400 Phật tử. Ông Nhu lợi dụng thiết quân luật để bắt bớ, nhưng che đạy bằng lệnh của các tướng vùng.

Hành động của ông Nhu rõ ràng đã tạo ra bế tắc trong quan hệ Việt Mỹ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên án các cuộc bố ráp các chùa chiền như sau:

“Dựa trên những tin tức từ Sàigòn, rõ ràng chính phủ VNCH đã dùng những biện pháp đàn áp nghiêm trọng các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam. Hành động này tiêu biểu cho sự vi phạm trắng trợn các bảo đảm của chính phủ Việt Nam đã hứa theo đuổi chính sách hòa giải với Phật Giáo. Hoa Kỳ muốn phàn nàn về các hành động đàn áp như vậy.”

Ông Nhu cho cắt các đường dây điện thoại của Tòa Đại Sứ. Các tướng lãnh giận dữ đến Tòa Đại Sứ và hỏi xem Hoa Kỳ có chịu ủng hộ đảo chánh hay không?

Lúc bấy giờ (Frederick) Nolting cùng (Henri Cabot) Lodge và (Roger) Hillsman đang có mặt ở Honululu, cảm thấy choáng váng vì các biến chuyển ở Sàigòn. Ông liền đánh điện trách ông Diệm rằng: “Đây là lần đầu tiên Tổng Thống đã tự phản bội với những lời hứa trước mặt tôi.” Hillsman mô tả giây phút Nolting trố mắt nhìn những dòng chữ từ từ hiện ra trên máy viễn ấn ký như sau:

Tôi nghe có tiếng chửi đổng lúc chúng tôi đọc từng chữ trên máy. Cuộc tấn công được sắp xếp vào thời gian giữa hai đại sứ cũ và mới thay đổi công việc. Ông Diệm đã cả gan dám bội ước và không dành một hành động nào để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ông ta đã đặt chúng ta trước một chuyện đã rồi mà ông ta biết rõ đã làm tổn thương đến tinh thần thượng võ và sự công minh của chúng ta, và ông ta đã có những hành động kiêu căng, ngạo mạn vì cho rằng chúng ta sẽ phải ngậm đắng nuốt cay như chúng ta đã từng chịu đựng trong quá khứ. Lúc ấy nét đau khổ lộ ra trên khuôn mặt của Nolting.”

Tuy nhiên, lần này Hillsman cố làm sao để không phải nuốt một viên thuốc đắng nào hết.” [24]

Đây là một hành động phản bạn vì rằng ông Đại Sứ Nolting được coi như là một người bạn khá thân với ông Diệm và đã che chở rất nhiều cho ông Diệm những khi báo cáo về chính quyền Mỹ.

Trên đây, người viết mới liệt kê ra có 10 lần ông Diệm đã có hành động phản trắc (tác giả Hoàng Ngọc Thành gọi là “phản phúc”). Có thể còn có rất nhiều lần phản trắc khác nữa mà người viết không biết. Với quá nhiều lần phản trắc như vậy, ta có thể nói đặc tính phản trắc của ông Diệm là bẩm sinh và cũng có thể gọi là bản chất. Giang sơn dễ đổi, bản chất khó chừa. Vì khó chừa, cho nên ông Diệm mới có nhiều lần phản trắc như vậy.

Viết đến đây, người viết nhớ lại là thi sĩ người Bỉ tên là Georges Rpdenbach (1855-1898) nói rằng. “con mắt là cửa sổ của tâm hồn” (les yeux sont les fenêtres de l’ ame.).” Áp dụng câu nói trên đây vào trường hợp ông Ngô Đình Diệm, quả thật là không sai một chút nào cả vì rằng ông ta có cặp mắt hay nhìn trộm, và nhìn trộm là biểu hiệu của con người có bản chất phản trắc hay là có  tướng phản.

Không biết cái bản chất phản trắc hay tướng phản này của ông Diệm có hiện ra ở chỗ nào khác nữa ở trên cơ thể của ông ta không? Được biết trong truyện Tam Quốc Chí, cái tướng phản trắc của thằng Ngụy Diên hiện ra thành một cái bướu (cục u) ở nửa đầu phía sau, trên gáy của nó. Không biết ông Diệm có cái bướu như thằng Ngụy Diên hay không. Có hay không có, cặp mặt hay nhìn trộm của ông Diệm cũng đủ nói lến cái bản chất gian trá và phản trắc của ông ta rồi! Nói về thành tích phản trắc của ông Ngô Đình Diệm, sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi viết:

Thái độ bất trung với nước và bất tín với dân của anh em ông Diệm như thế, chả trách nào ông Trần Văn Lý, một nhân sĩ Thiên Chúa Giáo miền Trung còn biết rõ xuất xứ, tôn tộc, sự nghiệp và cuộc đời của nhà Ngô, đã lên án nhà Ngô là những kẻ mang mười chữ “bất”: Bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất tài, bất trí, bất công, bất minh, bất tínbất hòa”.

Hơn ai hết, ông Trần Văn Lý có đủ tư cách để lên án anh em nhà Ngô mang mười chữ “bất”. Ông Diệm với ông Lý từng là đôi bạn chí thân từ ngày mới vào quan trường, lạ000i là đồng đạo và đồng hương (Trị Thiên), cùng là môn đệ của Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Ông Diệm và ông Lý cùng ở trong Phong Trào Cường Để; năm 1945, ông Diệm đã cùng sống với ông Lý tại Đà Lạt một tháng sau khi bị Nhật Bản bỏ rơi. Năm 1947-1948, cùng qua Hồng Kông xây dựng “Giải Pháp Bảo Đại”, cùng chủ trương thể chế “Quân Chủ Lập Hiến”. Thời làm Thủ Hiến, ông Lý đã từng giúp đỡ bạc tiền cho anh em ông Diệm họat động chính trị. Ngày ông Diệm mới về cầm quyền, ông Lý bị Ngô Đình Cẩn cho bộ hạ ném lựu đạn vào nhà khi ông còn ở gần nhà ga Huế, đến năm 1960 bị anh em ông Diệm bắt giam vì đã ở trong nhóm “Caravelle”.[25]

Quân bất hí ngôn”. Làm vua hay tổng thống hoặc là nhà lãnh đạo chính quyền phải “nhất ngôn cử đỉnh”, “lời nói như dao chém đá”, không được nói láo, không được nói chơi, không được hứa cuội và phản phé với bất cứ người nào. Ấy thế mà ông Ngô Đình Diệm, đường đường là một vị tổng thống của miền Nam Việt Nam lại nói láo còn hơn cả thằng cuội. Là một tổng thống của một nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến mà bạ đâu ông cũng hứa cuội, cũng nói láo và cũng phản phé. Không những ông chỉ nói láo, hứa cuội và phản phé với người Việt Nam, mà ông còn hứa cuội, nói láo và phản phé với cả nhà ngoại giao đại diện cho Hoa Kỳ ở Miền Nam Việt Nam. Hành động vô liêm sỉ này của ông đã khiến cho ông Đại Sứ Nolting đã phải “chửi đổng”. Như vậy là ông Tổng Thống Diệm đã làm nhục quốc thể.

Thuộc từ “cuội” và danh từ “thằng Cuội” dành cho ông Diệm thiết tưởng rất đúng nhưng vẫn chưa đủ. Đúng là chỉ đúng với cái ác tính hứa cuội và nói láo của ông ta mà thôi. Chưa đủ là vì trong con người ông, còn có không biết bao nhiêu ác tính ghê tởm gấp ngàn lần ác tính hứa cuội và nói láo. Ác tính “phản” của ông còn vượt xa cả ác tính “phản” của nhân vật Ngụy Diên trong sách Tam Quốc Chí. Vậy thì ta phải gọi ông ta là “Thằng Cuội Ngụy Diên Ngô Đình Diệm”.

Đối với Giáo Hội La Mã và xã hội Da-tô, thằng Cuội Ngụy Diên Ngô Đình Diệm được coi là mẫu người lý tưởng và được suy tôn lên là “nhà chí sĩ yêu nước” và “nhà ái quốc” (của Đế Quốc Vatican). Nhưng đối với xã hội Đông Phương, thằng Cuội Ngụy Diên Ngô Đình Diệm này đã được ghi vào lịch sử là “một tên thiên cổ tội nhân” của dân tộc, và các nhà viết sử ở ngoài xã hội Da-tô (sách "Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators) cũng đã ghi nhận ông ta là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

7.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành trách cứ Pháp đã không chú trọng đến việc đào tạo ra những người kế vị họ, nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước Việt Nam khi quyền lực của Pháp không còn tồn tại ở phần đất này nữa.

Nơi hai trang 228-239, ông Thành viết:

Vấn đề này xét ra nó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về phần khách quan, thực dân Pháp không nhìn xa, thấy rộng như thực dân Anh. Giữa hai thế chiến 1914-1918 và 1939-1945, nước Anh và nước Pháp là 2 đế quốc có nhiều thuộc địa nhất và nhì thế giới. Dù là cũng bóc lột và đàn áp, người Anh thấy rằng thế nào một ngày kia các thuộc địa cũng sẽ độc lập, và làm thế nào có thể duy trì ảnh hưởng và quyền lợi kinh tế của họ, dĩ nhiên trong phạm vi có thể được, sau khi các thuộc địa được tự chủ. Người Anh đã đào tạo một giới trí thức trung lưu bản xứ, tốt nghiệp từ các đại học Anh và hấp thụ phần nào văn hóa và nếp sống Anh cát lợi. Người Anh đã đàn áp đến mức độ nào đấy, nhưng vẫn để số trí thức chống Anh tồn tại như trường hợp các ông Gandhi và Nerhu tại Ấn Độ. Họ cũng cho lập những chính đảng bài Anh và cho hoạt động công khai như đảng Quốc Đại tại Ấn Độ. Sau Thế Chiến II (1939-1945), nước Anh trao trả dần nền độc lập cho các thuộc địa và còn giúp một cựu thuộc địa tại Á Châu, Mã Lai đánh dẹp cộng sản nữa. Trong khi ấy người Pháp tại Việt Nam, cũng như tại các thuộc địa khác, đã không chú trọng đến việc đào tạo ra những người kế vị họ, nắm giữ vai trò lãnh đạo sau này. Thực dân Pháp hình như, nếu ăn không được thì phá hỏng cho bõ ghét. Họ đã đàn áp, khủng bố dã man các chính đảng chống Pháp như VNQDĐ, xử tử một số cán bộ lãnh đạo, lưu đày những vị khác đến những nơi rất xa như Guyana ở Nam Mỹ Châu. Họ không cho các chính đảng bản xứ bài Pháp hoạt động công khai và hợp pháp như thời Mặt Trần Bình Dân cầm quyền tại Pháp (1936-1938). Họ cũng đàn áp, xử tử nhiều cán bộ cộng sản…” (Trang 228-239).

NHẬN XÉT: Trong đoạn văn trên, tác giả Hoàng Ngọc Thành trách móc “người Pháp tại Việt Nam đã không chú trọng đến việc đào tạo ra những người kế vị họ, nắm giữ vai trò lãnh đạo sau này. Thực dân Pháp hình như, nếu ăn không được thì phá hỏng cho bõ ghét.” Văn tức là người. Đoạn văn trên đây cho chứng ta thấy rằng dù là có bằng tiến sĩ sử học và đã từng giảng dạy lịch sử tại trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm, nhưng trình độ hiểu biết của ông Hoàng Ngọc Thành về lịch sử thế giới, về lịch sử Giáo Hội La Mã cũng như về khả năng sử dụng lý trí để suy luận và nhận xét về các chủ trương và chính sách cai trị các thuộc địa của các đế quốc Anh và của Liên Minh Xâm Lược Pháp –Vatican quả thật là còn kém xa trình độ hiểu biết về vấn đề này của một em bé mới học xong lớp 9 ở bậc trung học tại Hoa Kỳ. Không những thế, tệ hơn nũa, ông Thành lại còn có những luận điệu lấp liếm và che giấu vai trò của Giáo Hội La Mã trong Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ở Việt Nam trong những năm 1858-1954, giống y hệt như các ông văn sử nô con chiên người Việt. Thiết tưởng cái chủ trương hay tâm địa “nếu ăn không được thì phá hỏng cho bõ ghét” là chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã và của tất cả tín đồ của giáo hội bất kể họ là người Pháp hay người Việt. Cứ nhìn cung cách hành xử (1) của Vatican và  của tín đồ Ca-tô người Anh quốc từ năm 1533 (năm Anh Hoàng Henry VIII dứt khoát ly khai với Vatiocan rồi lập ra Anh gia), (2) của  Vatican và của tin đồ Ca-tô người Pháp đối với nước Pháp từ khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789, và (3) của Vatican và của  tín đồ Ca-tô người Việt đối với nước Việt Nam từ đầu thế kỷ 19 (khi Hoàng Tử Đảm đựợc đưa lên làm Đông Cung Thái Tử vào năm 1816), đặc biệt nhất là từ ngày 30/4/1975 cho đến ngày nay, thì sẽ thấy rõ sự thật là như vậy. Để biết rõ sự thật này hơn, xin quý vị đọc các Chương 15, 16 , và 17, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.

Đọc đoạn văn trên đây, người viết nhận thấy tác giả Hoàng Ngọc Thành đã để lộ ra 3 điều:

Thứ nhất, việc khởi binh đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến năm 1945 và việc đem quân tái chiếm Đông Dương gây nên cuộc chiến 1945-1954 đều là sự cấu kết của hai thế lực đế quốc thực dân xâm lược Pháp và Vatican, chứ không phải chỉ có một mình thế lực thực dân xâm lược Pháp. Trong đoạn văn trên đây, tác giả Hoàng Ngọc Thành chỉ nói đến Pháp và trách cứ Pháp mà không nói đến Vatican. Như vậy, hoặc là ông Thành biết mà không nói ra, hoặc là ông Thành thực sự không biết gì vai trò của Vatican trong dòng lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 cho đến ngày nay. Vấn đề này đã được người viết trình bày đầy đủ trong Phần Hai ở trên, và trong hai chương 4 , và 5,, Chương 21, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. .

Thứ hai, ngay khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican vừa mới cưỡng ép triều đình nhà Nguyễn ký xong Hiệp Uớc Giáp Thân 1884, thì Vatican đã cố gắng liên tục tìm đủ mọi cách biến các ông vua bù nhìn tại triều đình Huế thành người của Vatican. Nếu thành công, thì các ông vua bù nhìn này sẽ được Vatican sử dụng để lấn lướt Pháp rồi nắm thế thượng phong trên sân khấu chịnh trị tại Việt Nam và chỉ để cho Pháp được hưởng một số đặc quyền, đặc lợi trong các lãnh vực kinh tế, tài chánh, văn hóa mà thôi.

Trong những năm 1885-1935, các con chiên ngoan đạo nguyễn Hữu Đô, Ngô Đinh Khả và Nguyễn Hữu Bải được Vatican giao cho trách nhiệm nhiệm phải thi hành chủ trương này của Vatican. Trong những năm 1934-1945, nhiệm vụ này được giao cho con chiên ngoan đạo Jannette Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu.

Từ năm 1945 cho đến ngày 30/4/1975, chính Vatican trực tiếp điều khiển các tu sĩ của giáo hội đảm trách việc này. Vì thế mà vào cuối tháng 12 năm 1945, Vatican mới tính chuyện đưa cậu bé Bảo Long (mới có 10 tuổi lên ngôi) và sắp xếp cho Nam Phương Hoàng Hậu nhiếp chính, rồi trong những năm 1954-1975, cả hai ông tổng thống của Đệ Nhất Cộng Hòa và Đệ Nhị Cộng Hòa đều là tín đồ Ca-tô của Vatican và đều có bàn tay sắp xếp của Vatican cả. Mục đích của Vatican là chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra những người làm tay sai cho họ như ông Ngô Đình Diệm để tiến hành kế họach Ki-tô hóa dân ta bằng bạo lực. Tất cả những việc làm của chính quyền Ngô Đình Diệm mà chúng tôi đã trình bày trong Phần Hai ở trên chứng tỏ rằng cả ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là những tên tay sai có nhiệm vụ biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa của Vatican, chứ không phải là có nhiệm vụ tranh đấu cho quyền lợ tối thượng của dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Mục B (Kế Sách Lặn Sâu Trèo Cao Vào Thượng Tầng Chính Quyền Việt Nam Từ Cuối Thế Kỷ 18 Cho Đến Nay), Chương 17, sách Tâm Thừ Gửi Nhà Nước Việt Nam: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_17.php.

Vì không biết hay không thấu hiểu lịch sử thế giới, vì không thấu hiểu nguyên nhân đưa đến Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ, vì không biết những việc làm của chính quyền Cách Mạng Pháp trong những năm 1789-1799, và vì không hiểu biết lịch sử Giáo Hội La Mã, cho nên tác giả Thành mới không biết rằng: Chỉ vì khát vọng tự do và độc lâp muốn thoát ra khỏi ách thống trị tham tàn và sự kìm kẹp của các thế lực phản động phản tiến hóa trên đây, lịch sử nước Pháp mới có những điểm son như sau:

a.- Có những đại tư tưởng gia và cũng là những ân nhân của nhân loại như René Descartes (1596-1650) Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), v.v.

b.- Có văn hào Voltaire nói rằng đạo Ca-tô là “cái tôn giáo ôn, có học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “cái giáo hội khốn nạn”, có Hoàng Đế Pháp Napoleon I (1769-1821) tuyên bố rằng, "Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." (Priests have verywhen and everywhere introduced fraud and falsehood “:và .-"Kiến thức và lịch sử là những kẻ thù của tôn giáo." (Knowledge and history are the enemies of the religion.), nhân dân Pháp mới gọi giới tu sĩ Ca-tô là “bày quạ đen” (les corbeaux noirs)[26] và mới có Nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) tuyên bố:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cương quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi." [27]

c.- Có Cách Mạng Pháp 1789 với những công trình như việc công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền xác nhận rằng (a):quyền lực của nhà nước vì nhân dân mà có (The authority of a government is derived from the people), (b) mọi người dân phải bình đẳng trước pháp luật (All citizens should be equal before the law), và (c) tất cả mọi người dân đều có quyền ảnh hưởng vào việc làm luật (All citizens should have the right to influence the making of the law), (d) mục đích của chính quyền là để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Đó là quyền tự do, quyền có tài sản, quyền sống trong an ninh và quyền chống lại áp bức (The purpose of government should be the preservation of the natural rights of men to “liberty, property, security, and resistance to oppression”, và (e) quyền tự do tư tưởng và tự do hành xử tín ngưỡng của mọi người phải được bảo đảm (Freedom of thought and religion should be guaranteed.”)

d.- Ban hành những biện pháp mạnh để đối phó với “cái giáo hội khốn nạn” này như: (a) tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã, (b) bãi bỏ hết tất cả những đặc quyền đặc lợi (trong đó có thuế thập phân) mà chế độ cũ đã dành cho Giáo Hội, tu sĩ và giới quý tộc, (c) tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền, (d) ban hành Bản Hiến Chương Dân Sự của Giới Tu Sĩ (The Civil Constitution Of The Clergy). Mục đích của hiến chế này là tách rời Giáo Hội Pháp ra khỏi Giáo Hội La Mã, biến Giáo Hội Pháp thành một tổ chức tôn giáo nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền (xác định rằng Giáo Hội Pháp nằm trong Quốc Gia, chứ không còn nằm trong Giáo Hội La Mã nữa), và trong vòng ba năm Giáo Hội Da-tô Pháp sẽ bị tước bỏ hết tất cả những nguồn tài chánh.

Khác với tác giả Hoàng Ngọc Thành, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Minh trong thời Kháng Chiến 1945-1954 biết rõ sự khác biệt giữa một bên là những tên thực dân Pháp ở Đông Dương và những người lãnh đạo chính quyền Pháp từ tháng 8/1945 cho đến ngày 18/6/1954 rất nặng đầu óc đế quốc, và một bên là đại khối nhân Pháp ở chính quốc Pháp với những lý tưởng cao đẹp về khát vọng tự do và độc lâp muốn thoát ra khỏi ách thống trị tham tàn và sự kìm kẹp của thế lưc quân chủ chuyên chế và của đạo Ca-tô siêu phong kiến  phản động phản tiến hóa trên đây. Vì biết như vậy, cho nên, ngay từ khi tuyên bố và ra lệnh kêu gọi nhân dân ta phải chấp nhận cuộc chiến bất cân xứng đầy khó khăn và gian khổ để giải phóng quê hương, họ đã nêu cao khẩu hiệu “Liên hiệp với nhân dân Pháp đánh đuổi bọn đế quốc thực dân xâm lược Pháp” và sau đó họ lại luôn luôn triệt để thi hành đường lối này đúng như khẩu hiệu trên đây. Nhờ vậy mà trong suốt chín năm kháng chiến (1945-1954) và 20 mươi năm chiến tranh giải phóng miền Nam (1954-1975), đại đa số nhân dân Pháp luôn luôn tích cực ủng hộ nhân dân ta trong hai cuộc chiến lịch sử này.

Cũng vì biết rõ sự khác biệt như trên mà thời kỳ từ giữa thập niên 1920, các nhà ái quốc như Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, v.v…, đều tích cực tranh đấu đòi hỏi bọn thực dân Pháp phải từ bỏ chính sách áp bức, bóc lột dân ta và phải ban bố cho dân ta được hưởng đầy đủ các quyền tự do như người dân Pháp ở chính quốc Pháp.[28]

Sự thật rõ ràng là như vậy và bất kỳ một người nào đã học sử Việt Nam thời cận và hiện đại cũng đều biết như vậy. Ấy thế mà một nhà trí thức có bằng Cao Học Sử và Tiến Sĩ Sử xuất thân từ một đại học ở Hoa Kỳ và đã từng giảng dạy lịch sử tại các Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Đà Lạt, Đại Học Hòa Hảo tại Long Xuyên, Đại Học Cao Đài tại Tây Ninh, Võ Bị Đà Lạt, Đại Học Chính Trị và Cao Đẳng Quốc Phòng như ông Hoàng Ngọc Thành lại không biết cái điều sơ đẳng này! Vì  không biết cái điều sơ đẳng này, cho nên ông Thành mới hy vong bọn thực dân xâm lược Pháp cũng có tầm nhìn xa trông rộng như các nhà cầm quyền Anh  trong thập nhiên kể từ năm 1945 để rồi thất vọng và viết rằng:đoạn văn trách móc người bọ Phap thực dân như trên.

 Thật là đáng tiếc! Thật là đáng buồn và cũng là điều đại bất hạnh cho những sinh viên đã theo học các lớp học mà ông giảng dạy! Tệ hơn nữa, dù là đã đi tham gia kháng chiến trong những năm 1946-1954, tác giả Hoàng Ngọc (1) cũng vẫn không biết rằng, trong những năm này, chính quyền Kháng Chiến Việt Minh đã nêu lên khẩu hiệu “Liên hiệp với nhân dân Pháp đánh đuổi bọn đế quốc thực dân xâm lược Pháp”, và (2) cũng vẫn không biết TẠI SAO trong một bài hát do nhạc sĩ Pham Duy sáng tác rất thịnh hành trong vùng Việt Minh kiểm soát hồi đó có hai câu:

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình.

Tác giả Hoàng Ngọc Thành trách móc bọn thực dân xâm lược Pháp đã không bắt chước người Anh mà chuẩn bị trao trả độc lập cho dân ta (vào những năm 1945-1947) như người Anh đã trao trả độc lập cho Ấn Độ, Mỉến Điện, Mã Lai, và Hòa Lan đã trả độc lập cho Nam Dương trong thời gian này. Điều này chứng tỏ ông không biết rằng cả hai đế quốc Anh và đế quốc Hòa Lan đều dứt khóat từ bỏ Vatican từ thế kỷ 16 và việc họ đem quân đi đánh chiếm các đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu không có liên hệ gì với Vatican cả.

Tác giả Hòang Ngọc Thành cũng không biết rằng các đế quốc Âu Châu này (Anh và Hòa Lan) không hề dùng các nhà truyền giáo của Giáo Hội Anh hay một của một hệ phái Tin Lành nào móc nối với các tín đồ Ki-tô bản địa để dùng đám người vong bản phản quốc này làm nội gián và thiết lập các đạo quân thứ 5 nằm vùng chờ khi quân đội của họ tiến đến thì nổi lên tiếp tay cho họ. Họ không hề vướng mắc gì với bọn con chiên bản địa cả. Vì thế mà sau khi thấy rằng nhân dân các thuộc địa nổi lên tranh đấu đòi quyền độc lập, và thấy rằng thời thế đã đổi thay, các đế quốc này liền trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa và cuốn gói ra đi một cách nhẹ nhàng, không bị Vatican vần động chính quyền Anh hay chính quyền Hòa Lan đem quân tái chiếm, và không có đám tín đồ Ki-tô hay Ca-tô bản địa níu kéo và tìm đủ mọi cách để “hiệp thông cầu nguyện” hiệp sức đem quân đánh phá các lực luợng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân bản địa hay lât đổ tân chính quyền (vừa mới giành được độc lập cho đất nước) với dã tâm phục hồi quyền lực và quyền lợi cho Vatican.

Trái lại, đối với các đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Bỉ, thì lại hoàn toàn khác hẳn. Các đế quốc này có liên hệ chặt chẽ với Vatican. Sách sử cho thấy rằng sự liện hệ chặt chẽ này lại do chính Vatican chủ trương, sai phái các nhà thuyết khách đi thuyết phục và thôi thúc các chính quyền của đế quốc này liên kết chặt chẽ với Vatican và đem quân đi đánh chiếm các vùng đất ở ngòai Âu Châu để cùng thống trị, cùng cướp đọat tài nguyên, cùng chia chác lợi nhuận và cùng cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ. Ta có thể vị sự cấu kết giữa Vatican và các đế quốc trên đây, đặc biệt là đế quốc Pháp, đem quân đi đánh chiếm các vùng mục tiêu làm thuộc địa giống như việc làm ăn của một công ty hợp doanh. Phần hùn của Pháp là bỏ tiền ra bao giàn tất cả mọi chiến phí cho cuộc chiến và xuất quân tiến chiếm mục tiêu, và phần hùn của Vatican là:

a.- Cung cấp các tài liệu tình báo do Vatican và tín đồ Da-tô bản địa cung cấp.

b.- Cung cấp các giáo sĩ truyền giáo người Âu đã từng hoạt động tại địa phương mục tiêu làm thành phần trung gian để sử dụng giới tu sĩ và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa trong các chiến dịch quân sự tấn chiếm, bình định và thiết lập bộ máy đàn áp nhân dân.

c.- Cung cấp nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa đã được đoàn ngũ hóa, được tổ chức thành những đạo quân thứ 5 và lực lượng xung kích nằm hờ chờ sẵn khi đoàn quân viễn chinh liên minh với Vatican tiến vào thì nổi lên tiếp ứng.

d.- Chuẩn bị đầy đủ nhân sự gồm những tín đồ Da-tô bản địa thuộc loại "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" làm những việc đưa đường, dẫn lối, chỉ điểm, thông ngôn, tra tấn tù nhân, lao công, thư ký và gia nhập các đạo quân đánh thuê làm các công việc canh giữ, tiếp tế, khuân vác, v.v...

e.- Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa trở thành thành phần xã hội được chính quyền bảo hộ tin tưởng nhất, được biệt đãi và biến thành lực lượng nòng cốt để bảo vệ chế độ bảo hộ.

Các bà sơ tận tình báo cáo tin tức cho Pháp - Linh mục sinh họat sát cánh với chính quyền

- Ảnh tài liệu

Vì có sự đóng góp của Vatican như trên, cho nên khi nhân dân thuộc địa nổi lên tranh đấu đòi lại quyền độc lập, thì chính Vatican và nhóm tín đồ Da-tô bản địa trở thành thế lực cương quyết níu kéo đế quốc Pháp (hay bất kỳ đế quốc nào khác liên minh với Vatican tại thuộc địa này) sử dung bạo lực để bảo vệ chế độ bảo hộ và thẳng tay đàn áp các phong trào nổi dậy của nhân dân bản địa bằng bất cứ giá nào dù là dã man đến mức nào đi nữa họ cũng làm. Chính vì vậy mà Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mới không chịu trao trả độc lập cho Việt Nam vào những thời điểm mà Anh và Hòa Lan đã trao trả độc độc lập cho các thuộc địa của ho. Không phải chỉ có Việt Nam mới ở tình trạng như vậy, mà tất cả các thuộc địa khác của Pháp cũng đều như thế cả. Đó là các thuộc địa Morocco (1956, sau hơn 30 năm tranh đấu 1920s -1956), Madagascar (1960 sau 13 năm chiến đấu 1947-1960), Tunisia (1956 sau hơn 30 năm tranh đấu 1930s - 1956), Algeria (1962 sau 8 năm chiến đấu 1954-1962), Congo (1960, sau nhiều năm tranh đấu), v.v…. Tương tự như vậy, các thuộc địa của bất kỳ đế quốc Âu châu nào có cấu kết với Vatican cũng ở vào tình trạng như vậy cả. Đó là các thuộc địa của các đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Bỉ (ở Châu Phi).

Về những hành động tàn ngược và dã man của tín đồ Ca-tô, xin đọc Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam và Phần Hai ở trên, các mục nói về các vụ hay việc (1) tàn sát gần 20 ngàn người Tin Lành Pháp ở St. Bartholomew trong ngày 22/8/1572, (2) tàn sát người Tin Lành Ái Nhĩ Lan vào năm 1641, (3) tàn sát hơn 700 ngàn người Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và Hồi Giáo ở Croatia trong những năm 1941-1945, , mục nói về (4) Giáo Hoàng Pius XII (1939-1954) vận động chính quyền Mỹ của Tổng Thống Eisenhower dùng bom nguyên tử để giải vậy cho quân lính Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tại Điện Biên Phủ trong tháng 4/1954, (5) hai ông Tổng Thống Ca-tô Kennedy và Ngô Đình Diệm hè nhau sử dụng vũ khí hóa học gọi là chất độc Da Cam rải xuống đồng ruộng, rừng cây và các làng xóm của nhân dân miền Nam nằm ngòai tầm tay kiểm sóat của chính quyền Saigòn (ở phía nam vĩ tuyến 17) trong thời gian từ ngày 30/11/1961 cho đến đầu thập niên 1970, (6) chính quyền Ngô Đình Diệm tàn sát tới hơn 300 ngàn người khi tiến hành Kế họach Ki-tô hóa nhân dân miền Nam trong những năm 1955-1963, và gần đây nhất là (7) những hành động tàn sát gần 800 ngàn người Tutsis trong năm 1994.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ là Vatican chính là thế lực níu kéo chính quyền đế quốc Pháp tại chính quốc Pháp khiến cho Pháp không chịu trao trả quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam ngay từ sớm như người Anh, người Hòa Lan và người Mỹ đã nhìn nhận hay trao trả quyền độc lập cho các dân tộc Ấn Độ (1947), Nam Dương (1945) và Phi Luật Tân (1946).

Kể ra tác giả Hoàng Ngọc Thành còn chưa tồi tệ đến độ đưa ra luận địệu “há miệng chờ sung rụng”, nghĩa là không cần phải tổ chức các lực lượng kháng chiến và phát động chiến tranh, thì rồi đến một thời điểm nào đó, Pháp cũng phải bắt chước người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ mà trao trả độc lập cho người Việt Nam. Đây là luận điệu của các ông văn  sử nô con chiên người Việt và những người tự nhận là “người Việt Quốc Gia” khác thường rêu rao vào những khi trà dư tửu hậu. Tuy nhiên, qua những lời nhận xét của ông Thành ghi lại nơi hai trang 228-229 trên đây, người viết nhận thấy trình độ hiểu biết lịch sử thế giới - đặc biệt là về sự khác biệt giữa hai đế quốc Anh và đế quốc Pháp trong công cuộc chinh phục đất đai ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa của ông còn quá yếu kém.

Theo các nhà nghiên cứu sử về các vấn đề thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ, bất cứ thuộc địa nào của các đế quốc trên đây Nếu có liên kết khắng khít hay cộng tác chặt chẽ với Vatican như ở Việt Nam, THÌ cũng đều ở vào tình trạng như ở Việt Nam cả, có nghĩa là các chính quyền các đế quốc này đều bám chặt lấy thuộc địa của họ như loài đỉa đói, cho đến khi nào bị nhân dân các thuộc địa này vùng lên đánh đuổi khiến cho họ bị ở vào cái thế “sức cùng lực tận”, không thể giữ được nữa, thì họ mới chịu cuốn gói ra đi. Dù là họ đã cuốn gói ra đi rồi, nhưng Vatican và tín đồ Ca-tô bản địa của Vatican vẫn còn tìm đủ cả trăm phương ngàn kế để phục hồi quyền lực và quyền lợi của chúng, hoặc là họ chống đối đến cùng theo đúng chủ trương khốn nạn của Vatican là “phá hỏng cho bõ ghét“ đúng như ông Thành đã gán cho người Pháp như đã nói ở trên. Việt Nam, Tunisia, Morocco, Madagasca, Algeria và Congo là những trường hợp rõ ràng nhất mà ai cũng có thể nhìn thấy. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 10 (Mục XXII), sách Người Việt Nam & Đạo Giê-su của hai tác giả Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang đồng soạn

(http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ15.php.)

Tưởng cũng cần điểm qua vài chi tiết sau đây:

a.- Ngày sau khi cấu kết với chính quyền của Tổng Thống Lâm Thời Charles de Gaulle đưa Cựu Linh-muc Thierry Georges d’ Argenlieu (1889-1964) lên nắm giữ chức vu Cao Ủy Đông Dương vào ngày 17/8/1945, Vatican đã nghĩ đến chủ trương đưa cựu hoàng Bảo Đại lên thành lập chính quyền làm tay sai để thi hành chính sách chia để trị với bước đầu là dùng người Việt đánh người Việt, rồi tới bước kế tiếp là dùng nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác. Chính sách thâm độc này sẽ được tiến hành với những kế sách (1) dùng nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô người Vịêt làm thành phần nòng cốt, (2) lôi kéo bọn trưởng giả học làm sang và bọn lựu manh xu thời làm thế lực đồng minh giai đoạn, và (3) khoác cho cả hai bọn người (1) và (2) trên đây cái danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia chân chính chiến đấu cho chính nghĩa Quốc Gia”. Chính sách này được phe bảo thủ  mà phần lớn nằm trong Mouvement Republique Populaire (MRP – Đảng Ca-tô) của các ông Georges Bidault (1899-1983) và Joseph Laniel (1889-1975) cầm quyền tại chính quốc tán đồng và triệt để thi hành cho đến khi ông Pierre Mendès Frances (1907-1982), theo Do Thái Giáo thuộc Đảng Cấp Tiến (Radical Party), lên cầm quyền vào ngày 18/6/1954.

Kết quả là ông vua “playboy” bù nhìn Bảo Đại đã từng làm tay sai cho Liên Minh Xâm lược Pháp – Vatican (1/1926—3/1945) và làm tay sai cho Nhật (10/3/1945-19/8/1945) trở thành nhà lãnh đạo của những “người Việt Quốc Gia chân chính” (sịc) trong đó có những tên ma-cô như Phan Văn Giáo, tên tướng cướp Lê văn Viễn, tức Bẩy Viễn và những thành phần vong bản phản quốc khác như tên Việt gian đại gian đại ác như Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Xuân (mang quốc tịch Pháp lấy vợ đầm), Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Hinh, và những tên cuồng nô vô tổ quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” đã liên tục đứng trong hàng quân cướp ngoại thù Pháp và Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc ta từ cuối thế kỷ 18 cho đến lúc bấy giờ.

Thiết tưởng những điều trình bày trên đây cũng đủ nói lên sự thật về những người mang danh nghĩa hay tự xưng là “Người Việt Quốc Gia”. Thực sự, họ vốn dĩ là những thành phần đã cấu kết chặt chẽ với quân cướp ngoại thù của dân tộc là Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican từ trước năm 1945, và bây giờ họ được bộ máy tuyên truyền của Vatican khoác cho cáí danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” để lừa bịp người đời và hậu thế mà thôi. Độc giả có thể kiểm chứng vấn đề này bằng cách tìm hiểu lý lịch của những nhân vật tai to mặt lớn (1) trong các chính quyền của thời ông Bảo Đại được tôn lên là làm quốc trưởng từ ngày 2/6/1948 cho đến ngày 23/10/1955 và (2) trong các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975, thì sẽ thấy rõ thực hư như thế nào!

b.- Từ năm 1954, Pháp phải cuốn gói ra đi, Vatican quay ra cấu kết với Mỹ với chủ trương duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi, mưu đồ biến miền Nam (1) thành tiền đồn chống cộng và (2) thành một quốc gia riêng biệt, rồi tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực. Trong thời kỳ này, Mỹ và Vatican lại sử dụng quái chiêu mới với cụm từ “người Việt tự do” chiến đấu cho “chính nghĩa tự do” làm cái áo choàng khoác cho các ông “người Việt quốc Gia chân chính giả hình” này để có một cái gì mới mẻ hấp dẫn hầu dễ bề làm cho người đời lầm tưởng rằng họ là những lớp người mới mà không nhìn ra cái bản chất Việt gian với những thành tích của họ là đã từng bán nước cho Vatican và cho Pháp trước kia. Cũng vì thế mà tên phản thần tam đại Việt gian họ Ngô được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đưa lên làm tổng thống với một chính quyền gồm toàn những tên Việt gian đầu sỏ đã từng phục vụ cho chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm lược Pháp trong thời trước tháng 3/1945 như Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, Trần Văn Chương, Nguyễn Ngọc Thơ, Lê Quang Luật, Trần Văn Của, Bùi Văn Thinh, Trần Hữu Phương, cùng với lũ con nuôi và đệ tử của bọn quạ đen như Lâm Lễ Trinh, Hùynh Hữu Nghĩa, Ngô Trọng Hiếu, v.v…

Người ta thường nói, “bàn tay không che nổi mặt trời” và “vải thưa không che được mắt thánh”. Dĩ nhiên là đối với nhân dân Việt Nam cũng như đối với lịch sử, dù cho những người này có mang danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia chân chính chiến đấu cho chính nghĩa Quốc Gia” hay “những chiến sĩ tự do chiến đấu cho chính nghĩa tự do dân chủ, thì họ vẫn bị coi là “những thằng Việt gian” hay “những thằng phản quốc”, chứ không thể nào khác hơn được.

Vì không thay đổi được cái nhìn của người đời và của lịch sự đối với họ, họ đưa ra uận điệu cho rằng, “không cần phải tổ chức võ trang đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, rồi đến một thời điểm lịch sử nào đó thì họ cũng sẽ trao trả độc lập cho dân ta”. Cái quái chiêu “thua me gỡ bài cào" này được ông văn nô cừu non Nguyễn Gia Kiểng lồng trong bài viết có tựa đề là “35 năm sau ngày 30/4/1975 – Vài Khẳng Định Cần Thiết” và cho đăng ngày 09/05/2010 trên tờ Thông Luận 247 [29]. Về luận điệu này, chúng tôi đã phản bác và trình bày ý kiến đầy đủ trong Chương 10, Mục XXII sách "NGƯỜI VIỆT NAM & ĐẠO GIÊ-SU” của hai tác giả Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang (http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ15.php#Luandieu.)

Đối với những người thấu hiểu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, luận điệu “há miệng chờ sung rụng” hay “bất chiến tự nhiên thành” trên đây rõ ràng là có dã tâm phủ nhận lòng nhiệt thành yêu nước và công lao vô bờ bến của tiền nhân ta trong các lực lượng nghĩa quân kháng chiến trong suốt chiều dài lịch sử từ đầu thập niên 1860 với các tổ chức vũ trang kháng chiến tiếp nối nhau dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, cùng các nhà ái quốc tranh đấu trên mặt trận tư tưởng và chính trị như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, và sau cùng là Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh và hàng chục triệu người con thân thương của tổ quốc đã đổ ra không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, xương máu liều chết chiến đấu trong hai cuộc chiến giải phóng đất nước (1945-1954) và cuộc chiến đòi lại miền Nam (1954-1975) cho dân tộc mang lại thống nhất đất nước cho tổ quốc.

(xem tiếp theo mục B. Nói Láo Để Chạy Tội Cho Vatican)

CHÚ THÍCH


[1] Charlie Nguyễn. “Hồ Sơ Tội Ác Của Hội Thừa Sai Paris Và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Trong Lịch Sử Mất Nước Hồi Thế Kỷ 19.”

 (http://sachhiem.net/CHARLIE/TrangCharlie.php.)

[2] Trần Tàm Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 45.

[3] Hoàng Ngọc Thành, Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA: Nghĩa Phú, 2009), tr. 85.

[4] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964) tr. 46.

[5] Trần Gia Phụng (phungtrangia@yahoo.com). “Viết Cho Sự Thật.” Ngày 25/11/2009. Phổ biến trên các điễn đàn điện từ cùng ngày.

[6] Trần TamTỉnh, Sđd., tr.48-49.

[7] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr, 76-78.

[8] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 98.

[9] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 14-15.

[10] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men And Nations (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p 217. ("The pope's call for a crusade.- Pope Urban II (1088-1099) was eager to promote the idea of Christian offensive to regain the Holy Land from Moslems. In 1095 he called a great meeting of churchmen and French nobles at Clemon, France. He urged the powerful nobles to stop warring among themselves and join in one great war against unbelievers.... Men joined the Crusades for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishment. Knights were dazzled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw and chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they appealed to men's love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom."

[11] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, France: Tự Xuất Bản, 1995), tr.101-102.

[12] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập 2 (Houston, Texas, 2000), tr 458-459.

[13] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., trang 467.

[14] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945,Tập 2 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr 563.

[15] Lê Hữu Dản, Sự Thật, Đặc San Sự Thật Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA” TXB, 1997), tr.27.

[16] Lê Hữu Dản, Sđd., tr 23-24.

[17] Về việc anh em nhà Ngô diễn tấn tuồng “bắt tay với chính quyền miền Bắc”, xin xem Trần Văn Đôn, Việt Nam Nhân Chứng (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 183-184, và Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ,1993), tr.560- 584.

[18] Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston, TX: Văn Hóa, 2004), tr.11.

[19] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A Praeger, 1964), p. 244. Nguyên văn: “Bao Dai allegedly made Diem swear a solemn oath of allegiance to him, and several authoritative witnesses affirm that Diem also swore on his knees to Empress Nam Phuong that he would everything in his power “to preserve the throne of Viet Nam for Crown Prince Bao Long.”

[20] Bernard B. Fall, Sđd., tr 243-244.

[21] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một Trời Tâm Sự (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987), tr. 145.

[22] Đoàn Thêm, 1945-1964 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr. 351.

[23] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa 2000), tr. 315.

[24] John Newsman & Trần Ngọc Dung dịch, John F. Kennedy và Chiến Tranh Việt Nam (San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 1993), tr. 327-329.

[25] Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1994) tr. 591.

[26] Nguyễn Mạnh Quang. “Thư gửi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt”: Nguồn: http://sachhiem.net/NMQ/NMQ009.php

[27] J.E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155.

(Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."

[28] Lê Minh Quốc, Nguyễn An Ninh – Dấu Ấn Để Lại (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Kim Đồng, 2007), tr. 29-33.

[29] Nguyễn Gia Kiểng. “35 năm sau ngày 30/4/1975 – Vài Khẳng Định Cần Thiết.”, Thông Luận 247 – Đăng ngày 09/05/2010.

Lấy quan điểm dân tộc mà nhìn lại thì cuộc chiến 1945 – 1954, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Pháp, đã là một sai lầm. Chế độ thuộc địa phải cáo chung như là một hậu quả của bối cảnh thế giới sau Thế Chiến II. Dĩ nhiên là người Pháp không ân cần trao trả lại độc lập. Họ tham lam và ngoan cố. Nhưng họ cũng không thể cưỡng lại được cả một trào lưu đã chín muồi ngay cả tại chính nước Pháp. Vả lại chính họ cũng đã nhanh chóng nhìn nhận trên nguyên tắc chủ quyền của một nước Việt Nam độc lập, qua hiệp uớc sơ bộ với Hồ Chí Minh ngày 6-3-1946, rồi thỏa uớc Hạ Long với Bảo Đại ngày 5-6-1948. Họ chỉ có thể dùng dằng để bảo vệ tối đa quyền lợi và ảnh hưởng. Chúng ta vẫn phải tranh đấu để có độc lập trong thời gian ngắn nhất và trong những điểu kiện thuận lợi nhất, nhưng đàng nào thì kết thúc của cuộc đấu tranh đã biết trước và chiến tranh giải phóng là điều không cần thiết, như các nước cùng hoàn cảnh với chúng ta đã chứng tỏ.”

Nguồn: http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4804.


Trang Nguyễn Mạnh Quang

Trang Lịch Sử