Chân Dung "Người Việt Quốc Gia"

Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN01a.php

bản in mục lục đăng ngày 08 tháng 6, 2008

Toàn tập: Dàn bài

Chương 1: 1 2 3 4

CHƯƠNG 1

(tiếp theo)

NHỮNG TRƯỜNG HỢP LÀM MẤT CHÍNH NGHĨA

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, tạo được chính nghĩa để lên nắm chính quyền đã là một việc làm vô cùng khó khăn, nhưng duy trì hay giữ được chính nghĩa để tiếp tục nắm quyền cai trị nhân dân cũng không phải là dễ, và thường thường còn khó khăn hơn cả việc tạo nên chính nghĩa để lên nắm chính quyền.

Có hai trường hợp làm mất chính nghĩa để rồi rơi vào tình trạng không còn xứng đáng tiếp tục nắm quyền lãnh đạo quốc dân. Hai trường hợp này là:

A.- Không làm tròn những nhiệm vụ của người lãnh đạo quốc dân. Đó là những nhiệm vụ:

1.- Phải tận tâm tận sức làm theo ý muốn của nhân dân (ý dân là ý Trời), tận tâm, tận lực chăm lo phúc lợi cho nhân dân đúng như Nho giáo đã dạy: “Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu.” (Phải thích cái thích của dân, phải ghét cái ghét của dân. Thế mới gọi là cha mẹ dân.)

2.- Phải biết hòa mình với nhân dân để cùng chìm nổi với nhân dân, phải lo trước cái lo của nhân dân và vui sau cái vui của nhân dân.

3.- Phải biết bảo toàn lãnh thổ của đất nước. Làm vua một nước hay làm tổng thống lãnh đạo quốc dân cũng giống như một ông tướng giữ thành. Ông tướng giữ thành phải sống chết với thành, thì ông vua hay ông tổng thống cũng phải sống chết với đất nước. Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu của Việt Nam, Sisowath Sirik Matak (1914-1975), Lon Non (không phải Lon Nol) của Cao Mên là những tấm gương sáng trong lịch sử được nhân dân thế giới đời đời ngưỡng vọng và tôn vinh.

B.- Lạm dụng quyền hành. Lạm dụng quyền hành thường thường được thể hiện ra bằng nhiều hình thức. Những trường hợp thông thường nhất là gây bè kết đảng, ưu đãi bọn tay sai để củng cố quyền lực, áp bức và bóc lột nhân, giết hại dân lành và những người bất khuất để duy trì quyền lực. Trường hợp này xẩy ra rất thường trong lịch sử nhân loại. Lý do dế hiểu là vì một khi đã có quyền lực trong tay rồi, thì quyền lực sẽ trở thành miếng mồi xô đẩy hay lôi cuốn những người có quyền lực vào việc sử dụng các phương tiện của nhà nước để thỏa mãn những tham vọng bất chính về tình, tiền, quyền lực và danh vọng. Tệ hại hơn nữa, một khi đã có quyền lực trong tay mà ở vào trường hợp không có biện pháp nào kiềm chế, thì người có quyền lực thường hay dùng quyền lực để biệt đãi một nhóm thiểu số tay sai (thiên vị) nhằm gây bè kết đảng củng cố thế lực. Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy những người cầm quyền có thói quen coi việc nước như việc riêng của cá nhân và gia đình, gây nên những bất công trong xã hội. Một khi chính quyền đã làm những việc bất công, thì nhân dân sẽ bất mãn, và bất mãn sẽ sinh ra chống đối. Khi đã rơi vào tình trạng này, nhà lãnh đạo và những nhân vật nắm giữ những chực vụ quan trọng trong chính quyền đó đã hoàn toàn mất hết chính nghĩa, không còn xứng đáng tiếp tục ở lại chính quyền quản lý công việc cai trị nhân dân nữa.

Cái sai lầm vĩ đại của những người cầm quyền cai trị đất nước và của giai cấp thống trị là họ thường lầm tưởng rằng đã được ngồi vào trong ngai vàng hoặc nắm giữ chức vụ tổng thống hay thủ tướng là có thể ăn nói ngược ngạo và làm bất cứ điều gì theo ý muốn của mình mà không cần biết đến những nỗi thống khổ của nhân dân.

Nói một cách rõ ràng hơn là họ đã làm những việc làm tội ác hại dân hại nước mà vẫn còn muốn tiếp tục nắm giữ chính quyền và tiếp tục hành xử bất chính như vậy.

(xem tiếp, các bài trong Chương 1:) 1 2 3 4


Trang Nguyễn Mạnh Quang