TỪ THÁP BÁO THIÊN ĐẾN TÒA KHÂM SỨ

và NHÀ THỜ LỚN - HÀ NỘI

Minh Mẫn

03 tháng 01, 2008

 

Nhân đọc thư của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt về vụ đòi toà nhà Khâm sứ thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, bổng nhớ lại nguyên sử của khu đất mà ngày nay Giáo Phận coi như bất động sản của Vatican, do Tổng Kiệt quản lý

Khi Ngài lên tiếng đòi, mà các vị tiền nhiệm của Ngài đã hiến tặng một phần cơ sở cho nhà nước như Tổng Giám Mục Trịnh Như Khuê, Nguyễn Kim Điền..giờ ngài yêu cầu trả khu đất và toà Khâm Sứ kia, xin Ngài cho phép tôi lật lại lịch sử của khu đất mà vào thời vua Lý Thánh Tông cho xây Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp trong khuôn viên chùa Bảo Thiên vào thế kỷ thứ 11 (1056 xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Năm 1057 xây tháp Báo Thiên 12 tầng tại phường Báo Thiên, Hànội, )

Pháp xâm lược VN, 1883, theo yêu cầu của công sứ Bonan, kinh lược Bắc kỳ là Nguyễn Hữu Độ, đã cho phá chùa Báo Thiên, lấy đất giao cho cố đạo Puginier. Năm 1884, Puginier cho xây dựng nhà thờ Lớn trên khu đất đó.

Nguyên gốc khu đất mà Ngài gọi là của Tổng Giáo phận Hà nội hay toà Tổng Giám Mục quản lý là như thế. Có lẽ ngài chỉ thấy 1959 bị Hà Nội trưng thu nhưng Ngài quên 1883 quý Ngài đã lấy đất, phá chùa của Phật giáo một cách ngang nhiên mà không cần biết tâm lý phẩn nộ của quần chúng Phật giáo lúc bấy giờ và đang hiện giờ! Thế mà PGVN chưa bao giờ đòi các ngài phải trả lại.

Trong quá trình cướp đất phá chùa đó, các ngài đã cho xây dựng dinh thự gọi là toà Khâm sứ, để trải qua các thời kỳ xử dụng do Giáo Hoàng cử Đức cha Lecroart dòng Tên, làm Khâm sai sang kinh lược VN tại VN năm 1923. Rồi 1925, GH Pio XI, chọn Kinh đô Huế đặt tòa Khâm sứ Đông Dương, cử Đức cha Constantino Ayuti làm khâm sứ vào năm 1876- 1928, và cũng năm 1928, cha Columban Dreyer kế vi Ayuti. Năm 1937, Antonin Drapier, người Pháp, kế vị. Đến năm 1950 Pio XII lại cử cha Jhon Dooley, người Ireland làm Khâm sứ, bấy giờ tòa đặt kế toà Tổng Giám mục Hà Nội .Lúc vị Khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng bị lâm trọng bệnh, được đưa về nước, thì nhà nước VN thu hồi Toà Khâm sứ .Khi đất nước chia đôi, hiệp định Genever 1954, trong bối cảnh nầy, Giáo Hội Kito VN đã vận động giáo dân, tu sĩ di cư vào Nam vì Đức Mẹ đã vào Nam!

Bỏ lại nhiều cơ sở và một số giáo xứ, nhà nước đã quy hoạch, quản lý, và phân bố bất động sản theo chính sách của XHCN lúc bấy giờ.

VÀI NÉT VỀ KHU TÒA KHÂM SỨ

Việt Nam đã có liên lạc với Vatican từ đời nhà Lê và Trịnh Tráng (1576 – 1652). Vua Lê Thế Tông (1572 – 1599) đã gởi một bức thư cho Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII. Đó là bức quốc thư đầu tiên của Triều Đình Nhà Lê gởi cho Toà Thánh Vatican. Nhưng mãi đến năm 1925 Đức Giáo Hoàng Piô XI mới thành lập Tòa Khâm Sứ tại Đông Dương.

Năm 1922, ĐGH PIO XI cử Đức Giám Mục Lécroart, Dòng Tên, Giám Mục Giáo Phận Thiên Tân (Tientsin), Trung Hoa, làm Khâm Sai Tòa Thánh đi quan sát tình hình các giáo phận ở Đông Dương, đặc biệt về cách tổ chức các chủng viện và chương trình học vấn. Năm 1925, ĐGH Piô XI lập Toà Khâm Sứ Đông Dương và Thái Lan, và ngày 25.5.1925 Tòa Thánh cử ĐGM Constantino Ayuti (1876-1928) làm Khâm Sứ tại Đông Dương, chính yếu là tại Việt Nam. Lúc đầu, ngài tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế, vì nơi đây mới là kinh đô của Việt Nam. Ngài chấp thuận. Vì thế, trụ sở của Tòa Khâm Sứ Vatican ở Đông Dương đã được xây cất gần Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Huế.

Năm 1950, ĐGH Piô XII đã bổ nhiệm ĐGM John Dooley, người Ireland, làm Khâm Sứ tại Đông Dương. Ngài quyết định dời trụ sở Toà Khâm Sứ ra Hà Nội và đặt cạnh Toà Giám Mục Hà Nội, vì lúc đó Huế không còn là thủ đô của Việt Nam nữa.

Năm 1954, khi Việt Nam bị chia đôi, Đức Khâm Sứ John Dooley vẫn ở lại Miền Bắc. Năm 1959, chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu áp dụng các biện pháp nghiêm nhặt đối với Công Giáo, ra lệnh cho các giáo sĩ ngoại quốc phải rời khỏi miền Bắc. Vào tháng 3 năm 1959, mặc dầu Đức Khâm Sứ John Dooley đang trải qua nhiều cơn bệnh nặng, ngài vẫn được nhà cầm quyền Hà Nội chuyển đến Nam Vang, Kampuchia. Linh mục O'Driscoll, một giáo sĩ Ai-Len, đã tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Khâm Sứ. Tuy nhiên, sau khi Đức Khâm Sứ John Dooley rời Việt Nam 2 tuần, Linh mục O'Driscoll cũng bị bắt buộc rời khỏi Hà Nội, Tòa Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội bị tịch thu. Một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên.

(con đường lựa chọn. Tú Gàn)

Đó là lời phân giải, đại loại về toà Khâm sứ là như thế, và có văn bản của vị Khâm sứ cuối cùng – Dooley, cám ơn Toà Tổng Giám Mục VN đã cho mượn cơ sở. Những dẫn chứng đó chỉ xác định sự hiện diện của toà Khâm sứ, và không ai phủ nhận sự hiện diện của toà Khâm sứ đó tồn tại một cách ngang nhiên suốt thời gian dài mà nhà Thờ Lớn đã chiếm cứ trên mãnh đất chùa đã trên 123 năm nay.

Vậy trước khi là toà Khâm sứ, nó thuộc Tổng giáo phận Hà Nội cai quản, thuộc bất động sản của Vatican? Trước khi có giấy Điền thổ xác nhận tài sản đó thuộc quyền cai quản của Giáo phận Hà Nội, nó thuộc về ai ?

Ta hãy nghe lịch sử minh chứng:

 


THÁP BÁO THIÊN

Nguyễn Lâm

 http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=890

Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), Hòa thượng Phúc Điền (1784-1863) về trụ trì chùa Báo Thiên. Trong Kế đăng lục in năm Tự Đức thứ 12 (1857) viết: Lúc đó tại chùa Báo Thiên đang khắc ván bộ  Phật Tổ thống kỷ của Trung Quốc. sau khi Hòa thượng Phúc Điền qua đời, chùa Báo Thiên vẫn còn lại cho đến ngày thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 (1882).

Cuối năm 1883, theo yêu cầu của công sứ Bonan, kinh lược Bắc Kỳ là Nguyễn Hữu Độ đã cho phá chùa Báo Thiên lấy đất giao cho cố đạo Puginier. Đầu năm 1884, trên khu đất nền chùa Báo Thiên (bao gồm cả nền tháp báo Thiên), Puginier đã xây dựng nhà thờ lớn của đạo Thiên Chúa ở Hà Nội ngày nay.

 


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tháp Báo Thiên

 

Tháp Báo Thiên là một bảo tháp, còn gọi là Đại Thắng Tư Thiên, được xây năm 1057 ở chùa Sùng Khánh, trong phạm vi chùa Báo Thiên, nay là khu đất mé đông hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháp này cao đến 10 trượng, có tất cả 12 tầng.

Tháp được xếp vào một trong bốn Đại Nam Tứ Khí, bốn vật báu của đất nước; mà ba (kiến trúc điêu khắc) qúi giá khác là chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh, và chuông Quy Điền. Sự tích tháp Báo Thiên đã được hai danh sĩ Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án viết như sau trong sách Tang Thương Ngẫu Lục:

Cây Tháp Đại Thắng Tư Thiên tại chùa Báo Thiên dựng từ đời vua Lý Thái Tông (1054-1072). Tháp này xây 12 tầng, cao mấy chục trượng … Khoảng năm Tuyên Đức nhà Minh, Đức Thái Tổ Hoàng đế tiên triều [Lê Lợi] tiến binh vây Đông Đô. Viên quan giữ thành là Thành-sơn-hầu Vương Thông phá hủy cây tháp [lấy vật liệu] chế ra sung đồng để giữ thành [1414]. Tiên triều nhân nền cũ, đắp các núi đất phủ lên trên … Năm Giáp dần [1791] lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp cũ để tu bổ thành lũy Thăng Long. Khi phá nền tháp thấy có tám pho tượng Kim Cương chia ra đứng bốn cửa, ngoài ra còn có tượng người tiên, chim muông, cả đến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt khác không kể xiết, toàn bằng đá.

Những hòn gạch hoa khắc những chữ Lý gia đệ tam đế, Long thụy Thái Bình [1054-1058], tứ niên tạo tức là Đúc trong năm thứ tư niên hiệu Long thụy Thái Bình đời vua thứ ba triều nhà Lý.

 

nguồn: “http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_B%C3%A1o_Thi%C3%AAn

 


HÀ NỘI: TỪ CHÙA BÁO THIÊN TỚI NHÀ THỜ LỚN

(Phần in đậm để nhấn mạnh là của GĐ)

- Nhà thờ lớn Hà Nội có từ bao giờ?

- Nhà thờ lớn Hà Nội hay nhà thờ Saint Joseph bắt đầu xây từ năm 1884, khánh thành ngày 24.12.1986.

- Đất xây nhà thờ St Joseph là đất công hay đất tư?

- Tại địa điểm này, năm 1057, thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây tháp Đại Thắng Tư Thiên, gọi tắt là Tháp Báo Thiên, thuộc nền Chùa Sùng Khánh, hay Chùa Báo Thiên, kinh đô Thăng Long. Theo nhiều tài liệu khác nhau thì trong khi Tháp Báo Thiên bị phá để xây Nhà thờ lớn thì Chùa Báo Ân cũng bị phá để xây Nhà Bưu Điện Hà Nội. Cả hai ngôi chùa này đều là hai chùa lớn bên hồ Hoàn Kiếm.

- Có tài liệu nào viết về vụ phá chùa để xây cất nhà thờ này không?

- Có. Gần nhất là một bản tin trong Thời Sự Khởi Hành số 66, tháng 4.2002 (số báo đặc biệt in màu nguyên hai trang KH Bản Đồ Việt Nam 1838 là năm lúc Pháp chưa đánh chiếm Việt Nam.)

Xin trích dẫn lại như sau:

“Thực dân Pháp cũng như bọn bành trướng phương Bắc luôn luôn muốn hủy diệt văn minh sông Hồng (cái nôi của Việt Nam), bằng cách này hay cách khác, kể cả việc o bế, bắt tay với các bộ lạc sau lưng miền Bắc, sau lưng các triều đại giòng dõi Hai Bà, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Trần Lê, … [là các triều đại đã nổi lên dựng nền độc lập cho V.N.] để chọc vào cạnh sườn Phong Châu, Tản Viên, lấp sông Tô Lịch, đổi dòng sông Hồng, sông Bạch Đằng … và phá Hòn Vọng Phu ở Đồng Đăng, xiết nợ Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc …[Không phải vô tình mà cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào (tháng 11.06) khi đến Việt Nam đã đáp xuống Đà Nẵng, xuống bơi ở China Beach Đà Nẵng] …

“Đọc lại sách vỡ cũ, người Việt yêu nước Việt thở dài: biết bao đền đài kiến trúc cổ bị phá sập, … như ngôi chùa Báo Thiên nguy nga và tôn nghiêm ở thủ đô Thăng Long đã bị giám mục Puginier chọn, và trên đó mọc lên một nhà thờ công giáo.

“Trong bài nói về vai trò của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long, viết bởi France Mangin, có đọan sau đây của André Masson (Hà Nội dưới thời kỳ chinh phục 1873-1888):

“Phải hủy ngối chùa và chiếm đất vào cái thời gọi là chinh phục mà chúng ta đã trải qua đó, nhìn bề ngoài thì không có gì dễ dàng bằng, nhưng tôi cảm thấy một sự ghê tởm nào đó khi phải lạm dụng quyền lực một cách như vậy.”

“Bài báo viết: “Sự đắn đo của ông Bonal đã được xoa dịu nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ và những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa đã được giải quyết nhanh chóng … Tiếp đó miếng đất đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và ông Bonal đã “hài lòng giao lại cho vị giám mục giấy tờ chính thức xác nhận quyền sỡ hữu (miếng đất).”

“Giám mục Puginier mở cuộc Xổ Số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền Chùa Báo Thiên, và hoàn thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội.”

Thấy việc này thành công, trong những năm tiép theo, nhiều ngôi chùa khác tại Hà Nội bị phá hủy: chùa Táo (xây vào thế kỷ X, chùa Liên Trì (hay chùa Báo Ân, xem hình) đền Huyền Trân (xây thế kỷ XVI) …” [Phần dịch bài của France Mangin là của Đào Hùng.]

- Được gọi là một trong “tứ đại khí” của Việt Nam, tháp Báo Thiên như thế nào, và vì sao nay không còn nữa?

- Tháp Báo Thiên cao 20 trượng, gồm 12 tầng, ngọn bằng đồng hình tựa ngọn núi, cao chót vót trên nền trời Thăng Long. Tháp được xếp vào một trong bốn Đại Nam Tứ Khí, bốn vật báu của đất nước; mà ba (kiến trúc điêu khắc) qúi giá khác là chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh, và chuông Quy Điền. Sự tích tháp Báo Thiên đã được hai danh sĩ Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án viết như sau trong sách Tang Thương Ngẫu Lục:

“Cây Tháp Đại Thắng Tư Thiên tại chùa Báo Thiên dựng từ đời vua Lý Thái Tông (1054-1072). Tháp này xây 12 tầng, cao mấy chục trượng … Khoảng năm Tuyên Đức nhà Minh, Đức Thái Tổ Hoàng đế tiên triều [Lê Lợi] tiến binh vây Đông Đô. Viên quan giữ thành là Thành-sơn-hầu Vương Thông phá hủy cây tháp [lấy vật liệu] chế ra sung đồng để giữ thành [1414]. Tiên triều nhân nền cũ, đắp các núi đất phủ lên trên … Năm Giáp dần [1791] lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp cũ để tu bổ thành lũy Thăng Long. Khi phá nền tháp thấy có tám pho tượng Kim Cương chia ra đứng bốn cửa, ngoài ra còn có tượng người tiên, chim muông, cả đến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt khác không kể xiết, toàn bằng đá

Những hòn gạch hoa, hòn nào cũng thấy khắc những chữ “Lý gia đệ tam đế, Long thụy Thái Bình [1054-1058], tứ niên tạo,” tức là “Đúc trong năm thứ tư niên hiệu Long thụy Thái Bình đời vua thứ ba triều nhà Lý.”

- Có sử sách gì khác viết về Tháp Báo Thiên không?

- Có. Nhà thơ Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV), người Hải Dương, tiến sĩ đời vua Trần Minh Tông [1314-1329], người cực kỳ hay chữ, đã làm bài thơ như sau về Tháp Báo Thiên:

Trấn áp đông tây củng đế kỳ

Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy

Sơn hà bất động kình thiên bút

Kim cổ nam ma lập địa chùy

Phong bãi chung linh thời ứng đáp

Tinh di đăng chúc dạ quang huy

Ngã lai dục tủy đề thi bút

Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì.

Nhà thơ Vô Ngã Phạm Khắc Hàm thoát dịch như sau trong tập Thơ Văn Lý Trần mà ông đang biên soạn:

ĐỀ THÁP BÁO THIÊN

Trấn áp đông tây giữ đế kỳ

Một mình cao ngất tháp uy nghi

Chống trời cột trụ non sông vững

Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy

Chuông khánh gió đưa vang đối đáp

Đèn sao đêm đến rực quang huy

Đến đây những muốn lưu danh tính

Mài mực sông xuân viết ngẫu thi.

Các tài liệu sau này cũng có, song chỉ có tính cách địa dư chí. Ví dụ, trong Từ điển đường phố Hà Nội của Đại Học Hà Nội xuất bản có cho biết rằng Chùa Báo Thiên thuộc thôn Báo Thiên, tổng Tiên Túc, (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Sách này viết:

Nền nhà thờ hiện nay nguyên là nền đất chùa Báo Thiên rất nổi tiếng, ở đây có ngôi tháp gọi là Tháp Báo Thiên. Ngoài ra tại phố này (Phố Nhà Thờ, Avenue de la Cathédrale), còn có một ngôi chùa cổ, là Chùa Bà Đá. Tương truyền vào đời Lê Thánh Tông ở thôn Báo Thiên Tự có một người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người đó liền lập một miếu nhỏ để thờ. Sau dân làng thấy thiêng mới xây thành ngôi chùa và gọi là chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang Tự. Pho tượng đã bị mất trong một vụ cháy thời Pháp thuộc.”

NGUYỄN AN TIÊM

(báo Khởi Hành)


 

Như thế, qua sử liệu, ngôi chùa Báo Thiên đã có mặt từ 1057 đến 1884 đã tồn tại gần 9 thế kỷ nói lên tầm vóc quan trọng của một ngôi chùa lịch sử tại Hà nội bị Kito giáo VN phá hủy,.

Ngoài chùa và tháp Báo Thiên, còn những ngôi chùa khác rãi rác từ Bắc vào Nam cũng chịu chung số phận bị cướp đoạt để làm nhà Thờ như thế, ví dụ:

Đây là một trong nhiều sử liệu ta được biết, riêng chùa Quang Minh ở Trà Kiệu, Huế (xem lời chú ở cuối đoạn này), xây vào thời chúa Nguyễn Hoàng, bị Pháp triệt hạ khi đẩy lui nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu (chúng tung tin Đức Mẹ hiện ra, giáo dân được cố đạo hợp tác với trung úy Marat đem lính Lê Dương và lính tập từ Quảng Ngãi đánh tan nghĩa quân. lập nhà Thờ Trà Kiệu; vào thời đệ nhất và đệ nhị Cọng Hoà của ông Diệm- Thiệu, nơi đây nâng lên Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu, hàng năm lễ hội tưng bừng. [Đính chính của nhà báo lão thành Lê Hồng Phong: Theo Père Cadière, viết bài: Đền Đài Di Tích Của Xứ An Nam Từ Bắc Chí Nam, In trong Tạp chí BEFEO, năm 1904 – 1905, đã liệt kê rất nhiều ngôi chùa và đất chùa bị thực dân Pháp cướp đoạt và xây lên nhà thờ từ Bắc chí Nam. Père Cadière, sáng lập và điều hành tạp chí BAVH, từ năm 1913 – 1944, có đoạn viết về nhà thờ Trà Kiệu như sau: Chùa Bửu Châu (Cadière âm là Báu Châu) do chúa Nguyễn Hoàng lập trên đồi Bửu Châu, quận Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay (thời đó không có tỉnh Quảng Ngãi, chỉ có tỉnh Quảng Nam) vào năm 1702? Chùa Bửu Châu bị Pháp chiếm và phá xập và trao cho Da tô xây nhà thờ Trà Kiệu bằng tranh vào năm 1902. ]

Nhà Thờ Đức Bà tại Sài gòn, vốn là chùa Khải Tường được vua Minh Mạng lập nên để thờ Phật, thờ Tổ kỷ niệm nơi sinh của mình, phường Bến Nghé. Q I TP HCM hiện nay. Khu vực đó bị thực dân Pháp triệt hạ dựng lên nhà Thờ Đức Bà, nay là Vương Cung Thánh Đường, các tượng Phật bị ném vào Thảo Cầm Viên.

 

Một tài liệu khác:


CƯỚP CHÙA, CHIẾM ĐẤT XÂY NHÀ THỜ VÀ

CƯỚP ĐOẠT RUỘNG ĐẤT CỦA NHÂN DÂN

Nguyễn Mạnh Quang

(http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/106_nmq-vatican-in-vn.htm)

Nói về thành tích cướp chùa và chiếm đất của Giáo Hội La Mã để xây nhà thờ trong thời gian từ khi Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cặp kè với Chúa Nguyễn Ánh vào giữa thập niên 1780 cho đến ngày 30/4/1975, tác giả Tường Minh - Chu Văn Trình ghi lại trong cuốn Rơi Mặt Nạ một số những vụ lừng danh với nguyên văn như sau:

1.- Cướp đất Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang).- "Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang) ở thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là phố Nhà Thờ, Hà Nội, chùa xây từ thời nhà Lý. Năm Tự Đức (Thứ Ba) Canh Tuất 1850, sư trụ trì chùa là Giác Vượng quyên góp thập phương để tu sửa" [Ngô Đức Thọ: Tự Điển Văn Hóa Việt Nam, 1993, tr. 418.]

Ngày 8/5/1883 (dịp Phật Đản), thời Toàn Quyền Paul Bert, "nghĩa quân Sơn Tây dẫn quân Cờ Đen đánh mấy đồn dân Giáo (Da-tô) ở ấp Giáp Bát. Tối hôm sau (9/5/1883), dân Nghĩa Hội phối hợp với quân Sơn Dũng vây đánh lính tay sai của giặc ở nhà thờ Hàm Long là nơi giặc đã giao cho nhiều vũ khí để bảo vệ vòng ngoài cho chúng….

Sau đó đánh khu Nhà Chung, vào đến bên trong Nhà Thờ. Tức thì có tiếng súng từ các góc bắn ra. Cuộc chiến đấu trở nên ác liệt, bọn giặc chạy đến tượng đức mẹ chui vào cửa sau tượng rồi chạy sang chùa Bà Đá. Gồm 9 tên: ba linh mục Pháp là Cố Lan, Cố Mỹ, Cố Phước (Landais, (Rival, Bertrand), một quan một (thiếu úy) và mấy thủy thủ tầu Phăng Pha (Fanfare) cùng với con mụ Be (Beirie).." [ Chu Thiên, Bóng Nước Hồ Gươm Quyền 2 (Hà Nội: Văn Học, 1985), tr. 121-123.]

Sau khi được vị sư trụ trì của chùa Bà Đá cứu mạng, bọn Gia-tô đã trả ơn nhà chùa bằng cách chiếm ruộng đất nhà chùa và của dân làng Phú Tô, chia hai cho Nhà Chung (Da-tô) và tên Jean Dupuis xây Nhà Thờ và nhà Gạch như hiện nay."

2.- Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở Hà Nội bị Da-tô phá, cướp đất xây Nhà Thờ Lớn .- "Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở phường Báo Thiên, Hà Nội xây dựng vào năm 1056 và Tháp Bảo Thiên 12 tầng xây vào năm 1057 trong đời Lý Thánh Tông. Cuối thời Lê (cuối thế kỷ 18) chùa bị hoang phế vì nạn Kiêu Binh. Đầu đời Tự Đức, Tổng Đốc Tôn Thất Bật theo nền chùa cũ xây sửa lại.

Năm 1883, cố đạo thực dân Puginier cấu kết với Tổng Đốc Hà Nội là Da-tô Việt gian Nguyễn Hữu Độ phá chùa, "thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Vị trí chùa cũ ở vào khoảng bên phải Chùa Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hòan Kiếm Hà Nội." [Ngô Đức Thọ Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam (Hà Nôi: NXB Khoa Học Xã Hội, 1993), tr 76, và Bùi Thiết, Từ Điển Hà Nội Địa Danh (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 1993), tr 26-27.]

3.- Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Da-tô cướp đổi thành Nhà Thờ La Vang.- La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá Vàng, nằm ở phía Tây đồn Dinh Cát, thủ phủ địa đầu của Việt Nam từ năm 1307, khi vua Chiêm Thành Chế Mân hiến dâng Nhà Trần hai châu Ô và Lý làm lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Hiện nay La Vang (Lá Vàng) thuộc xã Hải Phú, quận Mai Lĩnh, tỉnh Quảng Trị, ở về phía nam Quảng Trị khoảng 6 km và ở về Bắc Phú Xuân (Huế) khoảng 58 km.

Năm 1797, "Vua Cảnh Thịnh Nhà Tây Sơn đã có lần bắt được mật thư của Nguyễn Ánh gửi Giám-mục Labarlette, xin giám mục tổ chức một đạo quân nội ứng gồm tín đồ Ki-tô Giáo tại chỗ, tiếp trợ cho lực lượng quân đội Pháp chỉ huy đánh từ ngoài vào." (Le roi Canh Thinh des Tay Son intercepta un jour une lettre secrête que Nguyen Anh avait envoyé à Mgr Labarlette, lui demandant d'organiser à l'interieur une armée de chretiens) pour seconder les forces commandés par les francais.) - (Trần Tam Tinh, Dieu et César, Les Catholiques Dans Lihistore du Vietnam, 1978, p. 29).

Chính vì thế Nhà Tây Sơn buộc phải triệt hạ Da-tô, nên:

Ngảy 17/8/1798, Vua Cảnh Thịnh ra sắc dụ cấm đạo Da-tô kể từ Phú Xuân đến Bắc Hà, vì đây chỉ là "đạo dạy mê tín, dối gạt dan chúng và đảo lộn trật tự xã hội." [Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam [ California : An Tiêm, 1991), tr. 309.]

Năm 1823, dưới triều Minh Mạng, chùa Lá Vàng thờ Phật Bà Quan Âm bị những người Da-tô cướp phá và đổi thành nhà thờ La Vang Phật Bà Quan Âm đổi thanh Ma ria đồng trinh." [ii]

Ngoài những vụ ăn cướp chùa trên đây, sách này còn ghi nhận những hành động cướp đất và tiền bạc dưới đây cũng do Giáo Hội La Mã chủ trương, xin tóm lược như sau:

4.- "Chùa Thiên Mụ xây năm 1601 bị Da Tô đánh cướp 32 pho tượng vàng y.."

5.- Chùa Diệu Đế bị Da-tô cướp đất:

Năm 1885, Chính quyền Da-tô Thực Dân lấy Cát Tường Tư Thất làm sở đúc tiền và lấy Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên - lấy một tăng phòng làm Nhà Lao của tỉnh và một tăng phòng làm trụ sở cho trụ sở cho Khám Thiên Giám.

Năm 1887, chính quyền Da-tô triệt một số căn nhà khác trong chùa..

Năm 1910, chính quyền Da-tô lại triệt hạ Đào Nguyên và thay vào bằng hai nhà nhỏ thờ Kim Cang. [Nguyễn Quang Tuân, Những Ngôi Chùa Danh Tiếng, 1991, tr.115] .

6.- Chùa Giác Hoàng bị cướp phá.- Chùa Giác Hoàng là "Một trong hai mươi thắng cảnh Thần Kinh đã được Vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng có ghi trong Ngự Chế Thi Tập.", đã bị Da-tô đánh cướp vào năm 1885.

7.- Da-tô cướp chuông chùa - cướp đất nghĩa trang anh hùng Văn Thân - Cần Vương xây nhà thờ Da-tô . Chuông nhà thờ Phát Diệm. "Đây là một quả chuông đồng pha vàng do Trần Lục ngày xưa đem quân đi đoạt ở một ngôi chùa nào xa lắm – đem về dâng nhà thờ Phát Diệm." [Chu Thiên: Bão Biển,1978, tập1, tr 149..]

Nhà thờ Da-tô đối diện với Tòa Hành Chánh tỉnh Quảng Ngãi xây trên nền Nghĩa Trang các anh hùng liệt sĩ Cần Vương và Văn Thân.

8.- Nhà thờ Lớn ở Sàigòn: Nhà Thờ Lớn ở Sàigòn (hiện nay là nhà thờ Đữc Bà, Vương Cung Thánh Đường) được xây trên nền một ngồi chùa bị phá. Sách "Sàigòn Năm Xưa" xuất bản năm 1960, trang 218, tác giả Vương Hồng Sển viết:

"Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, Đức Cha hành lễ tại một ngôi chùa hoang phế và sử tạm dùng làm thánh đường."

Ngày 7/10/1877, Cố ĐạoThực Dân Colombert đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường tạm thành "nhà thờ Đức Bà" đến ngày 11/4/1880 lễ hoàn thành.

Ngày 7-8 tháng 12/1960, dưới thời Da-tô phản quốc Ngô Đình Diệm, Vatican phong cho nhà thờ lớn Sàigòn là "vương cung thánh đường".

9.- GM Nguyễn Văn Thuận ăn cướp đất ở bờ biển Hòn Chồng để xây Giáo Hoàng Chủng Viện.

10.- Linh-mục Ngân ở Quảng Ngãi cướp đất của thị xã Quảng Ngãi để xây nhà thờ. Y cũng nuôi ý đồ cướp đất chùa Bút Tháp, âm mưu đang tiến hành thì chế độ Diệm đổ…

11.- Linh-mục Vàng thuộc “Trung Tâm Nhân Vị” ở Vĩnh Long đã cắm thập ác trên núi Ngũ Hành trong phjam vi Chùa Non Nước với ý đồ cướp đất Chùa Non Nước.

12.- Linh-mục Đinh Xuân Hải lấn đất của một ngôi chùa ở Hóc Môn (Nam Việt).

13.- Giám-mục Ngô Đình Thục và Trần Lệ Xuân ăn cắp 18 tỷ đô la gửi vào ngân hành Vatican.” [iii]

Tất cả trong số 13 vụ cướp chùa, cướp đất xây nhà thờ và cướp của được nêu ra trên đây, có 8 vụ xẩy ra trước năm 1945 và 5 vụ xẩy ra trong những năm 1954-1975 ở miền Nam Việt Nam.

(Nguyễn Mạnh Quang)


 

Quá trình hình thành và phát triển Kito giáo VN trên quê hương đã lún sâu quá nhiều sai phạm đối với PG và triệt tiêu các lực lượng yêu nước của dân tộc. Khi Pháp thất bại tại VN, GH Kito lại bám theo Mỹ củng cố, bành trướng thế lực và tài sản.

Quá trình hành xử như thế, tạo cho nhân dân VN nghĩ rằng Giáo Hội Kito VN đã cấu kết với thực dân thiết lập guồng máy thống trị dân tộc song hành: Quyền lực và Tôn giáo, không những ở đất nước nầy, mà cả những quốc gia bị cưỡng bức truyền đạo khi gót chân xâm lược song hành cùng giáo sĩ. Đáng ra vết nhơ chưa tẩy sạch, các giáo sĩ nên hoà hợp cùng dân tộc để nâng cao đạo đức và dân trí, xây dựng một quốc gia văn minh mà cuộc chiến đã làm tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Trong cộng đồng sống, dĩ nhiên từ cá thể đến tập thể, luôn xẩy ra nhiều điều bất cập, về quyền lợi và quyền lực, nhất là xã hội VN hiện nay, do cơ chế và chính sách quản lý quá cẩn trọng mà một số tôn giáo vẫn chưa cảm thấy thoả mãn, nhưng hầu hết các tôn giáo có truyền thống gắn liền với dân tộc đều vì lợi ích chung, đành tuỳ thuận và chấp nhận, riêng Tôn giáo Thần học, từ Tin Lành đến giáo sĩ Roma VN, luôn xuất hiện những hiện tượng bất lợi cho sinh hoạt chung trong xã hội, vì nhu cầu vật chất và tâm lý tín ngưỡng của riêng mình, vì thế ngoài những vụ lẻ tẻ của một số LM như Giai, Lý Lợi…giờ đây, với tư cách Tổng giám Mục một Giáo phận lớn tại Hà Nội, Ngô Quang Kiệt đã kêu gọi Tu sĩ, Giáo dân ra đường ngồi cầu nguyện, tượng Mẹ Sầu bi cũng đội nắng phơi sương giữa phố chợ như một chiến thuật tiệm tiến của một tôn giáo chưa nắm được cờ trong tay!

- Trong khi đất nước đối đầu với bao khó khăn về kinh tế, đầu tư, thương trường, chính trị; Mỹ và EU gây sức ép VN về Tự Do Tôn Giáo, bên trong nước thì cán bộ làm mất lòng dân, ngoài biên ải thì lãnh hải bị đe doạ, Ngài Tổng Ngô Quang Kiệt tiếp theo một đòn cân não vào dịp chúa Hài Đồng mang bình an cho người trần thế nhân mùa Noel, (thực ra là lễ Thần Mặt Trời của dân vùng Trung cận Đông) biến mùa vui của cộng đồng tín đồ Kito giáo thành mùa đối đầu với một chính thể để kích động tình cảm tín đồ làm áp lực đòi lại đất mà chính mình đã chiếm dụng của Tôn giáo khác!

- Chủ trương hoà hoản của Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện nay đối với nhà nước VN mục đích tiến tới Bang giao toàn vẹn, Với tư cách một vị chủ chăn có chức sắc trong nước, Ngài Ngô Quang Kiệt lại khuấy động có kế hoạch, có tính toán vào thời điểm và địa điểm nhạy cảm như thế, có ảnh hưởng tinh thần bang giao hay là tác động để hổ trợ áp lực cho Bang giao sớm hơn?

- Ông Hồng y Bộ trưởng Bộ Truyền giáo của Roma Cressenzio, đại diện Giáo Hoàng, sang thăm HĐGMVN và toà Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi tín hữu Kito giáo VN hãy nghiêm chỉnh nghiên cứu lại lịch sử, nếu trong quá khứ có lỗi lầm gì với dân tộc thì nên có thái độ giải quyết lại cho phải lẽ. Đó là thái độ khôn ngoan, tranh thủ tình hữu nghị rất có ý nghĩa của Toà Thánh cốt sớm tiến tới quan hệ ngoại giao. Cũng với tinh thần đó Giám Mục Nguyễn Sang ở Thái Bình đã ra thư luân lưu xin lỗi về những sai lầm trong quá khứ đối với dân tộc, tuy các Giám Mục khác có vẽ e dè, nhưng đồng tình về sự khôn ngoan nhu thế!

Tuy nhiên, chính sách chung của Roma đối với toàn cầu và các nước thuộc địa luôn triệt tiêu văn hoá khác, thì một bộ phận tín hữu tại VN cũng còn mang giòng máu Lạc Hồng, có những đóng góp thầm lặng để xây dựng quê hương. Nhất là sau khi đất nước mở cửa, một số tu sĩ, giáo dân Kito giáo đã bắt tay phát triển mối quan hệ hữu hảo với nhà nước và quần chúng, củng cố tốt với các tôn giáo bạn, hình thành một tình cảm cộng đồng dân tộc.Ví dụ tại Phan Thiết, chùa Phật Quang do HT T. Huệ Tánh trụ trì xây dựng, có sự góp phần của LM J.P.T Cao Vĩnh Phan, LM Minh và 42 tín hữu. Một tín hữu Nam Định, làm ăn tại SG, cũng đã cúng dường để tái thiết chùa tại Nam Đình…

Tại Giáo xứ Vinh Sơn, Ông Tạ, LM Nghĩa và ni sư Diệu Minh chùa Hiển Quang cũng từng thâm giao đạo tình mỗi lúc hữu sự, sau đó LM đã thuyên chuyển về Hốc Môn; nhiều nơi, các tu sinh, các thầy dòng và LM cũng đến giao lưu với các tu viện của PG, tìm hiểu giáo lý…cộng thêm tinh thần đoàn kết tôn giáo do nhà nước chủ xướng, đã tạo một cuộc sống gắn bó dân tộc mà thời chinh chiến khó thấy được.

Chả những thế, các sư, các cha được Kiều bào hải ngoài nhiệt tình cúng dường, không phân biệt lương giáo, để về xây dựng cơ sở Tín ngưỡng tại quê nhà

Song hành với ngoại thương, mậu dịch, bang giao và hoà nhập, VN đang trên đà ổn định và phát triển tốt đẹp trong mọi cộng đồng dân cư; Các tôn giáo lần lượt được đăng ký hành đạo, như Cao Đài, Hoà Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư sĩ Phật Học hội, nhiều hệ phái Tin Lành ngoài PG và Kito giáo Roma hiện nay.Ngay cả đạo B’hai xa lạ và một số trường phái Tâm linh cũng đang đăng ký sinh hoạt.

Sau 1975, ổn định nề nếp, chùa, nhà thờ, Thánh thất xây dựng và phát triển quy mô. Ở Nha Trang, Đại chủng viện Sao Biển là nơi đào tạo hoành tráng và mẫu mực nhất của GH ở Á Đông. Bùi Chu, Phát Diệm…phía Bắc, đa sồ nhà thờ phía Nam trở nên bề thế đến mức các giáo sĩ Kito giáo Roma nước ngoài cũng phải nhạc nhiên. Nhà thờ Vườn Xoài, nhà thờ Ba Chuông Tân Sa Châu, Hố Nai và trên toàn nước đều trăm hoa đua nở! Một số giáo xứ mới phát triển, nhà thờ và nhà nguyện mới cũng gia tăng như vùng Long Khánh, Đồng Nai, Bình Giả…

Mùa Noel là mùa Vinh danh Chúa Cả trên Trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm, mùa thiêng liêng của tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng ngài Tổng Giám Mục biểu hiện một động thái không thích hợp cả tình thế lẫn tâm lý. Tài sản nhà nước trưng dụng của kito giúao VN ít hơn tài sản Kito giáo chiếm của PG trên cả nước.

Qua động thái đó, HĐGMVN không vừa lòng vì ngài Tổng Kiệt đưa GHVN vào thế khó xử, ngay cả Roma cũng không muốn thế. Và nhà nước VN nghĩ rằng, việc Bang giao còn đứng ngoài cửa mà đã như thế thì khi bắt tay nhau bắng những hiệp ước ràng buộc, các giáo sĩ nông nổi như thế liệu đẩy nhà nước và xã hội VN vào tình huống nào nữa?

Mình chỉ thấy quyền lợi trước mắt mà không thấy cái lợi về lâu về dài!

Mình chỉ thấy việc mình làm mà không thấy cái sai quấy mình đang làm!

Mình chỉ thấy tài sản của mình bị chiếm đoạt mà không thấy nguồn gốc tài sản mình đã chiếm đoạt của người klhác.

Nếu PG cũng lên tiếng đòi lại Bất động sản đó thì quý ngài nghĩ sao? Dĩ nhiên PG không bao giờ làm việc đó, vì theo PG tất cả chỉ là phù du, không có gì thường tại vĩnh viễn, vì thế PG tránh được con đường tội đồ của dân tộc trong quá khứ, tại bất cứ nơi đâu, vì vậy Liên Hiệp Quốc chọn PG là tôn giáo Hoà Bình của nhân loại.

MINH MẪN

05/1/08



Các bài Tôn Giáo cùng tác giả

Trang Minh Mẫn