Bối Cảnh Lịch Sử Quanh Sự Ra Đời của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam

Trần Hải Âu

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TranHaiAu.php

07-Dec-2020

Mùa dịch Covid-19 hoành hành trên các nước “văn minh” Âu Mỹ từ đầu năm 2020 bắt dân chúng phải cách ly dài dài. Nhân đó, có một nhân vật tên là Hoàng Duy Hùng (HDH) ngồi ở một xó nhà xứ Houston, TX sống bằng You Tube với cách sản xuất mỗi ngày 1 clip hoặc nhiều hơn. Trong một clip hồi tháng 7, 8,.. ông ta nói về cuộc Cách Mạng tháng 8 và Nạn đói năm Ất Dậu (1945); gián tiếp phủ nhận công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc giành được nền độc lập cho tổ quốc. Nó cũng gây ra những  cuộc tranh luận vô bổ, mất đoàn kết trong và ngoài nước về âm mưu nham hiểm của ông ta và bè lũ muốn hạ bệ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc của Việt Nam đã được mọi người đều kính trọng tri ân. Có mấy quan điểm của ông ta đã gây ra bao phẫn nộ với những khán giả yêu sự thật, là:

1) Cách Mạng tháng 8 là một cuộc cướp chính quyền từ tay “phe quốc gia” (xem "Các Đảng Phái Có Đóng Góp Cho Cách Mạng Tháng 8 của Việt Minh do Bác Hồ lãnh đạo?" https://www.youtube.com/watch?v=kQPAHprYNfY)

2) Bác Hồ đã “đạo văn” khi sử dụng bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 (xem "Chính LS Hoàng Duy Hùng Vu Cáo Bác Hồ Đạo Văn", https://www.youtube.com/watch?v=GYOB5_QEQOA)

3) Ám chỉ một sĩ quan OSS của Mỹ tên Archimedes Patti đã đóng góp vào việc biên soạn bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, (xem "Việc Soạn Thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Của Bác Hồ Bị Xuyên tạc Thế Nào?" https://www.youtube.com/watch?v=nfmNmgS9phw) và

4) Kết án Trần Trọng Kim đã "gây ra" nạn đói Ất Dậu; đồng thời, giành công cứu đói cho các “đảng phái quốc gia”, chứ không phải các nỗ lực của tân chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (xem "Phản biện luận điệu phủ nhận công lao của Việt Minh phá kho thóc Nhật để cứu đói," https://www.youtube.com/watch?v=Zd2rDYkTSaY)...

Ở đây chúng tôi không muốn đi sâu vào những tình tiết của kịch bản do HDH đạo diễn, mà chỉ muốn trưng ra bằng chứng lịch sử chứng minh những điều HDH nói đều thiếu khách quan và không đúng sự thật.

A.- PHẦN MỘT: BỐI CẢNH LỊCH SỬ

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8.

I - Châu Âu:

II - Thái Bình Dương và châu Á.

 1.- Những nguyên do sâu xa khi Nhật tham gia phe trục:

 2.- Trung Hoa    

III - Kết Thúc Đ2TC:

B.- PHẦN HAI: BỐI CẢNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

C.- PHẦN BA: CÁC BẢN TUYÊN NGÔN:

I.- Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

II.-Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776: Tuyên ngôn độc

III.- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791

IV.- Chuyện “Đạo Văn” (Plagiarism)

D. PHẦN BỐN: Câu Chuyện Về Điệp Viên OSS Archimedes Patti

 

Ngày nay với sự phổ thông của công nghệ internet, không có gì có thể che giấu tri thức nhân loại như thời Trung Cổ ở châu Âu. Người ta không còn nói mọi việc đều “nằm trong tầm tay”, mà có thể nói “trên đầu ngón tay”. Ai muốn tìm hiểu sự thật thì chỉ cần đánh từ khóa vào các trang mạng tìm kiếm có uy tín thì vô vàn tài liệu hiển hiện ngay trên màn hình. Điều đáng nói là một người tự cho có học tại Mỹ lại lười tra cứu kỷ trước khi mở miệng nói càng. Nhưng hiển nhiên là với tâm ý bất lương nên HDH đã không làm công việc của một nhà trí thức chân chính mà chọn con đường ngụy sử bá đạo để phát ngôn những điễu xằng bậy, cốt phục vụ cho mưu đồ đen tối của phe nhóm và bề trên trong việc lật đổ chính phủ hợp pháp của Việt Nam.

Trong rất nhiều clips phản biện trên mạng, có lẽ vì môi trường hạn hẹp của video nên các chủ kênh đã không thể nêu rõ các văn bản chính thức đã làm cho vấn đề vốn đơn giản thêm phức tạp.

A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Tuy rằng các tài liệu trưng dẫn trong bài viết này lấy từ Wikipedia và vài trang mạng khác (được liệt kê ở phần chú thích bên dưới) chúng tôi cũng đã đối chiếu các dữ kiện với một vài quyển sử, như Phạm Hồng Tung, "Nội Các Trần Trọng Kim, Bản Chất, Vai Trò và Vị Trí Lịch Sử" (Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009),..

Chi tiết thì như lá trên rừng nhưng các dữ kiện quan trọng đã được chọn lọc và tóm lược thành một móc xích để bạn đọc dễ theo dõi các diễn tiến có liên quan đến nước ta. Nhân tiện phần nhận xét nhắm vào trọng điểm sẽ để vào ngoặc vuông, như [NX: … ].

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8

Khi nói đến cuộc Cách Mạng tháng 8 do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, chúng ta phải phóng tầm nhìn rộng ra khắp thế giới thời bấy giờ để thấy mọi duyên khởi xa gần tác động lẫn nhau. Đó là một thời đại cực kỳ hỗn loạn, hủy diệt chết chóc toàn cầu do chiến tranh, bạn thù bất minh… gây ra bởi cuộc Đại chiến Thế giới 2 (Đ2TC), và may mắn thay cho một đất nước nhỏ bé nghèo nàn lạc hậu bị trị bởi thực dân Pháp và Vatican lại xuất hiện một vị cứu tinh có sự hiểu biết sâu rộng và vĩ đại như Bác Hồ mới lợi dụng đúng thời cơ mà giải phóng được đất nước.

Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn của thời đại hỗn loạn này là do sự tiến bộ về kỹ thuật cơ khí nói chung của tây phương, và nhất ngành hàng hải và vũ khí chiến tranh. Vì thế nẩy sinh ra lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nên chúng tiến hành việc bành trướng chiếm thuộc địa khắp thế giới. Nạn nhân sẽ là các nước yếu kém. Để làm việc đó dễ dàng hơn, tây phương vẫn áp dụng lối xâm lăng đế quốc của thời La Mã bằng cách gởi các đội truyền giáo che giấu âm mưu nằm vùng và gián điệp đợi thời cơ thuận lợi. Do đó vai trò của Vatican trong trò chơi cướp bóc thế giới này không thể chối cãi. Châu Mỹ còn hoang sơ, mênh mông mà đất rộng người thưa nên được chiếm một cách ít tốn kém nhất.

I. - Châu Âu

Sau Đệ Nhất Thế Chiến (Đ1TC) ở châu Âu với Hiệp Ước Versailles o ép của các nước thắng trận đã làm cho nước Đức, hậu duệ của nước Phổ hậm hực tìm cách trả thù. Sau khi Hitler giành được vai trò thủ tướng (Chancellor) năm 1932, với sự tiếp tay của Vatican thì ông ta mạnh mẽ tái vũ trang Đức bất chấp sự phản đối của đồng minh. 

- 1938: Đức xâm lăng Áo sau khi ký hiệp ước đồng minh với Ý và Nhật thành phe trục (the Axis) còn gọi là “Đạo luật ba bên” (Tripartite Act) với danh nghĩa là để chống lại Liên Xô, vì trong quá khứ Đức và Nhật đã từng va chạm vũ lực với Nga.

- 1939: Nhưng rồi theo hoàn cảnh, sau khi ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô, Đức liền tiến đánh Ba Lan vào này 1 tháng 9. Hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, khởi đầu Đệ Nhị Thế Chiến (Đ2TC).

- 1940: Đức chiếm Tiệp Khắc và chiến tranh lan khắp châu Âu.

- Ngày 10 tháng 6, 1940: Ý dưới thời Benito Mussolini tuyên chiến với Pháp.

- Ngày 14 tháng 6, 1940 quân Đức kéo vào Paris chiếm đóng một nửa nước Pháp, ép Pháp lập chính phủ bù nhìn mới dưới quyền Thống chế Philippe Petain, một anh hùng của Pháp trong Đ1TC) đóng ở Vichy, phía nam Pháp. Tướng De Gaulles liền lập Chính phủ Lưu vong theo phe đồng minh. Đức hướng đến đánh Anh. Anh cầu cứu Mỹ vào năm 1941. Tiếp đến là Đức xâm lăng các nước Nam Tư (Yugoslavia) và Hy Lạp. Hungary, Romania và Bulgaria vội vả tham gia phe trục.

- Ngày 22 tháng 6, 1941, Đức xâm lăng Liên Xô. Đến tháng 10 bị sa lầy vì mùa đông khắc nghiệt. Liên Xô tổng phản công vào tháng 11, 1942 với chiến thắng Stalingrad; dần đưa đến quân Đức đầu hàng vào ngày 31 tháng 1, 1943 ở mặt trận phía đông.

- 1943 Quân Mỹ và Anh đánh bại quân Ý và Đức ở Bắc Phi, rồi đánh vào Ý và Đức.

- Ngày 6 tháng 6 năm 1944 liên quân Mỹ, Anh, Canada đổ bộ ở Normandy đẩy lùi quân Đức; quân Liên Xô giải phóng Ba Lan, Czechoslovakia, Hungary và Romania. Tháng 2, 1945 liên quân Mỹ xâm lăng Đức, nhưng ngày 8 tháng 5, 1945 thì quân Liên Xô đã chiếm hầu hết nước Đức. Hitler tự tử vào ngày 30 tháng 4, 1945. [Lại là 30/4, quả là ngày xui xẻo trong lịch sử con người].

Âu Châu, trước và sau Thế chiến I

II.- Thái Bình Dương và Châu Á.

1) Những nguyên do sâu xa khi Nhật tham gia phe trục.

Cả Nhật và Đức từng là quốc gia có vị thế thấp kém trên chính trường thế giới, bị cô lập trong quá khứ và từng chống chọi với gã khổng lồ Nga và luôn bị tây phương dòm ngó. Dưới thời Minh Trị Thiên hoàng (Meiji-tennō, 1852 - 1912) Nhật phát triển theo chiều hướng Tây phương hóa thần tốc theo gương Phổ (sau này trở thành Đức). Nhật đã nhanh chóng có một mối giao hảo thân tình với nước Phổ để có thể phát triển tương tự nên đã thuê và đưa nhiều chuyên gia người Phổ (“oyatoi gaikokujin”) đến Nhật để làm cố vấn và hỗ trợ việc hiện đại hóa đất nước. Ban đầu Nhật học tập sự cải cách quân sự, nhất là Hải quân và Lục quân từ Anh và Pháp; nhưng đên năm 1886 thì chuyển sang lối của Phổ.

Sau khi trở nên hùng cường thì Nhật lại bị lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên liền nhòm ngó đến vùng bắc Á để mở mang lãnh thổ.

Ảnh https://southeastasiaglobe.com/wwi-centenary/

2) Trung Hoa

Vào thế kỷ 19 Trung Quốc dưới thời Từ Hy Thái Hậu (1835-1908) triều đại nhà Thanh đang trên đường suy sụp.  Một đất nước to lớn lại bị các đế quốc nước ngoài ức hiếp, và đã trải qua một thế kỷ ô nhục nhất dưới tay ngọai bang. Nhân dân thì bị bần cùng, bị khinh bỉ, và bị tàn sát hàng loạt không gớm tay; tài sản quốc gia bị tước đoạt sạch. [Hiểu được điều này để thấy quân đội Trung Hoa Dân Quốc kế tiếp, sau nhiều cuộc chiến với Nhật và Hồng quân Cộng sản vừa nổi lên, cũng suy nhược chia thành nhiều đám quân phiệt tham lam cát cứ nên khi vào Việt Nam năm 1945 cũng chỉ là bọn đói khát ô hợp, có dịp là cướp bóc hãm hiếp dân ta.]

Sau 2 cuộc chiến tranh nha phiến; lần thứ nhất từ tháng 6, 1840, nhà Thanh phải ký hòa ước Nam Kinh (1842), bồi thường chiến phí cho Anh, mở 11 cảng và cho truyền đạo Ki-tô tự do. Hong Kong và vùng cửa sông Châu Giang trở thành nhượng địa cho Anh. Lần thứ 2, từ năm 1856 đến năm 1860 quân triều đình nhà Thanh lại bị thất trận ở Thiên Tân vào ngày 17 tháng 6, 1860. Từ Hy Thái hậu phải mang tiểu Hoàng đế Quang Tự chạy nạn tới Tây An thì ngày 16 tháng 10, liên quân tám nước tiến vào thành Bắc Kinh. Hậu quả là kinh đô TQ đã chịu một cuộc tàn phá, cướp bóc, đại thảm sát tắm máu bởi liên quân tây phương. [NX: Dưới mắt tây phương thì sinh mạng người Hoa ngang hàng súc vật. Qua đó cho ta thấy lịch sử TQ không phải lúc nào cũng hào hùng oanh liệt cả.] Triều đình nhà Thanh chấp nhận “Tân Sửu điều ước” vào ngày 18 tháng 10 năm 1860 do liên quân đưa ra , một Hiệp ước bán nước tủi nhục  Điều ước này đã mở toang cánh cửa Trung Quốc cho các đại cường xâu xé; Việc buôn bán thuốc phiện đã được hợp pháp hóa và người theo đạo Ki-tô được trao quyền dân sự, bao gồm quyền sở hữu tài sản và quyền truyền giáo. [NX: Gia đình Tôn Dật Tiên và nhà họ Tống thức thời có lẽ đã theo đạo Ki-tô vào giai đoạn này. Tự do tôn giáo luôn được áp dụng dưới từ họng súng của tây phương.]

Sau Anh và Pháp đến Đức, Nga, Mỹ, Nhật, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý và Bỉ đều vào bắt nạt Trung Quốc, biến nước này thành một mạng lưới các đặc khu - thuộc địa (enclaves - colonies). Cho đến đầu thế kỷ 20, danh sách các đặc khu, gồm tô giới và nhượng địa lên tới hàng chục. Tại đó, luật ưu tiên cho người nước ngoài còn dân Trung Quốc chỉ vào làm lao động cu-li.

3) Các cuộc chiến tranh Trung-Nhật:

a.- Lần thứ nhất diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh.

Ngày 27 tháng 2 năm 1876, sau khi các sự kiện nào đó và đối đầu với những người chủ trương cô lập Triều Tiên và người Nhật, Nhật Bản áp đặt Hòa ước Giang Hoa lên Triều Tiên, ép Triều Tiên phải tự mở cửa cho người Nhật và ngoại thương và tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại. Tiếp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật giành lấy khu vực ảnh hưởng của Đế quốc Đức ở Sơn Đông.

b.- Lần thứ 2 dưới thời Quốc Dân Đảng.

Trung Quốc Dưới Thời Quốc Dân Đảng.

Cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1911 dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi, và tiếp sau đó là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, tại Nam Kinh với Tôn Trung Sơn (tức Tôn Dật Tiên) làm lãnh đạo lâm thời. Tôn Dật Tiên theo học tiểu học và trung học ở Honolulu. Năm 1883, ông trở về nước, và 2 năm sau ông học Trường Đại học Y khoa Hong Kong và trở thành bác sĩ. Tuy nhiên sau đó ông bỏ nghề y theo con đường chính trị. Khi học trung học ông cãi đạo bởi những người Anh theo Cơ đốc (Ki tô) giáo. Sau này ông lại được rửa tội tại Hong Kong bởi một nhà truyền giáo Mỹ. Vợ là Tống Khánh Linh.

[NX: Khánh Linh là cô thứ 2 trong gia đình họ Tống, cha là một mục sư Ki tô giáo rất giàu có được đào tạo ở Mỹ (American-educated Methodist minister Charlie Soong)] Ông có 6 người con. Các con của Họ Tống sinh sống và được giáo dục ở Mỹ; 3 người con trai về sau là thành phần cao cấp của chính phủ Công Hòa Trung Hoa. Bà là người vợ thứ 2 của Tôn Dật Tiên, sau khi ông Tôn đã có 2 con với người vợ trước, Hai người kia là Ái Linh là chị cả, vợ của nhà tài phiệt Khổng Tường Hy (H. H. Kung), bộ trưởng tài chính của Tôn. Cô út là Mỹ Linh, là vợ thứ 4 của Tưởng Giới Thạch vào tháng 12, 1927. Tưởng về sau cũng cải đạo theo Ki tô giáo.

[NX: Nghĩ đến yếu tố Ki-tô giáo ở đây. Không lạ gì Anh Mỹ luôn ủng hộ Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch. Rõ ràng là Tưởng lấy bà Mỹ Linh để hanh tiến trên dường danh lợi, quyền lực. Và có thể Ki-tô giáo Anh Mỹ áp lực chính phủ Mỹ luôn phải bảo vệ Đài Loan cho Tưởng. Sở dĩ Tôn Dật Tiên vẫn được Cộng sản TQ tôn trọng là vì Bà Tống Khánh Linh vốn ủng hộ Đảng CS. Bà ở lại TQ sau khi ĐCS toàn thắng.

Cách đầu tư trồng người rất hiệu quả ở các nước yếu kém của giới tư bản thông qua tôn giáo, đạo Ki-tô.]

c.- Tưởng Giới Thạch Và Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1921 tại Khu Tô giới Pháp Thượng Hải khởi thủy bầu Trần Độc Tú làm lãnh đạo. Tháng 8, 1925, khi Tưởng nhậm chức ủy viên trung ương hậu bổ, Trường quân sự Lục quân (Trường quân sự Hoàng Phố), đồn trú Quảng Châu, Mao Trạch Đông là quyền bộ trưởng tuyên truyền của Trung ương Quốc dân Đảng. Thời bấy giờ chưa có sự tranh quyền quyết liệt như về sau.

Tưởng Giới Thạch kế vị Tôn Dật Tiên làm lãnh tụ Quốc dân đảng (QDĐ) khi ông Tôn qua đời vào tháng 3 năm 1925. Sau các thành công của cuộc Viễn chinh dẹp các sứ quân phương Bắc, Tưởng Giới Thạch liền khởi xướng việc gạt bỏ vị trí của những người cộng sản thống trị cánh tả của Quốc dân đảng, đã lên tới hàng chục nghìn người trên khắp Trung Quốc. Sau đó quân Trung Hoa Quốc dân Đảng đã tràn qua miền nam và miền trung Trung Quốc cho đến khi bị chặn lại ở Sơn Đông, nơi các cuộc đối đầu với quân đồn trú Nhật leo thang thành xung đột vũ trang. Xung đột này thường được gọi là Sự biến Tế Nam năm 1928.

Trong thời gian này Liên Xô giành lại quyền kiểm soát tuyến đường sắt ở Mãn Châu. Mãn Châu là trọng tâm trong chính sách Đại Đông Á của Nhật Bản. Chiến thắng năm 1929 của Hồng quân Liên Xô đã làm lung lay tận gốc chính sách đó.

d.- Sự Ra Đời Của Hồng Quân:

Ngày 15 tháng 7 năm 1927, chính phủ QDĐ ở Vũ Hán đã trục xuất tất cả những người cộng sản khỏi Quốc Dân Đảng. ĐCSTQ phản ứng bằng cách thành lập Hồng quân Công nhân và Nông dân Trung Quốc, hay còn được gọi là "Hồng quân", để chiến đấu với Quốc dân đảng.

Năm 1934 Mao Trạch Đông được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Hồng quân, và chỉ huy bốn trung đoàn chống lại Trường Sa, thành phố do Quốc Dân Đảng trấn giữ, nhưng không thể chiếm được trong cuộc nổi dậy Thu hoạch. Ngày 15 tháng 9, bị thất bại ông cùng 1.000 người sống sót hành quân về phía đông đến dãy núi Cương Sơn thuộc Giang Tây rồi mở cuộc “Vạn lý Trường chinh” kéo dài 370 ngày từ tháng 10 năm 1934 đến tháng 10 năm 1935. Năm 1935, Mao trở thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị rồi Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1945.

e.- Chiến tranh Trung–Nhật lần thứ 2:

Từ va chạm bởi Sự kiện Phụng Thiên Nhật liền chiếm Mãn Châu vào tháng 9 năm 1931, và dựng lên nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc với phế đế Phổ Nghi của nhà Thanh; và Chiến tranh Trung–Nhật lần thứ 2 lại nổ ra (1937 – 1945), xung đột đã leo thang thành chiến tranh toàn diện vào năm 1937.

Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1937 cả Bắc Kinh và thành phố cảng Thiên Tân rơi vào tay quân Nhật. Tưởng Giới Thạch rút về Nam Kinh, kêu gọi các đảng phải kể cả ĐCSTQ thống nhất để "kháng chiến đến cùng, liều chết với Nụy khấu" (giặc Nhật). Mặt trận thống nhất cử làm Tổng tư lệnh toàn quốc. Hồng quân của Đảng Cộng sản tại bắc Thiểm Tây vào ngày 22/8 biên chế thành Bát lộ quân, do Chu Đức và Bành Đức Hoài giữ chức Tổng - Phó tư lệnh, Diệp Kiếm Anh làm Tham mưu trưởng.

Sự hợp tác ngay từ đầu đã tồn tại nhiều mâu thuẫn. Ngày 4 đến ngày 12/1/1941 lại xảy ra "sự kiện Tân Tứ quân", 9.000 quân Tân tứ quân bị quân Quốc dân đảng bao vây và tiêu diệt tại huyện Kính (phía nam tỉnh An Huy), Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt của Mặt trận thống nhất chống Nhật. Trong thời kỳ này, Quốc Dân Đảng ngày càng sa đà vào cuộc nội chiến chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay vì dồn mọi nỗ lực để kháng Nhật. Tưởng từng nói rằng: "Người Nhật chỉ là bệnh ngoài da, Cộng sản mới là bệnh trong tim".

f.- Các cuộc đại thảm sát ở Thượng Hải và Nam Kinh:

Tưởng Giới Thạch nhanh chóng huy động quân đội bao vây phố người Nhật ở Thượng Hải, vào ngày 12/8/1937. Nhưng đến ngày 9/11/1937, trước sự tăng viện và kháng cự ác liệt của quân Nhật, quân Trung Hoa phải rút khỏi Thượng Hải và quân Nhật đuổi theo cho đến tận thành phố Nam Kinh. Nhưng sau trận Thượng Hải, quân đội Quốc dân đảng tổn thất đến 6/10, không có cách gì ngăn chặn quân Nhật. Từ ngày 13 tháng 12 năm 1937 đến cuối tháng 1 năm 1938, Nhật đã gây ra cuộc"Thảm sát Nam Kinh" sau khi Nam Kinh thất thủ.

Từ tháng 2/1938, máy bay Nhật oanh kích không ngừng Vũ Hán. Cuộc chiến Vũ Hán kéo dài trong 4 tháng, là trận đại chiến thứ 4 sau Thượng Hải, Sơn Tây, Từ Châu. Mặc dù vậy, quân Nhật vẫn chiếm được Vũ Hán vào ngày 27 tháng 10 năm 1938, buộc Quốc dân Đảng phải rút về Trùng Khánh (Tứ Xuyên) vào ngày 20/11/1937. Lại thêm xảy ra nhiều cuộc thảm sát tắm máu dân lành TQ. Ngày 21/10 quân Nhật chiếm Quảng Châu.

Quân đội Trung Quốc mở cuộc phản công quy mô lớn đầu tiên vào cuối năm 1939, nhưng vẫn thất bại.

Sau khi Nhật Bản chiếm cứ Bắc Bình, Thiên Tân, Thái Nguyên, tháng 12/1937 liền chia ra thành các xứ nhỏ, cho lập “Trung Hoa dân quốc lâm thời chính phủ”, dùng Vương Khắc Mẫn làm bù nhìn; trên danh nghĩa là quản trị vùng Hoa Bắc, duy trì trật tự vùng chiếm lĩnh. Vào tháng 3/1938, Nhật thành lập tại Nam Kinh “Duy tân chính phủ” do Lương Hồng Chí làm bù nhìn, trên danh nghĩa cai trị miền Hoa Đông. Ngày 29/3/1940 Nhật cho lập Chính phủ Nam Kinh do Uông Tinh Vệ, cựu Thủ tướng Quốc dân Đảng cầm đầu, với Hòa bình Kiến quốc Quân để giữ gìn trật tự trị an trong các khu vực chiếm đóng. Nhân dân TQ về sau vẫn kết tội các lãnh đạo bù nhìn này là Hán gian.

Quân đội Trung Quốc thực hiện chiến lược trường kỳ tiêu thổ kháng chiến, phá hủy đê đập gây lũ lụt quy mô lớn, để làm cạn kiệt nguồn dự trữ nguyên liệu thô của Nhật Bản và làm chậm đáng kể bước tiến của quân Nhật. Đến năm 1943, Quảng Đông trải qua một nạn đói giết chết 600.000 người ở Tứ Ấp.

Đáp lại Nhật cực kỳ phẫn nộ và áp dụng "Chính sách Tam Quang" (giết hết, cướp hết, đốt hết) đã làm 2,7 triệu người Trung Quốc thiệt mạng.

Hoa Kỳ tiếp tục bao vây cấm vận Nhật. Các nhà sử học và chuyên gia Nhật Bản đều tin rằng toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản sẽ bị tê liệt trong vòng sáu tháng dưới tác động của lệnh cấm vận. Cuối cùng giới lãnh đạo quân đội Nhật Bản quyết định dồn toàn lực tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941 dẫn đến việc Mỹ tham gia Đ2TC ở Á châu. Sau trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản và trong vòng vài ngày, Trung Quốc tuyên bố gia nhập với Đồng minh chống Nhật, Đức và Ý.

Khi các nước Đồng minh phương Tây tham chiến chống Nhật, Chiến tranh Trung – Nhật trở thành một phần của cuộc xung đột lớn hơn, mặt trận Thái Bình Dương thuộc Đ2TC.

[NX: Nên nhớ sau khi ĐCSTQ toàn thắng ở lục địa vào năm 1949, quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa (QDĐ) của Tưởng tháo chạy sang Đà Loan, một bộ phận tàn quân QDĐ bị kẹt lại ở Vân Nam tràn sang bắc Miến Điện lánh nạn và chiếm thung lũng tam giác vàng ở đây để kinh doanh thuốc phiện.]

III- Kết Thúc Đ2TC

- Tháng 10, 1943 bốn quốc gia là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Xô tại Moskva ký kết tuyên bố chung cùng kháng Nhật.

- Trong các tháng 7, 8 năm 1945, Harry S. Truman (Mỹ), Churchill (Anh) và Stalin (Liên Xô) họp ở Potsdam, một thành phố nghỉ mát của Đức cách Berlin khoảng 30 km về hướng tây nam, để chia phần chiếc bánh thế giới.

- Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, máy bay ném bom B-29 của Hoa Kỳ, Enola Gay đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu xuống Hiroshima, giết chết hàng chục nghìn người và san phẳng thành phố. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, Liên Xô, theo cam kết tại Hội nghị Yalta, từ bỏ hiệp ước bất tương xâm với Nhật và tấn công Nhật ở Mãn Châu. Cùng ngày hôm đó, Hoa Kỳ đã thả quả bom thứ hai có sức công phá lớn hơn xuống Nagasaki. Ngày 15, tháng 8, 1945 Nhật đầu hàng dưới các điều kiện của Mật ước Potsdam. [NX: Việc Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử trên đất Nhật vốn đã gây ra rất nhiều tranh luận về sự kỳ thị chủng tộc và mức độ đạo đức chính trị của tây phương. Nhưng với Mỹ thì đã đạt 3 mục đích quan trọng: 1. Chiến thắng nhanh bất kể tội ác; 2. Thử vũ khí trên thực tế chiến trường; và 3. Răn đe sự bành trướng của Liên Xô ở châu Âu.]

- Đ2TC đã giúp cho chủ nghĩa cộng sản phát triển khắp thế giới, và siêu quyền lực không còn nằm trong tay châu Âu nữa mà chuyển sang tay Mỹ và Liên Xô, đã đưa đến chiến tranh lạnh về sau.

B. PHẦN HAI: Bối Cảnh Lịch Sử ở Đông Dương:

Những mốc lịch sử quan trọng của Cách Mạng Tháng 8 tại Việt Nam

Từ thế kỷ 16, tây phương bắt đầu bành trướng đến Á châu. Các quốc gia rộng lớn và mạnh với nền văn minh rực rỡ như Ấn và Trung Hoa còn không kháng cự nỗi, Ấn đã bị đế quốc Anh biến thành thuộc địa vào năm 1757, thì thử hỏi một Việt Nam nhỏ bé làm sao mà không bị thực dân Pháp thôn tính vào năm 1884.

Sau khi ôn lại một giai đoạn bi thương của lịch sử TQ kể trên để giúp có cái nhìn sâu sắc về hòan cảnh của đất nước chúng ta.

1. Hồ Chí Minh về nước:

Sau một thời gian dài từ ngày 3 tháng 6, 1911, Bác Hồ đã bôn ba ra hải ngoại để tìm đường cứu nước, đã đi khắp châu Âu, Mỹ và Liên Xô; rồi quay về Trung Quốc hoạt động cách mạng từ năm 1925; khởi đầu với việc mở “Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội” ở Quảng Châu.

Trong khi ấy Bảo Đại kế vì vua cha Khải Định chết năm 1925; nhưng mãi đến năm 1932 mới được thực dân đưa từ Pháp về nước để làm vua bù nhìn khi Việt Nam vẫn còn dưới thời Pháp thuộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2, 1930 tại Cửu Long (gần Hong Kong), (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Từ năm 1930 đến 1940, Bác Hồ tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khan trên vùng đất phía nam TQ.

Năm 1941, Bác Hồ về nước cùng các đồng chí thân cận, trú ở Lán Khuổi Nặm, Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành cuộc cách mạng ưu tiên là "giải phóng dân tộc" của khối Đông Dương khỏi ách thống trị của bọn đế quốc Pháp, Nhật. Họ liền bắt tay vào việc lập căn cứ địa, tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng (Tháng 12 năm 1944), lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, bao gồm các tổ chức quần chúng cứu quốc, ra đời vào ngày 19 tháng 5, 1941.

[NX: Ở đây có một điểm đáng chú ý là khi Bác Hồ dùng chữ “đồng minh” làm chúng ta liên tưởng đến quân đồng minh kháng Nhật. Hay là việc Bác quay về Việt Nam đã có sự gợi ý hay khuyến khích của Liên Xô và Hoa Kỳ để thành lập các ổ du kích kháng chiến hòng quấy rối Nhật ở hậu phương; bởi ngay sau đó có sự xuất hiện của các điệp viên OSS (Văn phòng Dịch vụ Chiến lược, tiền thân của CIA) của Hoa Kỳ từ Côn Minh và tiếp tế chiến lược của Mỹ. Nên nhớ ĐCSTQ đang còn yếu ớt lo chống trả sự truy diệt của QDĐ.]

Trong cuộc chiến chống Nhật của đồng minh, có sự hợp tác chặc chẽ giữa các phe tư bản, và cộng sản ở Việt Nam, Hoa Kỳ nhận thấy chỉ có lực lượng Việt Minh là một tổ chức kháng chiến có qui cũ nên đã phái Thiếu tá Archimedes Patti thuộc OSS đóng bản doanh ở Nam Kinh (Nanjing), TQ, bí mật đến chỉ huy các hoạt động của OSS tại Côn Minh và Hà Nội vào năm 1945.

Khẩu hiệu ban đầu của Việt Minh là "Phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc lập" và dần nhận được sự ủng hộ của phe Đồng minh, bao gồm cả Mỹ và Trung Hoa dân quốc.

2. Pháp suy yếu và Nội tình Việt Nam:

Khi Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã ngày 22 tháng 6 năm 1940, Đức tạo một chính quyền bù nhìn gọi là Vichy Pháp. Ở Đông Dương Nhật đã yêu cầu bọn cầm quyền thực dân Decoux – Morlant  phong toả các đường tiếp tế tại Đông Dương, cắt đứt đường dây tiếp tế vũ khí và nhiên liệu từ nước ngoài vào Trung Hoa cho quân đội Tưởng Giới Thạch, nhưng chính quyền Pháp không đồng ý.

Ngày 5 tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật tiến quân vào Đông Dương mục đích để chận đường tiếp viện của Đồng minh cho Trung Quốc qua ngã Miến Điện. Ngày 26 tháng 9, bộ binh Nhật đổ bộ rồi chiếm Hải Phòng sau khi chiếm Lạng Sơn và cuối ngày, Hà Nội cũng bị thất thủ. Nhật vẫn để cho chính quyền thực dân Pháp quản trị bộ máy hành chánh của Việt Nam.

Khi người Nhật lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ, cuộc chiến đã làm kiệt quệ nền kinh tế, nguyên liệu nên quân Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh. Thực dân Pháp cũng dự phần. Bọn cầm quyền đã tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy và chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp giành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.

Cộng thêm thiên tai tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Một nạn đói khủng khiếp đã xảy ra mà sử ta gọi là “Nạn đói năm Ất Dậu 1945” là một thảm họa nhân đạo xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, ước tính rằng đã có khoảng 2 triệu người chết vì nạn đói này.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tại Sài Gòn, đại sứ Nhật Matsumoto trao cho Đô đốc Toàn quyền của thực dân Decoux môt tối hậu thư đòi các lực lượng vũ trang Pháp tại Đông Dương phải được đặt dưới quyền chỉ huy của Nhật. Khi Decoux bác bỏ tối hậu thư của họ thì Nhật bắt giam toàn bộ chính quyền thực dân ở Đông Dương, mà sử hay gọi “Nhật Đảo Chánh Pháp”.

Nhật đảo chính quân Pháp đêm 9/3/1945. Đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã vì bị Nhật giam cầm tất cả. Vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách, và Đế quốc Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó.

Ngay từ đêm 8/3, quân Nhật Bản đã được phái đến canh giữ nghiêm ngặt nhà của các quan lớn trong triều Nguyễn. Họ giữ các quan này ở trong nhà để chờ lệnh từ chỉ huy Nhật. Theo lời kể của đại thần Phạm Quỳnh, quân Nhật đi tìm tất cả các quan trong Viện cơ mật và giam họ lại một chỗ. Đến sáng 9/3, khi đã đưa được Bảo Đại về kinh đô Huế, quan Nhật là Yokoyama đưa cho họ 2 văn bản đã viết sẵn: Bản tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp và Bản tuyên bố giải tán Viện cơ mật, tất cả nhằm dọn đường cho việc thành lập nội các Đế quốc Việt Nam. Yokoyama nói thẳng "tôi cho các vị 15 phút để suy nghĩ". Trong hoàn cảnh đó, các quan nhà Nguyễn không muốn ký cũng không được.

Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim; và Nội các này đã ra mắt vào ngày 19/4/1945. Nó bao gồm phần lớn là những nhà trí thức, chuyên môn làm việc cho thực dân Pháp mà trước đó không nằm trong các đảng phái cách mạng chống Pháp. Bảo Đại tiếp tục lo vui chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị; trong khi dân miền Bắc bị chết đói mà chính phủ bù nhìn chẳng có thực quyền để giải quyết được việc gì.

Ngày 8 tháng 12 năm 1943, Pháp ra thông cáo cho không hề có ý định trao trả độc lập cho các nước Đông Dương. Sau khi Roosevelt qua đời ngày 12 tháng 4 năm 1945, Phó Tổng thống Truman lên thay. Chính phủ Pháp đã vận động ráo riết để Hoa Kỳ hỗ trợ nhằm giành lại các thuộc địa. Dù không được dự hội nghị Potsdam, Pháp vẫn đề nghị để quân của họ giải giáp quân Nhật ở Đông Dương nhưng bị từ chối. Vị thế suy yếu của Pháp trong Đ2TC đã làm Tổng thống Mỹ Roosevelt khước từ ước muốn của Pháp được tham gia các hoạt động quân sự của Khối Đồng Minh tại Đông Nam Á. Roosevelt nói ông đồng ý hoàn toàn với Stalin và cho rằng sau 100 năm Pháp chiếm Đông Dương, người dân ở đó có cuộc sống tệ hại hơn trước.

Ngày 28 tháng 11 năm 1943, tại Hội nghị Tehran Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nêu ý kiến đặt Đông Dương dưới sự cai quản bởi một chế độ ủy trị (trusteeship) quốc tế với Stalin, Churchill và Tưởng. Pháp kịch liệt phản đối nên Mỹ không đưa ra tuyên bố chính thức nào về chính sách của Hoa Kỳ đối với Liên bang Đông Dương. Ngược lại một số viên chức ngoại giao Mỹ lại cho Pháp biết nước Mỹ sẽ ủng hộ Pháp phục hồi chủ quyền càng sớm càng tốt trên toàn bộ lãnh thổ chính quốc lẫn thuộc địa.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Chính phủ Vichy tại Paris đổ. Ngày 18 tháng 8, vua Bảo Đại tuyên bố sẽ duy trì chính phủ Đế quốc Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle đề nghị công nhận chính phủ Đế quốc Việt Nam. De Gaulle không hồi âm, ông ta dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật để được "độc lập", mà là Nguyễn Phúc Vĩnh San, cựu hoàng Duy Tân, được xem như là người ủng hộ de Gaulle.

Bảo Đại cũng gửi thông điệp cho Tổng thống Mỹ Truman, vua nước Anh, Thống chế Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam là chính phủ đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các bức thư đều không được hồi âm, bởi theo Tuyên bố Cairo, không chỉ Pháp mà tất cả các nước khối Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Nhật Bản thành lập tại các lãnh thổ chiếm đóng. [NX: Tại sao Bảo Đại và Trần Trọng Kim lại không hiểu được điều này nhỉ? Vã lại tây phương cũng không công nhận nước VN mới được độc lập là VNDCCH; vì âm mưu muốn giúp Pháp tái lập chê độ thuộc địa.]

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tại Huế, Trần Trọng Kim tuyên bố sẽ bảo vệ chính phủ Đế quốc Việt Nam, và ngày 18 tháng 8 thành lập Ủy ban Giải phóng Dân tộc, tập hợp tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo công cuộc này. Nhưng đến ngày 24 tháng 8, Nhưng Chính phủ Đế quốc Việt Nam đồng loạt từ chức và chuyển giao quyền lực cho phong trào Việt Minh, Bảo Đại đã quyết định thoái vị ngày hôm sau và tiếp đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận. Ông nhận làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng sau đó ông lại bỏ sang Hong Kong. [NX: Rõ ràng là Đế quốc Việt Nam với Hoàng đế Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên chỉ tồn tại trong vòng 5 tháng. Vậy thì ai đã cướp chính quyền hởi tên ngụy con HDH?]

Tháng 9 năm 1945, cựu hoàng Duy Tân, Nguyễn Phúc Vĩnh San sau khi được De Gaulle đồng ý trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế, đưa ra đề xuất đòi hỏi sự thống nhất, và độc lập của VN và liên kết giữa Việt Nam, Campuchia và Lào. Ngày 24 tháng 12, máy bay chở Duy Tân gặp nạn tại Trung Phi, những người đi trên máy bay đều thiệt mạng. [NX: Có âm mưu gì chăng?]

3. Cách Mạng tháng 8

Việc Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương ngày 10 tháng 3, rồi đầu hàng Đồng Minh vào ngày 14 tháng 8 năm 1945 đã làm suy yếu bộ máy hành chính và quân sự của Pháp và tạo ra một khoảng trống quyền lực rất lớn vì "Chính phủ Đế quốc Việt Nam" không thể điều hành nổi. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị và Việt Nam đang rơi vào tình trạng vô chính phủ. Đó cũng chính là cơ hội hy hữu (Thiên thời, Đia lợi, Nhân hòa) cho Mặt trận Việt Minh đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị.

Với tầm nhìn sáng suốt của một nhà cách mạng từng trải, lão luyện, trong phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương Đảng sau khi trở về Hà Nội, ngày 28 tháng 8, 1945, Bác Hồ đã đưa ra đề nghị phải soạn thảo ngay bản Tuyên ngôn Độc lập để trình bày trước cuộc mít tinh ở Hà Nội, khi Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra mắt quốc dân.

Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám. Chính phủ Pháp không kịp phản ứng vì quân đội Pháp vẫn chưa kịp hoàn thành việc tái xây dựng lực lượng và vẫn còn ở châu Âu do chưa được khối Đồng Minh cho phép hoạt động tại chiến trường Đông Nam Á. Quân đội Nhật không can thiệp vào tình hình chính trị tại Việt Nam vì họ đã đầu hàng và đang chờ Đồng Minh đến giải giáp.

Ngày 2 tháng 9, 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Bác làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Thông qua OSS, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 9 bức điện cho Chính phủ Mỹ, bao gồm cả bốn bức thư tay gửi trực tiếp cho Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đề nghị Mỹ đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Lâm thời, đồng thời Mỹ và Chính phủ Lâm thời sẽ có đại diện trong Ủy ban Liên tịch các nước Đồng Minh giải quyết các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Việt Minh hy vọng tranh thủ được sự có mặt của Mỹ trong cuộc thương lượng giữa Trung Quốc và Pháp về Đông Dương vì 2 nước này có thể làm nguy hại đến nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời khuyến khích các nước Đồng Minh công nhận Chính phủ Lâm thời là đại diện duy nhất và hợp pháp của Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam.

[NX: Nỗi khổ tâm của ĐCSVN và Bác Hồ là ngay sau khi tuyên bố giành được độc lập cho VN thì các cường quốc tây phương và TQ (dưới thời QDĐ của Tưởng) vẫn không công nhận tân chính phủ DCCH là hợp pháp; chỉ vì họ còn đang bận giải quyết những vấn đề khác cấp bách hơn. Mặc khác họ không muốn có một chính phủ thân Cộng tại VN. Đó cũng là những lý do mà “các đảng phái quốc gia” vin vào để đã kích chính phủ VNDCCH về sau. Nhà nước đầu tiên công nhận VNDCCH là CHND Trung Hoa sau 1949, và với sự thuyết phục của TQ thì Liên Xô mới công nhận sau.]

Bác Hồ nói với chỉ huy OSS tại miền Bắc, Archimedes L.A Patti, khát vọng duy nhất của ông là giành cho được độc lập và tự do cho VN, nên đã phải tìm cho được con đường giải phóng dân tộc dù dưới màu sắc chủ nghĩa nào. Ông đã theo chủ nghĩa Lenin, tham gia Đảng Cộng sản Pháp và Đệ Tam Quốc tế vì đây là những cá nhân và tổ chức duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Nhưng trong nhiều năm sau đó những tổ chức này chẳng có hành động cụ thể gì vì nền độc lập của các dân tộc thuộc địa. Nay ông đặt nhiều tin tưởng vào sự ủng hộ của Mỹ trước khi có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô; vì Liên Xô lúc bấy giờ phải đối phó với nhiều vấn đề trong nước và châu Âu, không mấy quan tâm đến tình hình ở Đông Dương. Hồ Chí Minh giải thích rằng, Người Mỹ xem ông là một người quốc tế cộng sản, "bù nhìn của Moscow", nhưng ông khẳng định mình là nhà cách mạng hoạt động vì độc lập dân tộc. Tuy nhiên chính phủ Mỹ không đáp lại nguyện vọng của ông. [Không biết điều này là may hay rủi cho Việt Nam; vì nếu Mỹ ủng hộ nền độc lập của VN lúc bấy giờ thì về sau nội tình VN dưới ô dù Mỹ chắc chắn sẽ suy yếu bạc nhược tựa như các nước khác ở ĐNA]

4. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

Là Nhà nước độc lập đầu tiên của VN sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ với chính sách vô cùng ác độc. Chúng bóc lột vơ vét tài nguyên của VN không khác gì các thời Bắc thuộc trước đây.

Thế nhưng chính phủ này không được đồng minh công nhận và ủng hộ ngay vì còn bận giải quyết nhiều vấ đề khác hơn hệ trọng đối với họ nên sự tồn tại của nó khá bấp bênh.

Patti đã đồng cam cộng khổ với Việt Minh ở Việt Bắc tuy chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 4 tháng, nhưng khá thân thiết với các nhà lãnh đạo phong trào kháng chiến. Qua Patti, Việt Minh muốn thế giới thấy rằng Hoa Kỳ là một đồng minh chiến đấu và mong ông ta sẽ là mối liên lạc giữa 2 chính phủ để nền độc lập của Việt Nam được hổ trợ mạnh mẻ hơn. Nhưng chuyện đã không thành theo ý nguyện vì cái chết đột ngột của TT. Roosevelt vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Vả lại sự tham gia của OSS vào thời bấy giờ chỉ thuần là quân sự, có mục đích phục vụ kế hoạch chiến lược của Đồng Minh mà thôi.

Truman lên thay thế. Truman thay đổi toàn bộ kế hoạch chiến lược với các Đảng Cộng sản thế giới, và đã quay sang tiếp tay cho Pháp trở lại đô hộ Việt Nam.

Sau Đ2TC, chính sách của Mỹ đối với chủ nghĩa thực dân bị vướng mắc bởi 2 thực tế. Khi TT. Roosevelt còn tại thế thì ông cương quyết để cho các nước thuộc địa được độc lập; thế nhưng khi ông mất thì TT. Truman lại ngại làm mất lòng các bạn đồng minh châu Âu nên âm thầm ủng hộ việc duy trì thuộc địa; rồi trước nguy cơ bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản trên thế giới thì ra sức chi viện vũ khí cho các chính quyền thực dân để củng cố uy quyền trên thuộc địa.

Cuối tháng 9 năm 1946, Mỹ rút tất cả các nhân viên tình báo tại Việt Nam về nước, chấm dứt liên hệ với chính phủ Hồ Chí Minh.

Đến năm 1947, theo điện tín số 1737 ngày 13 tháng 5 năm 1947 của ngoại trưởng Mỹ George Marshall gửi đại sứ quán Mỹ tại Paris thì lập trường của Mỹ là phải

"cùng hội cùng thuyền" với Pháp cũng như Anh và Hà Lan ở Đông Nam Á vì lo sợ cùng với việc nền cai trị của các nước phương Tây tại Đông Nam Á được nới ra thì các nước này sẽ theo xu hướng Liên Á chống phương Tây hoặc người cộng sản sẽ giành lấy chính quyền, do đó cần duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc mới được tự trị với các cường quốc (chỉ Anh, Pháp, Hà Lan) "từ lâu chịu trách nhiệm về sự thịnh vượng của họ".

[NX: Sự thật về sau cho thấy nguyên nhân của sự thay đổi lập trường của Mỹ đối với Á châu là dưới áp lực của các đại tổ hợp kỹ nghệ quân sự (Military Industrial Complex) buộc chính phủ phải tìm ra những chiến trường cục bộ mới để tiêu thụ số vũ khí thặng dư khổng lồ sau đệ nhị thế chiến; và sau đó xảy đã ra chiến tranh quốc cộng trên toàn thế giới khi các phong trào cộng sản lớn mạnh thêm. Thế là Việt Nam lại bị cuốn vào vòng xoay tàn khốc mới. Các chính phủ tây phương làm giàu nhanh chóng trong việc sản xuất vũ khí; và mở đầu cho việc tranh đua vũ trang toàn cầu.]

5. "Tuần lễ vàng" năm 1945 ở Hà Nội

Ngày 3/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề nghị Chính phủ thực hiện ngay Ba nhiệm vụ trước tiên là: Chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm là ba nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

Khi chiếm chính quyền tại Hà Nội, Việt Minh đã không chiếm được Kho bạc Đông Dương từ tay quân Nhật nên ngân khó trống rỗng, Chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố Việt Nam độc lập, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 04 thành lập “Quỹ Độc lập”. Tiếp sau đó, trong khuôn khổ “Quỹ Độc lập”, Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức “Tuần lễ vàng” từ ngày 17 đến 24/9/1945, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, nhất là tầng lớp thương nhân trong xã hội.

Chính phủ VNDCCH dĩ nhiên cần có tiền để hoạt động vì chưa có nước bào công nhận và viện trợ cả. Họ cũng đã tiên lượng thái độ của Đồng Minh sễ giúp Pháp duy trì thuộc địa Đông Dươg trong nay mai nên lo chuẩn bị việc kháng chiến lâu dài.

Trong “Tuần lễ vàng”, các tầng lớp nhân dân cả nước đã quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng Đông Dương. Số tiền này được dùng để mua vũ khí của quân đội Nhật bị quân đội Trung hoa Dân quốc tịch thu và để hối lộ cho các tướng lĩnh Trung Hoa đang đóng quân tại miền Bắc Việt Nam để họ đừng gây thống khổ hà hiếp thêm cho dân lành trong thời gian chiếm đóng.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái 1 ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc.

Một thành tựu khác của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là quyết xóa nạn mù chữ cho nhân dân. Đến năm 1945, Việt Nam có 95% dân số mù chữ. Ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra các sắc lệnh xóa mù chữ.

Tại miền Nam, sau khi đảo chính Pháp, ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật cho phép Bảo Đại cử 1 Khâm sai đại thần nắm quyền cai trị tại Nam Kỳ đồng thời bổ nhiệm những người Việt thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất vào các vị trí trong bộ máy chính quyền do các viên chức dân sự Pháp đã bị Nhật tống giam.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, người Việt tiếp quản Sài Gòn. Điều này được chào đón như một cuộc cách mạng. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Khâm sai Nguyễn Văn Sâm đến Sài Gòn. Nhật chuyển giao vũ khí cho lực lượng Cách mạng và các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất quyết định rút lui, nhường quyền lãnh đạo cho Việt Minh thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại Sài Gòn, Việt Minh tuyên bố thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ gồm 9 người đều là thành viên Việt Minh. Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ ra tuyên bố họ là bộ phận hành chính ở phía Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, theo lệnh của Chính phủ lâm thời Trung ương, Ủy ban hành chính Nam Bộ hợp tác với Kỳ bộ Việt Minh gồm đại biểu các đảng phái: Đông Dương cộng sản, Tân Dân chủ, Tổng công đoàn, Thanh niên Tiền phong, Việt Nam quốc gia, Cao Đài hợp nhất, Việt Nam Cứu quốc đoàn (Kỳ bộ cũ của Việt Minh), Quốc gia độc lập, Công giáo, Thanh niên nghĩa dũng đoàn họp bàn thành lập Ủy ban nhân dân Nam Bộ.

6. Sự chia rẽ giữa các đảng phái Việt Nam:

Trong giai đoạn 1924-1927, ở miền Nam Trung Quốc, các nhóm người Việt chống thực dân Pháp đa dạng nhưng luôn tương trợ lẫn nhau, với cả người Trung Quốc, Triều Tiên và các dân tộc khác. Từ 1941-1944, Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng phái Quốc gia khác như Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) cùng tham gia vào mặt trận chống Nhật, đôi khi tố giác nhau với chính quyền Trung Quốc, nhưng không bắt cóc hoặc ám sát lẫn nhau.

Đến năm 1945 Quốc dân Đại hội Tân Trào ở miền Bắc do Việt Minh tổ chức ngày 16 tháng 8 năm 1945, các đảng phái tham dự đã thống nhất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để "Phản đối xâm lược; Tiêu trừ Việt gian. Lập nên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn độc lập" và ra đời một mặt trận thống nhất có kỷ luật của tất cả các đảng phái để ra mắt Đồng Minh. Tuy nhiên một số đảng phái ở miền Nam đã không thấy hết sự quan trọng của việc duy trì trật tự xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Ngay trong hàng ngũ của những người Cộng sản cũng đã có lập trường khác nhau giữa Việt Minh (đệ tam CS, theo Stalin hay còn gọi là chủ nghĩa xét lại) và Người Trotskyist (đê tứ quốc tế CS, theo Trosky) là Việt Minh vẫn chấp nhận cơ cấu chính quyền cũ, sẵn sàng thương lượng với Đồng Minh và cải cách xã hội từng bước để tránh sự thay đổi đột ngột về kinh tế xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp gắn liền với nó; nhưng Phe Trotskyist như Hồ Vĩnh Ký, Huỳnh Văn Phương cũng đấu tranh vì độc lập dân tộc nhưng lại chủ trương vũ trang quần chúng, xóa bỏ tàn dư của chế độ thực dân Pháp, chống lại nỗ lực của các nước Đồng Minh khôi phục chủ quyền của Pháp và thi hành ngay các cải cách xã hội.

Trần Văn Giàu đã từng phát biểu: "Hiện nay, việc cực kỳ khó khăn là kiểm soát được các bè phái chính trị khác nhau vì không phải tất cả thân Việt Minh mà tất cả đều chống Pháp”.

Liên minh Đồng minh Hội đầy tham vọng bị rạn nứt và lạc lõng. Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng tách khỏi liên minh và tìm cách giành cho mình quyền lãnh đạo... Sự chia rẽ đã làm lợi cho Việt Minh trong suốt 6 tháng sau và những người Quốc gia thân Trung Quốc đã tự mình bị cô lập khỏi đông đảo quần chúng.

Trong suốt thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ có Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) mà các đảng phái chống thực dân Pháp lưu vong tại miền Nam Trung Quốc nhận được sự công nhận và hỗ trợ của tướng Trương Phát Khuê, tư lệnh quân khu IV (Quảng Đông - Quảng Tây). Tuy nhiên, từ tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh hoạt động tại các tỉnh biên giới Việt Trung mà không lấy danh nghĩa Việt Cách khiến tướng Tiêu Văn, phó tướng của Trương Phát Khuê phụ trách vấn đề Đông Dương, không hài lòng.

Vì tướng Tiêu Văn chỉ ủng hộ Việt Cách nên ngày 1 tháng 9 năm 1945, tại Móng Cái, Việt Cách thành lập Chính phủ Quốc gia lâm thời Việt Nam do Nguyễn Hải Thần đứng đầu. Sau đó Việt Cách thông báo với Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rằng Trung Hoa Dân quốc và phe Đồng Minh đã công nhận hiệu kỳ của Việt Cách là lá cờ của tất cả các đảng cách mạng Việt Nam. Trên đường tiến vào Hà Nội và Hải Phòng, Việt Cách để cán bộ lại tại các tỉnh họ đi qua khiến Nguyễn Hải Thần khi về đến Hà Nội chỉ có 1 nhóm cận vệ bên cạnh.

Vì thế quân Tưởng và đồng bọn tay sai đã bất lực trong mưu toan hất ngược thế cờ vì Cách mạng tháng 8/1945 đã thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trước khi chúng kéo tới.

Đảng và Chính phủ của Hồ Chí Minh đã kịp thời có chủ trương đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, tận dụng tối đa phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” để đấu tranh thắng lợi âm mưu của quân Tưởng và tay sai, trừng trị nội phản. Chính phủ  đã dùng đấu tranh ngoại giao, chủ trương tránh xung đột, đưa ra khẩu hiệu Hoa - Việt thân thiện.

7. Quân QDĐ của Tưởng và Anh vào Việt Nam

Sau khi quân Đồng minh giành chiến thắng ở Thái Bình Dương, tướng Douglas MacArthur ra lệnh cho tất cả các lực lượng Nhật Bản bên trong Trung Quốc (trừ Mãn Châu), Đài Loan và Đông Dương thuộc Pháp ở phía bắc vĩ tuyến 16 đầu hàng Tưởng Giới Thạch vào ngày 11 tháng 8 năm 1945.

Nhưng mãi đến ngày 9/9/1945 thì đội quân hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch mới có mặt tại Hà Nội để giải giáp quân Nhật. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo kế hoạch “Diệt Cộng Cầm Hồ”.

Tuy nhiên, quân đội Trung Hoa Dân quốc vẫn để Chính phủ Hồ Chí Minh đóng tại Bắc Bộ Phủ và cộng tác với họ suốt thời gian đóng quân tại Việt Nam nhưng Trung Hoa Dân quốc không công nhận tính hợp pháp và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Chính phủ này.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tại Hà Nội ngày 10 tháng 9 năm 1945 lễ chào mừng quân Đồng Minh vào Việt Nam giải giáp Nhật.

Nhưng dưới áp lực của Tiêu Văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh phải hợp tác với Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời vào ngày 19 tháng 11 năm 1945; rồi mở rộng thành Chính phủ Liên hiệp Lâm thời vào ngày 1 tháng 1 năm 1946, vẫn do do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc để bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trên cả nước, nhiều địa phương, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử đã diễn ra dưới cảnh bom đạn của Pháp, nhiều cán bộ, chiến sĩ hi sinh khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử.

Chính phủ này tồn tại đến ngày 2 tháng 3 năm 1946 thì chuyển sang Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, do Quốc hội khóa I cử ra với Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch. Nhưng rồi lại dưới áp lực của tướng Tiêu Văn; ngày 1 tháng 1 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập vẫn do do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc để bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trên cả nước, nhiều địa phương, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử đã diễn ra dưới cảnh bom đạn của Pháp, nhiều cán bộ, chiến sĩ hi sinh khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử. Chính phủ này tồn tại đến ngày 2 tháng 3 năm 1946 thì chuyển sang Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, do Quốc hội khóa I cử ra với Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch vì âm mưu của Pháp muốn tái chiếm VN.

8. Thỏa thuận Pháp Hoa:

Trước đó, ngày 28 tháng 2 năm 1946, chính phủ Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch đã ký kết một Hiệp định tại Trùng Khánh, theo đó quân Pháp sẽ được thay thế quân Trung Hoa ở miền Bắc Việt Nam; từ ngày 1 đến 31/3/1946; nhưng mãi tới ngày 18/9/1946 mới thực sự chấm dứt thời kỳ “Hoa quân nhập Việt”), bù lại Pháp sẽ trả lại một số tô giới ở Trung Quốc.

Quân Tưởng rút, các đảng phái dựa hơi cũng phải tháo chạy theo. Nguyễn Hải Thần phải bỏ sang Trung Hoa. Những tên còn lại tìm cách thay thầy đổi chủ, cố tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam. Nguyễn Trường Tam chạy lên Vĩnh Yên cùng Vũ Hồng Khanh, Đỗ Đình Đạo tính chuyện tập hợp quân kéo về Hà Nội phối hợp với thực dân Pháp mưu đồ lật đổ chính quyền cách mạng nhưng cuối cùng bị quân DCCH đánh dạt phải chạy sang Trung Hoa. Quân DCCH còn mở cuộc tiến công truy quyét các tổ chức phản cách mạng từ Hà Nội và phụ cận lên Vĩnh Yên, Phú Thọ, sang Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, đánh tan lực lượng Quốc dân Đảng - một đảng chính trị phản động có thực lực nhất lúc bấy giờ, giải phóng những nơi họ từng chiếm đóng.

Pháp cũng thấy một trở ngại lớn là chính phủ VNDCCH mới thành lập ở Hà Nội. Để việc đổ quân của Pháp được xuông xẻ, Pháp tuyên bố đàm phán với Việt Minh và tham khảo ý kiến rộng rãi của tất cả các bên Đông Dương để tiến tới việc cho các dân tộc Đông Dương được độc lập trong Liên hiệp Pháp.

9. Pháp tái chiếm Đông Dương:

Ở miền Nam Việt Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn. Quân Anh theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Ngày 19/9, Pháp tuyên bố sẽ tái lập chính quyền thực dân tại miền Nam. Ngày 23/9, với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn (ngày này sau được Việt Nam gọi là ngày Nam Bộ Kháng chiến). Nước Việt Nam vừa giành được độc lập đã phải đối đầu với quân đội nước ngoài.

Trong một văn bản ghi ngày 4/9/1945, De Gaulle viết cho Toàn quyền Đô đốc Argenlieu về việc chuẩn bị tái chiếm thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Ngày 9/10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Trong các tháng 11-12 năm 1945 và tháng 1/1946, lực lượng Việt Minh tại các tỉnh Nam Bộ đã chiến đấu ngăn chặn làm chậm bước tiến của quân Pháp. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, sau một thời gian, các lực lượng này đều phải rút ra những căn cứ đầm lầy và rừng núi, xây dựng chiến khu để bảo tồn lực lượng cho kháng chiến lâu dài.

Để mua thời gian, ngày 6/3/1946, Pháp ký Hiệp định sơ bộ với chính phủ VNDCCH. Theo đó, Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu ý dân quyết định. Chính phủ VNDCCH đồng ý cho 15.000 quân Pháp được vào miền Bắc thay thế quân Tưởng rút về nước.

Khi giải quyết được sự rút quân của Tưởng, chính phủ VNDCCH đã trút được một gánh nặng vì bọn quân phiệt Tưởng đóng ở miền bắc luôn có âm mưu phá hoại cách mạng Việt Nam, giúp thành lập một chính phủ thân TQ. Hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài vì biết Pháp ký hiệp định nhưng không nghiêm chỉnh thi hành.

Cuộc đấu tranh kiên quyết của Chính phủ VNDCCH đòi Pháp phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định sơ bộ đưa đến cuộc đàm phán chính thức Pháp Việt lần đầu tại Paris. Tuy vậy trong Hội nghị trù bị tại Ðà Lạt hồi tháng 4/1946. Pháp vẫn giữ lập trường ngoan cố, đòi lập lại chế độ toàn quyền Pháp ở Ðông Dương, tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam và tước bỏ quyền ngoại giao độc lập của ta.

Ngày 31/5/1946, theo lời mời của Chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch lên đường sang thăm Pháp với tư cách thượng khách trong bốn tháng. Cũng trong thời gian này, từ tháng 6 đến tháng 9/1946, Ðoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH do ông Phạm Văn Ðồng dẫn đầu đã sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng phía Pháp vẫn đòi duy trì chế độ thực dân ở Ðông Dương. Hội nghị thất bại.

Ngày 14/9, với sách lược cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo, Hồ Chủ tịch đã dàn xếp ký với Pháp một bản Tạm ước, thỏa thuận về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, nhằm trước mắt, "hai bên đình chỉ hết mọi xung đột và vũ lực".

Nhưng đến tháng 12/1946, Pháp trở mặt xé bỏ những điều cam kết, đánh Hải Phòng, Lạng Sơn, 19/11/1946 rồi ngay ở Hà Nội 17/12/1946 nhưng gặp sự chống trả mãnh liệt của quân và dân ta. Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến. Thế là một lần nữa VN bị đắm chìm vào khói lửa.

10. Quốc Gia Việt Nam:

Trong bối cảnh Chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, năm 1948 Bảo Đại dưới áp lực của thực dân Pháp chấp nhận đứng ra đại diện cho các đảng phái quốc gia hợp tác với Liên Hiệp Pháp để chống lại chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ông nhận làm Quốc Trưởng của Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955) dưới sự điều hành quốc gia bởi thực dân Pháp.

(xem tiếp C. PHẦN BA: CÁC BẢN TUYÊN NGÔN)

Trần Hải Âu

Nguồn: tác giả gửi

Trang Thời Sự