http://sachhiem.net/CAOHT/DaoTC_000.php

PHẦN I:

Đạo Thiên Chúa Và Sự Xâm Lăng Nam Kỳ

VÀO ĐỀ

Truyền bá Thiên Chúa giáo, điều nầy đem lợi ích gì cho việc chiếm đất thuộc địa” . không một ai chối cãi điều đó, trừ những người có thiên kiến…. Đức ông Guebriant, vị Tổng quản trị bề trên của phái bộ truyền giáo ngoại quốc tại Paris đã viết như thế trong tờ “Thông Tin” số ngày 25-1-1931 (1).

Ba mươi bảy năm sau, năm 1968, giữa cuộc chiến Việt Nam , chúng ta đọc được đoạn trích dẫn sau đây trong một bức thư mà những người làm công tác giãng dạy Thiên Chúa Giáo người Pháp gửi cho đồng nghiệp Mỷ của họ : “ Chúng ta phải hiểu rằng, do các chính sách của các chính phủ họ, mà dưới mắt các dân tộc Á và Phi, các tín đồ Thiên Chúa Giáo bị đồng hóa với những tên đế quốc và thực dân, trước kia cũng như hiện giờ. Đó là một sự đơn giản hóa quá đáng và các Giáo hội đã nói lên rất nhiều để phục hồi lại sự thật. Nhưng ngay cả bây giờ, nhiều hình thức, những chướng ngại mới ngăn cảng mọi sự du nhập Phúc âm vào châu Á và châu Phi. Sự bỏ bom oanh tạc miền Bắc Việt Nam không phải là cuộc can thiệp duy nhất, mà là cuộc can thiệp trắng trợn nhất …(2)

Hai giai đoạn khác nhau, hai tiếng nói Thiên Chúa khác nhau. Trong khi vị Tổng quản trị bề trên tối cao nổi tiếng của các phái bộ truyền giáo ngoại quốc ở Paris hiện thân ý thức tốt đẹp của các nhà truyền giáo thời kỳ thuộc địa, đã ca ngợi sợi dây kết hợp việc truyền đạo Thiên Chúa với việc chiếm thuộc địa, thì các người làm công tác giảng dạy Thiên Chúa Giáo nước Pháp diển đạt ý thức xấu xa của các tín đồ Thiên chúa Giáo phương Tây trong thời kỳ sau, họ lại tìm cách chạy tội cho Giáo Hội mà quy lỗi lầm cho chánh sách nhà nước, là kẻ duy nhất chịu trách nhiệm việc dùng đạo Thiên Chúa trong công việc thực dân. Vậy đâu là sự thật ?

Tìm cách phục hồi sự thật lịch sử, không nhắm kết tội một ai, lại càng không phải là gieo rắc bất hòa giữa người Thiên Chúa Giáo và Phi Thiên chúa (3) . Trái lại nó giúp hiểu rõ vấn đề để không phạm lại những lỗi lầm củ, những lỗi lầm đã gây nên nhiều tranh chấp đẩm máu giữa người Giáo và người Lương trong quá khứ và hiện giờ chúng còn ngăn cãn họ cùng nhau sống hòa bình dưới một mái nhà. Né tránh vấn đề, hay che đậy sự thật, như người ta đã thường làm ở Việt Nam, chỉ làm gia tăng mối bất thân thiện vẫn còn đè nặng từ hơn một thế kỷ nay trên những mối liên hệ giữa người Thiên chúa giáo và Phi Thiên chúa.

Vì vấn đề không đặc biệt riêng cho Việt Nam mà là chung cho mọi xứ Á và Phi, trườc hết nên phân tích các khía cạnh của vấn đề trong khung cảnh chung của việc thực dân ở Châu Âu trước khi khảo cứu kinh nghiệm riêng của Việt Nam.

I-

Khi khảo cứu lịch sử thực dân của Âu Châu vào thế kỷ 19 chúng ta chú ý ngay đến sự đi đôi giữa hoạt động truyền giáo và hoạt động quân sự của Châu Âu. Nhưng chữ “Đi Đôi” vẫn còn phải bàn cãi, vì như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận xét một cách mĩa mai :” đó là những đường song song, trái với mọi định luật hình học, thuờng gặp nhau”(4) . Nói cách khác, việc truyền bá Phúc âm trong khắp thế giới Á Phi dựa vào sự chinh phục xâm lăng của người Âu Châu. Vậy khía cạnh thứ nhất của vấn đề : chính do sự truyền giảng Phúc Âm mà Thiên Chúa Giáo giao hòa với chủ nghĩa thực dân.

Ở mọi nơi sự tiến triển của các phái bộ Giao Tô đều theo chân sự tiến triển chiếm đoạt quân sự, thiết lập lỉnh địa chiếm quyền chính trị và tổ chức dân sự. Viêc thiết lập trong một xứ Phi hay Á một quyền cai trị hay một chính sách bảo hộ của người Âu, sự hiện diện của quân đội và các viên cai trị của người Âu, một trật tự do họ dựng nên, các điều kiện sống mới do họ tạo ra, các khả năng phát triển và hoạt động do việc kiểm soát của người Âu cống hiến, tất cả những điều đó- không kể đến chính sách ủng hộ tích cực cho đạo Thiên Chúa – đã đặc biệt hổ trợ và làm cho việc “truyền đức tin” của các nhà truyền giáo được dễ dàng.

Vì thế, nhờ sự xâm lăng của Pháp mà thiết lập được giáo quyền Thiên Chúa Giáo, sự thành lập giáo khu Algérie “theo quan điểm Thiên Chúa Giáo, đó là ngày đáng ghi nhớ, vì sau nhiều thế kỷ biến mất, vị Giám mục Gia Tô lại xuất hiện trên phần đất nầy xưa kia Thánh Augustin và Thánh Cyprier đã làm rạng danh “ (5).

Việc Trung Quốc mở cửa tiếp nhận ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo cũng là do sức ép quân sự của các nước Au Châu, nhất là của pháp mà hai cuộc can thiệp liên tiếp đã đưa đến việc ký kết hiệp ước 1858, theo đó chính phủ Trung Quốc công nhận cho các nhà truyền giáo Âu châu toàn quyền giảng đạo Thiên Chúa trên đất nước họ. Cũng trong tinh thần đó, Giáo hoàng Pie X đã ủng hộ việc Ý xâm chiếm Tripoltaine “hy vọng trong cuộc chiến đấu chống kẻ phản bội mà tìm thấy cách dung hòa hoài bảo dân tộc với quyền lợi truyền đạo Gia Tô” (6).

Nói tắt, căn cứ ngay vào sự thú nhận của các nhà truyền giáo, đạo Gia Tô chỉ xâm nhập hay duy trì trong các xứ được truyền đạo nhờ vào sự can thiệp của lưởi gươm. Paul Lesourd viết : “Biết bao lần các nhà truyền giáo sẽ không làm được việc gì vững chắc nếu không có sự giúp đở thong minh của các nước thuộc địa dù rằng chỉ là để bảo vệ những kẻ mới theo đạo cống lại kẻ thù tà giáo như ở Châu Đại Dương “ (7).

Vì các lý do đó, Giáo hội Gia Tô chấp nhận thật dễ dàng nguyên lý thực dân (8).

Theo họ, việc thực dân là “một công trình giáo dục, kinh tế, xả hội và chính trị “là” thực hiện một nhiệm vụ truyền bá văn minh mà quyền thiêng liêng đã giao phó cho các quốc gia tự do có trách nhiệm (9). Theo lời Hồng y Verdier nó nằm “trong kế hoạch Chúa trời, như là một hành động từ thiện tập thể mà một lúc nhất định nào đó một quốc gia bậc cao có nghĩa vụ đối với các giống dân thiếu ân phước và đó cũng là nghĩa vụ liên kết của nền văn hóa cao của nó (10).

Tóm lại, nhà đạo đức Thiên chúa Giáo đã tìm cách biện minh cho quyền chiếm thuộc địa ngay cả trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân bị mọi người chỉ trích (11).

II –

Khía cạnh thứ nhì của vấn đề : Nếu việc rao giãng Phúc Âm dựa vào sự thống trị của Châu Âu, thì dể cho được vững chải, nền thống trị của Châu âu tìm tìm chổ dựa lý thuyết và thực hành nơi các nhà truyền giáo và nơi đạo Thiên Chúa.

1- Trên bình diện lý thuyết, đạo Thiên Chúa biện chứng hành động thực dân ,Về vấn đề nầy, nên phân biệt hai giai đoạn trong lịch sử thực dân của Châu Âu :Giai đoạn bành trướng thực dân thứ nhất ở các thế kỷ trước và giai đoạn thứ nhì ở thế kỷ 19.

Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn bành trướng thực dân thứ nhất của Câu Âu là mặt tôn giáo của nó, nó kết hợp chặc chẽ tôn giáo với chính trị, thiệng liêng với kinh tế, dụ người vào đạo với chiếm thuộc địa.

Ngay từ thế kỷ 15, ngưòi ta đã thấy chính sách Giáo hoàng đưa ra cho tín đồ là nghĩa vụ xâm lăng để thu người vào đạo. Vì thế với điều kiện mang theo các thầy tư tế dể “mang thong điệp của đấng Ki Tô” người Bồ Đào Nha được Giáo hoàng Martin V, bằng một sắc lệnh năm 1449, cấp cho tất cả đất đai họ tìm ra được giữa châu Phi, gồm cả Ấn độ nữa (12) . Henry Martin viết : “Sắc lệnh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất thuộc về chúa Ki Tô, và người đại diện chúa ki Tô có quyền xử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hửu, những kẽ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hửu hợp lý bất cứ mảnh đất nào. Phần đất ban cấp nằm trong tay những kẻ ngoại đạo đã mặc nhiên khiến cho họ tuân phục trước hạnh phúc lớn hơn, trước việc họ đổi đạo dù tự ý hay bị cưởng bách theo luật Thiên Chúa (13) . Sau nầy bằng sắc lệnh 1493, Giáo hoàng Alexandre VI đã chia thế giới cho người Bồ Đào Nha cùng người Tây Ban Nha và buộc có nghĩa vụ truyền đạo chúa Ki Tô để biện minh cho mọi sự chiếm đóng . Sắc lệnh đặt rõ ràng bổn phận giảng đạo cho người bản xứ là điều kiện để chiếm hửu (14).

Tư tưởng bành trướng thuộc địa để đổi đạo đã được vua chúa thừa nhận và công bố. Về Canada, Francois I ra lệnh cho Jacques Cartier và Roberval năm 1540 và 1541 “ Giáo dục những kẽ mọi rợ biết yêu và sợ Chúa cùng quy luật của ngài”. Hiến chương mà nữ hoàng Alizabeth truyền cho công ty thuộc địa năm 1660 đã ra lệnh cho nó “Bổn phận cao hơn là bổn phận buôn bán: Bổn phận dụ đạo (15). Đạo Cơ Đốc đã thánh hóa các cuộc xâm lăng cùng lòng tham dục điên cuồng của cải, vì thế khi tên bạo tàn Fernand Cortez đổ bộ lên bờ biển Mể Tây Cơ năm 1519, y lập nên hảng buôn và đặt tên là “Villa Rica de la Vera, Cruz” (15b).

Trên lý thuyết giai đoạn bành trướng thuộc địa thứ nhì đã phân cách nhà chính tyrị và nhà tôn giáo. Thật ra thì việc chiếm Alger năm 1830 dưới triều Charles, làm chúng ta nhớ đến tính cách tôn giáo của cuộc bành trướng thuộc địa trước của Pháp. Việc chiếm Canada Louisiane – Saint Domingue miền Đông Ấn và sau nầy xứ Sénégal. Nhưng tên vua cuối cùng trong ba vua rất mộ đạo đã bị lật nhào mấy tuần sau khi chnh phục. Việc bành trướng thuộc địa thế kỷ 19 chủ yếu là phải do nhu cầu kinh tế, tìm thị trường cho kỹ nghệ trong nước, hoăc do nguyên nhân chánh trị : không để cho các cường quốc phương tây khác đi trước hay lấn lướt. Nhưng không vì thế mà việc đi tìm một lý thuyết để biện minh và biện chính cho hành động thuộc địa không cần thiết. Nhưng Châu Âu, theo Thiên Chúa Giáo, lý thuyết nầy chỉ có thể bắt nguồn từ đạo Thiên chúa, Quả vậy, người ta bảo rằng khi đi xâm lăng các xứ xa xôi, các nước Au Châu đã mang lại ánh sáng của đạo Thiên Chúa, cho nền văn minh Thiên chúa đến các dân tộc còn sống trong bong tối của các tôn giáo man rợ.

G. Goyau kể rằng một ngày trước khi mẹ Jahouvey đi Guyanne, Louis Philippe đã cùng đi xem lễ với bà , tác giả ghi chú rằng, bằng cử chỉ đó nhà vua dân giả (Roi-Citoyen) muốn chứng tỏ rằng “giữa nền văn minh nước Pháp và các dân tộc da đen, không có nhịp cầu nào khác hơn là chúa Ki Tô (16). Làm saogiải thích được các cuộc chiến tranh xâm lăng và biện minh cho những bạo tàn trong các chiến dịch quân sự ? Một quân nhân Changarnier đã trả lời “ngay giữa chiến tranh Algérie một nền văn minh tốt đẹp hơn được đem lại cho các xứ tốt đẹp, đó phải là sự biện minh của chúng ta trước mắt mọi người và tôi hy vọng rằng cũng sẽ trước mặt Chúa nữa” (17) > Sau nầy Napoléon III không nói gì khác hơn từ trong ngục Ham, Louis Napoléon đã viết “đem Châu Âu xích gần lại các bộ lạc dã man của Châu Đại Dương và châu Úc khiến cho họ cùng hưởng các công ơn của đạo Thiên Chúa và của văn minh. Để thực hiện tốt đẹp việc đó, chúng ta kêu gọi mọi người có đạo và thong minh, vì việc đó xứng đáng với lòng mến đạo và tình cảm họ”.

Chiếm thuộc địa và văn minh, hai danh từ đó trở thành không rời nhau, chiếm thuộc địa là thực hiện một công tác văn minh, và rõ ràng phải hiểu văn minh theo nghĩa đạo Thiên Chúa. Tên thực dân được trình bày dưới bộ mặt cao quý và dể thương : nó mang lại lợi ích, nó làm một công tác thiệng liêng và theo cách thức của nó, nó là một tong đồ (18).

Thuyết nầy đã được các nhà lý thuyết Gia Tô đào sâu vào thế kỷ 20. Trong “ những báo cáo về tuần lễ xã hội ở Marséille” linh mục Delos xác nhận và chủ trương rằng chế độ thực dân ủng hộ đạo Thiên Chúa, Ông ta viết “ Không nghi ngờ gì, văn minh hoá không phải là phúc âm hóa. Phúc âm siêu việt lên trên văn minh, nhưng không có nền văn minh đích thực nào mà bỏ qua được nó. Tong xứ thuộc địa, một nền văn minh cao chỉ có thể phát triển đượctrong bầu không khí của nó, dự vào giáo huấn của nó, và được giữ gìn nhờ ân sủng trong mình nó. Văn minh hóa không phải là Phúc âm hóa, nhưng không thể văn minh hóa mà không Phúc Âm hóa” (19). Các nước thuộc địa đã đảm đương công việc Phúc âm hóa đó như thế nào ? “ Bằng cách thay đổi trực tiếp lần lần luật lệ và phong tục mà nó đưa luật thiêng liêng vào chỉ bằng cách gián tiếp chứ không áp đặt đạo Thiên Chúa, mà bằng cách ưu đải sự truyền bá Phúc âm, sự truyền bá tôn giáo chân thật” (20). Do đó, theo quan điểm của giáo lý Gia Tô, giáo hội truyền giáo trở thành yếu tố chánh của chế độ thực dân “ Nếu chế độ thuộc địa không ưu đải bằng cách nào đó sự bành trướng nền văn minh thiên Chúa, nó chỉ còn là chuyện tiền bạc hãm hại, hay một mưu đồ chính trị hẹp hòi: tóm lại, nó không còn chíng đáng nữa” (21).

2- Trên bình diện thực tế, theo giáo lý Gia tô và số đông quan chức thực dân, đạo Thiên Chúa đã đem dân bản xứ lại gần Châu Âu : vì thế nó là dây liên lạcgiữa xã hội bản xứ và xã hội Châu âu. Điểm nầy đã được giám mục Guébriant làm nổi bật trong một bài “ Kẻ truyền thống” số 25-1-1931, Giám mục viết: “Khi một người bản xứ thuộc bất cứ giống dân nào, dù vàng, nâu hay đen, mà theo đạo Gia tô, thì dù trước kia bất cứ ảo tưởng, thành kiến, sợ hải của họ là gì đi nữa, chúng ta có thể chắc chắn rằng trong đầu óc họ không còn gì làm thành một chướng ngại không thể vượt qua được và ngăn cản không cho họ xích lại gần hợp tác với, và hòa đồng với các tín đồ Thiên chúa thuộc nòi giống khác, nhất là với người da trắng và họ đang trên đường hiểu kỹ những người nầy nếu không có cái gì xuất hiện khiến họ choáng váng và bở ngở . Việc xích lại gần các tư tưởng nầy kết quả của việc Gia tô hóa, và gia tô hóa là kết quả của việc truyền đạo . Do đó công việc của các nước thực dân hết sức dễ dàng trong tất cả những gì là chính đáng. Cả trong khi nhóm tân tong còn rất ít về số lượng, công việc cũng dễ dàng, vì số lượng ít oi của nó không phải là một chướng ngại không vượt qua được trong công tác gạch nối…. Sự hiện diện của một gian hàng và Phái bộ truyền giáo Gia tô trong kỳ triển lãm thuộc địa sắp đến là một bằng chứng hùng hồn, nó muốn nói, theo cách thế của nó, rằng hoạt động truyền giáo được thừa nhận là có ich lợi công cộng …” (22).

Linh mục Leroy Beaulieu. một trong những nhà lý thuyết hạng trên của chế độ thực dân cũng diển tả các tư tưởng tương tự trong tập khải luận của mình “ Bàn về chế độ thực dân ở các dân tộc hiện đại” tác phẩm được xem như là tác phẩm cổ điển về vấn đề thuộc địa, ông viết “ Nếu nước Pháp đã phạm lỗi lầm khi tuyên chiến với Hồi giáo, thì nó cũng sẽ không kém cận thị nếu không tìm cách làm cho mọi người vô đạo trong các vùng đất chiếm hữu của mình theo đạo Thiên chúa, xứ Sénégal chúng ta, xứ Niger, xứ Congo chúng ta, xứ Oubanghi và toàn thể vùng Madagascar dasng chờ đón các phái bộ truyền giáo, Hồng y Lavigerie có nhiều dự định to lớn, nếu ngài muốn đạt các kết quả quan trọng v àlâu dài, ngài phải hướng phần lớn các nhà truyền giáo của Ngài vào các đất đai mà nước Pháp vốn có từ lâu hay mới được giao cho trong vùng Tây Phi và Trung Phi. Đừng bỏ mất một năm nào, ở đó có hơn 10 triệu người cần được chinh phục theo đạo Thiên Chúa trước khi quá trể vì Hồi Giáo xâm nhập” (23). Rồi tác giả tiếp tục “ Việc khai sáng tinh thần và vật chất các công tác từ thiện, việc nổ lực giáo dục các dân tộc đó, hay đúng hơn, các bộ lạc đó, không thể chỉ do các nhà buôn, các viên chức cai trị hay các thầy giáo của chúng ta : làm như thế là điên rồ. Với đức êm dịu, cao quý và lòng thương kẻ hèn mọn, đạo Thiên Chúa là nhà giáo dục duy nhất có thể làm dễ dàng sự tiếp xúc một đàng là người Ậu, một đàng là người dã man, mọi rợ, và bằng những phương pháp cấp tốc, nó có thể, không phải ngay tức khắc, mà trong một ít thế hệ, làm cho người dã man, mọi rợ hiểu được nền văn minh chúng ta và đóng góp vào sự phát triển của nó “ (24).

Về các lời tuyên bố tương tự, chúng ta có thể kể ra vô số một cách dễ dàng .

3- Sau rốt, và vẫn trên bình diện thực tế, đạo Thiên Chúa là một phương tiện rất công hiệu để đồng hóa các dân tộc thuộc địa. Đồng hóa là chính sách cổ truyền của Pháp, một chính sách từ lâu rất được nhiều người Pháp và nói chung, nhiều dân tộc La tinh, ưa thích (25) . Toàn quyền Đông dương Pasquier đã tuyên bố trong buổi diển thuyết tại Viện cao đẳng Xã hội Paris : “ Nếu quả thật người Pháp tiếp xúc thoải mái với người bản xứ, tìm hiểu họ muốn làm cho họ dễ chịu nữa, cũng phải thấy rằng khả năng đó phát xuất từ sức mạnh đồng hóa bẩm sinh hay đầy lý luận của mình và đem hướng nó về người bản xứ, không phải là dễ làm cho họ bất ngờ hay để biết ý nghỉ của họ, mà để áp đặc ý nghỉ của mình lên họ” (26).

Tư tưởng đồng hoá đã ngự trị lịch sy73 nước Pháp, đới sống chính trị và hoạt động thực dân của Pháp, người Pháp có nó là do tính khí cùng giáo dục xây dựng từ nhiều thế kỷ trên tư tưởng cổ điển và các nguyên lý Luật Roma . Trong các tập khảo luận Montaigne đã nhấn mạnh rằng mỗi người “mang hình thức tron vẹn của thân phận con người” rằng người văn minh hay dã man chỉ khác nhau có “chiếc quần”, vì thế chỉ cần một

thay đổi về cách sống và tập quán là đủ tái lập sự thống nhất, Michelet cũng diển đạt tư tưởng tương tự, nhưng đào sâu hơn, Ông viết : “ Lòng muốn chinh phục là cái cớ cho các cuộc chiến tranh của chúng ta, và cả chúng ta cũng bị đánh lừa trong đó, nhưng lòng nhiệt thành cù rũ người khác là động cơ mạnh hơn . Người Pháp muốn nhất là in cá tính mình lên kẻ thua trận, nhưng không phải đúng như cá tình mình mà là như mẫu người hiện thân của cái tốt và cái đẹp, đó là lòng tin tưởng chất phác cùa họ. Họ tin rằng họ không thể đem lại ích lợi gì cho thế giới hơn la ban phát tư tưởng tập quán và cho lề lối của họ, với lưởi kiếm trong tay, họ cải biến các dân tộc khác, và sau cuộc chiến, với lòng nửa kiêu căng,nửa thiện cảm, họ trình bày với các dân tộc những gì các dân tộc nầy sẽ thu được nếu trở thành người Pháp (27). Dưới triều Louis XIV Colbert dã ra chỉ thị cho một viên quản đốc về chánh sách phải theo ở hải ngoại như sau : “Cần phải giáo dục thổ dân các ch6m ngôn của tôn giáo chúng ta và cả phong tục chúng ta nữa, làm thế nào có thể hợp toàn dân Canada cùng với người Pháp thành một dân tộc mà thôi” (28).

Để biện minh cho chính sách đồng hóa, những người chủ trương thường nêu lên tính độc nhất của loài người, và cho rằng ban cấp cho mọi phần tử của nó ánh sáng đạo Thiên Chúa và ích lợi các nền văn minh bậc cao là điều chính đáng (29).Vì thế, đồng hóa là chủ trương thống trị xây dưng trên tính cách cao của văn minh, do đó sự thống trị có nền tảng khinh bỉ. Suốt thời kỳ thống trị của Châu Âu, nhứt là ở thế kỷ 19, tính cách hơn hẳn nòi giống là một tín điều của văn hóa phương Tây mà các nhà truyền giáo chấp nhận như bao giáo điều khác. Chính sự hoang đường về tính cách hơn hẳn của người Âu và của tín đồ Thiên chúa dã phát động nên lòng quá nhiệt thành và lòng say sưa không mệt mõi, chúng biểu thị đặc tính của sự bành trướng chưa hề có trong lịch sử châu Âu và trong lịch sử truyền giáo. Người Châu Âu không chịu đựng được việc một phần dân chúng đông đảo như thế trên thế giới lại có thể sống mà không có biết giáo lý chúa Ki Tô. Về phần họ, nhà truyền giáo không chịu chỉ dạy thuần có chân lý đạo Thiên Chúa, họ cùng gieo truyền giá trị vô song của văn hóa Âu Châu. Cả hai cho rằng “dạy dổ” các dân tộc “hạ đẳng” nâng cao phẩm giá họ lên, đổi đạo họ, đem họ lại gần nước thực dân bằng cách phá hoại cách sống và cả cách chết của họ nữa (30). Giám mục Bruns de Soluges nhận xét : “Làm như thế họ chỉ theo khuynh hướng tự nhiên của nhà giáo dục rộng lượng, tin tưởng vào sự tuyệt diệucủa các phương pháp đảã đào tạonên họ, và muốn đem áp dụng cho học trò mình dể biến những người này không còn là mình nữa (31).

Nhân danh cảm hứng cao quý trên mà trong đó một nhà lý thuyết Gia tô thấy “một tiếng vang của Phúc âm” (32), nguời ta đem áp dụng cho dân chúng ở các vùng thuộc Âu, nguyên vẹn hệ thống đã thành công ở phương tây: hệ thống Giáo dục, hệ thống chính trị và hành chính, hệ thống xã hội, hệ thống kinh tế, hệ thống pháp lý, hệ thống đạo đức vàtriết học, hệ thống tôn giáo. Tôn giáo đã chiếm một dịa vị hơn hẳn trong chính sách đồng hóa, vì như một Toàn Quyền Đông Dương đã nhận xét: “ Tôn giáo của một dân tộc là một trong các sức mạnh bành trướng của nó” (33). Các nhà truyền giáo đã khẳng định : “ chúng ta không đào tạo một người tín đồ Gia tô ở các xứ phương Đôngm ở Châu Phi hay ở tân thế giới nếu như chúng ta đã không đồng thời biến họ thành một người bạn của nước Pháp, một người Pháp” (34). Một tác giả Gia tô khác đi xa hơn và tự hỏi : “ Truyền bá Phúc âm há không phải là một thứ thực dân tinh thần sao ? (35).

Hệ luận (logigue) của chính sách đồng hóa bắt buộc phải tiêu diệt các nền văn minh và cá tính của các xứ thuộc địa. Để thực hiện công tác phá hoại nầy các nhà truyền giáo dã tạo nên các tay thuyết giáo hàng đầu, vì tính hẹp hòi cố chấp của họ không chịu nổi sự có mặt trong các xứ truyền giáo hình thức đạo lý nào không phải của họ : đế quốc tinh thần đã nối gót rất sớm dế quốc vật chất và hòa tan với nó.

Ở Á Châu, các nhà truyến giáo tấn công đạo Khổng và sự thờ cúng Ông Bà, sau đây là một bằng chứng của Ông Georges Curgon “ ngoại trừ một số rất ít ngưòi có tinh thần tự do, các nhà truyền giáo đã có một thái độ thù nghịch cực kỳ đối với mọi tôn giáo và mọi nền đạo đức bản xứ: họ không biết gì đến các khía cạnh tốt cùng ảnh hưởng đạo đức của các giáo thuyết đó cũng như thế lực mạnh mẽ ghê gớm của chúng đối với người Trung Quốc cùng uy thế mà chúng có được do sự cổ kính của chúng. Đây là trường hợp đặc biệt là sự thờ cúng ông bà, mà họ không chịa dung hòa…người Trung Quốc hoàn toàn thỏa mãn với tôn giáo của mình và chỉ yêu cầu họ một điều là người ta để yên họ, họ thấy phá phách, tấn công bởi một tôn giáo mà việc đầu tiên là công kích những gì họ tha thiết nhất…đối với họ, luận lý Đức Khổng Tử tóm gọntất cả nghĩa vụ của con người đối với gia đình, đối với quốc gia…người ta đòi hỏi họ phải thay đổi đạo dù phải từ bỏ tư cách công dân, người ta đòi hỏi họ điều kiện đầu tiên để tái lập tinh thần là phủ nhận cái đã làm trụ chống cho toàn thể cái đạo lý của họ….”

Rồi tác giả đã tự đặc câu hỏi : “ nếu có những nhà đi truyền một đạo mới thuộc một giống người chúng ta ghét và khinh bỉ, đổ bộ lên nước Anh, và bắt đầu truyền đạo bằng cách tấn công kinh thánh và bài xích đạo giáo của các sứ đồ, chúng ta sẽ đón tiếp họ như thế nào ? “ (36)

Ở Bắc Phi và cận Đông, đạo Gia tô chống lại Á Rập và Hồi Giáo. Nhưng trong những vùng nầy các viên chức cai trị và các nhà truyền giáo va vào một kẻ thù ghê gớm: Sự cố chấp, hẹp hòi của đạo Hồi mà chỉ có đạo Thiên Chúa mới bằng được.

Ở Châu Phi da đen, các nhà truyền giáo tìm cách cấm đoán các cuộc giải trí và nhảy múa, tất cả cái nầy biến mất thuờng khi cũng mang theo luôn niềm vui sống và những nét độc đáo của đời sống châu Phi (37).

III –

Vì việc truyền giảng Phúc Âm chỉ hiệu nghiệm trong các xứ Á và Phi nhờ vào sự xâm lăng và chế độ thực dân Âu Châu, đồng thời các nước thực dân tìm thấy trong đạo Thiên chúa khí giới chánh trị mạnh nhất, dỉ nhiên có một phối hợp chăt chẽ giữa hoạt động chánh trị và hoạt động truyền giáo : Đó là khía cạnh thứ ba của vấn đề.

Đâu là những lý do khiến chánh phủ Louis Philippe gánh vác việc bảo vệ các phái bộ truyền giáo Gia tô ở Trung Quốc ? Những lý do chủ yếu là chính trị. Không thể cạnh tranh nổi với nước Anh trên địa hạt buôn bán, nước Pháp hy vọng tìm ra trong việc bảo vệ các nhà truyền giáo một lợi khí thế lực có thể quân bình được, về mặt chính trị, tầm quan trọng mà chính phủ Anh có được nhờ thương mại : “Nếu xét đến trào lưu trao đổi giữa Châu Âu và Trung hoa, chúng ta thấy về mật buôn bán nước Pháp thua sút hoàn toàn đối với nước Anh, nhưng uy danh của nước ta trong những vùng đó nếu không hơn thì cũng không bằng của nước Anh . Dựa vào yếu tố tôn giáo nước Pháp chiếm dược lại cái gì nó không có trên địa hạt thương mại” (38).

Tư tưởng phát khởi chánh sách của Napoleon III trong các vấn đề Trung Hoa về căn bản cũng là tu tưởng của Louis Philippe : dùng sự bảo vệ tôn giáo làm một đối lực với ảnh hưởng mà Trung quốc có được nhờ buôn bán. Cái cớ gửi quân viển chinh năm 1857 về phía nước Anh là một sự xâm phạm giả tạo đến quốc kỳ. về nước Pháp, là sự giết chết tại tỉnh Quảng Tây một nhà truyền giáo, linh mục Chapde-Laine, là người đã cư trú hoàn toàn bất hợp pháp tại nội địa Trung Quốc (39).

Các nhà truyền giáo Gia tô đặc biệt nhấn mạnh về sự trái ngược giữa chế độ thực dân Anh và chế độ thực dân Pháp. Họ nói, chế độ thực dân Anh nhằm mục đích buôn bán đê tiện trái lại chế độ thực dân Pháp theo đuổi một lý tưởng đạo đức và thiêng liêng thượng đẳng (40).. nhưng nếu quả thật nước Anh trước hết đã nghỉ đến lợi ích buôn bán, thì cũng không kém đúng sự thật là các nhà truyền giáo, nó đã được huởng sự hổ trợ đắc lực của các pháo hạm mà họ chưa từng bị từ chối lần nào. Biến cố ở Tân Lương năm 1883 là điển hình : trong khi chỉ quyền lợi tài chánh của các nhà truyền giáo là dính dấp đến , hai pháo hạm đã ngược sông Dương Tử và giải quyết vấn đề mà không bàn cãi gì cả và “đã cho thấy như Panikka đã viết, các sức mạnh người ta lôi cuốn mỗi khi tấn công là vào các nhà truyền giáo” (41). Cũng chính tác giã đó còn kể lại cho chúng ta, để thiết lập một phái bộ truyền giáo trong vùng thung lủng phía trên sông Dương tử , 1858 Muiehead đã dẫn theo cả một tiểu đoàn lính Anh và chính nằm trong hành lý quân đội đồng minh mà nhà truyền giáo Mỷ Henri Bodget đã đến Thiên tân, những việc như thế kể ra không bao giờ hết (42) . Ở Ấn Độ nói chung, các viên chức người Anh giữ một thái độ trung lập, và vốn rất thực tế, chánh phủ Anh không ủng hộ những cuộc tuyên truyền quá thô bạo và quá tàn ác có thể đụng chạm đến tình cảm người Ấn giáo và làm lung lay sự trung thành của các phần tử sốt sắng với quyền lợi Anh ; nhưng, một cách gián tiếp, chánh phủ Anh đã giúp nhiều cho các nhà truyền giáo “ luật pháp họ đặt ra đã che chở công khai các người đổi đạo, những người nầy vẫn giữ quyền thừa kế gia đình, họ có quyền buộc vợ của ho phải theo đạo của họ, Chính phủ cũng khuyến khích các nhà truyền giáo hoạt động trong các bộ lạc lạc hậu,vì tin rằng người Ấn giáo không vì thế mà bất bình (43).

Về phần người Mỹ, việc kết hợp chính trị với tôn giáo là một nét đặc biệt của chính sách họ ở Trung Quốc. Vì thế việc họ lựa chon nhân viên ngoại giao và lảnh sự trong số các nhà truyền giáo hay cưụ truyền giáo là chuyện thông thường , Ashmore vừa là nhà truyền giáo vừa là lảnh sự Mỹ ở Tô châu , viên đại sứ Mỹ cuối cùng ở Trung Quốc không Cộng Sản, Bác sỉ Leighton Stuart đã sống như nhà truyền giáo ở xứ đó (44).

Chúng ta hãy rời Châu Á sang châu Phi và hãy nóinhững điều gần đây nhất. Ví dụ một lời tuyên bố của Giám mục Augouart trong “ Tự do ở Tây Nam” số 28-9-1921 : “ Diều nguy hiểm nhất ở Congo là việc rất nhiều mục su vung vải Mỹ kim và Anh kim, có phải họ chỉ theo đuổi mục đích tôn giáo thôi không ? Tôi không nghỉ như vậy, và đó cũng là ý kiến của quan Toàn quyền, Ông Augagneur, vì trong một báo cáo mới đây gửi cho Bộ trưởng , ông nói rằng cái tuyên truyền gọi là tôn gíáo này hình như là một tổ chức thực dân thực sự có mục đích xâm lăng vào thuộc địa chúng ta ở vùng Trung Phi, các việc tương tự cũng xảy ra ở Côte d’Ivoire và ở Cameroun, là nơi mà các nhà truyền giáo Đức nhập quốc tịch Thụy sỉđã trở lại như trước 1914. Tôi không biết dùng cách gì để đập nát tình trạng đó, nhưng cần phải hành động gấp….(45) .

Đồng ý với Giám mục, Ông Revel, Thanh tra thuộc địa đã viết báo cáo chính thức như sau : “ Khắp nơi đều có những người bất mãn tại đây (Côte d’Ivoire) họ sắp xếp (10-1921) thành như một người duy nhất dưới ngọn cờ giáo phái của Mục sư, và không biết tai sao có tin đồn lan tràn mau chóng khắp nước tiên đoán rằng không bao lâu nữa các người chủ hiện giờ ở Côte d’Ivoire sẽ nhường chổ cho xứ láng giềng. Do đó mà có sự sôi nởi ngầm cùng dấu hiệu bất tuân nhà cầm quyền, và xứ nầy chia thành hai phe : Thiên Chúa và Tin Lành, nhưng đối với dân bản xứ, hiện giờ Tin Lành có nghĩa là Anh hay Mỹ, và thiên Chúa là Pháp….” Rồi tác giả kết luận : “ Không phải lúc nào cũng cần nói công khai chống lại trật tự hiện giờ để thực hiện công tác bai Pháp : việc dùng các tiếng nước ngoài , sự truyền bá một tôn giáo tin Lành giả mạo mà người bản xứ cho rằng theo đạo đó cũng là một thứ nhập tịch Anh hay Mỹ, chừng đó cũng đủ rồi….Công giáo hay Tin Lành , đó là Côte d’Ivoire ngày mai. Chúng ta có thể nói thêm rằng Pháp hay Anh, vấn đề ờ đây sẽ gấp đôi vì vấn đề chính trị dù đó không phải là việc làm do chúng ta “ (46).

Vì tôn giáo bành trướng và bảo đảm ảnh hưởng chính trị, các nước Thiên chúa giáo vừa tìm cách cho có được các nhà truyền giáo quốc tịch mình trên xứ họ cai trị, vừatìm cách cho có được quyền bảo vệ các nhà truyền giáo Thiên chúa ở quốc gia còn độc lập. Đến nổi các nhà ch`ính trị chống La mã nhất, chống giáo hội nhất xứ nhì,thì ở ngoại quốc lại đóng vai trò của các người bảo vệ các phái bộ (Gia Tô) và đòi tòa thánh phải có các lợi lộc, các đặc quyền tương xứng với vai trò đó (47). Trong số các nước Âu Châu, nước Pháp “đứa con gái đầu lòng của giáo hội” tỏ ra nhiệt thành nhất cho chính nghĩa Thiên chúa giáo, các phái bộ Gia tô trong xứ đặ dưới quyền cai trị của Pháp đều thịnh vượng…trừ các biến cố rất lẻ loi, các công trình của họ đều được che chở theo doĩ với đầy cảm tình, và được giúp đở về mặt vật chất. Georger Hardy đã nhận xét : “ Người ta có cảm tưởng một mặt trận chung của văn minh chống lại thế giới lạc hậu, và mỗi bước tiến bộ của nó đều chứa đựng một cuộc xâm lăng đích thực của Thiên chúa.” (48)

Ngay cả dưới các chành phủ chống giáohội thuộc Đệ tam Cộng hòa , vẫn có một đằng là gìáo quyền tăng lữ và đằng khác các nhân viên chánh trị Cộng hòa, dù họ rất chống Giáo hội, sự đồng nhất hay giống nhau về mục đích có các cuộc tiếp xúc, các cuộc điều đình, và thỏa hiệp. Gabetta dã tuyên bố : “ chống Giáo hội không phải là món hàng xuất khẩu” , Các liên hệ giữa chính phủ Pháp và Bộ Tuyên truyền Tòa thánh vẫn tiếp tục bình thưòng trong suốt cuộc khủng hoảng đầu tiên chống Giáo hội từ 1988-1889 đằng khác Tòa Đại sứ Pháp vẫn luôn luôn hiện diện bên cạnh Tòa Thánh trong suốt giai đoạn đó. Giáo hoàng Léon XIII và viên Bộ trưởng ngoại giao, Hồng y Rampolia, vẫn giữ thiện cảm đối với Pháp. Người chống Giáo hội là J.Ferry không bao giờ khinh thị việc giúp đở của các nhà tôn giáo, y ủng hộ hoạt động của Giám mục Lavigerie ở Tunisie cũng như trong vùng thực dân nội địa Algérie và Tunisie, ông Georger Goyau đã viết : “ các liên hệ giữa Lavigerie với lãnh sự Roustan, với bộ trưởng Wađington, với Gambetta, với Ferry, đã mở đường ảnh hưởng cho chúng ta, quân đội chúng ta tiến về Tunisie. Chánh phủ Paris đã xem các dòng trắng là những người yêu nước nhất , vô vị lợi nhất : chính sách chống Giáo hội mà nước Pháp đề xướng ở trong nước trùng hợp với sự hợp tác thống thiết giữa giám mục và nước Pháp ở nước ngoài. Trong tháng tiếp sau việc chúng ta thành lập nền bảo hộ ở Tunisie tháng 6-1881 Lavigerie vị đại diện tong đồ (Administratem du vicarict apostolique)của Tunisie và đằng khác, chính do các chỉ dẫn của Lavigerie mà tai đó Gambetta đã chỉnh bị các quyết định hành chánh đầu tiên của Pháp (49).

Ví dụ phối hợp “tích cực” dó giữa hoạt động chính trị và hoạt động tăng lữ, sự phối hợp ấy ở cấp bậc cao nhất ở hai phía – không phải là ví dụ lẽ loim Chúng ta có thể kể ra nhiều ví dụ khác trong làng song thứ nhì chống Giáo hội từ 1901 đến 1907. Nếu đi từ cấp bậc Chính phủ xuống đến cấp bậc thừ hành, lúc nào chúng ta cũng thấy ý niệm về tầm quan trọng quốc gia của vai trò các nhà truyền đạo (50). Một nhà truyền giáo đã sống phần lớn đời mình ở Trung Quốc và Đông dương , Linh Mục Louvet tôn xưng các đại diện củaPháp tại Trung Quốc như sau : “ Thật vậy, tôi phải nhận trọn vẹn lòng nhiệt thành của các Lãnh sự và Đại Sứ chúng ta . Hầu như lúc nào họ cũng giúp đở nồng nhiệt và ngat thực, cả những người không có được hạnh phúc là Tín đồ Thiên chúa, và dù hình như việc làm trước kia của họ đã không chuẩn bị, họ bảo vệ tại Trung Quốc tôn giáo mà họ từng đàn áp ở Châu Âu. Gần như lúc nào hận thù phe phái cũng im tiếng trước danh dự quốc gia và những người đã trục xuất các tu sĩ giòng trên ra khoỉ nước Pháp, thì lại tuyên bố là những bè bạn và là những người che chở họ ở Bắc Kinh…” (50).

Từ ngày khởi đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến hết chiến tranh lần thứ nhì, các cuộc tranh chấp tôn giáo dịu lại ở Pháp, những liên hệ giữa chính phủ một chính quốc và nhà thờ một đàng, và giữa quyền dân sự và quyền tăng lữ ở các xứ thuộc địa một đàng, mỗi ngày được cãi tiến tốt đẹp. Một nhà ngoại giao Pháp đã làm đại sứ ở Rôma viết : “Ta cần độ nữa phút nói chuyện với Bộ tưởng thuộc địa (lúc đó là G. Mandel) để xin năng lực tư pháp dân sự cho các phái bộ Gia tô ở các phần đất thuộc quyền Bộ ông ta “ (51).

IV –

Khi dựa vào chủ nghĩa đế quốc và thực dân để giúp đở nó, đạo Chúa Ki tô sẽ không gây cho mình nguy hiểm bị người Á và Phi xem là tay sai của nó sao ? . Mặc khác, một chính sách công khai ủng hộ đạo Thiên chúa, sẽ không liều lĩnh mà chạm vào tình cảm quốc gia các dân tộc thuộc địa và khiến cho họ liên tục đứng dậy chống lại nước thực dân sao ?. Nói cách khác, bất kể thế nào, há không có mâu thuẩn nào giữa chánh sách truyền bá Phúc âm và chính sách thuộc địa, giữa quyền lợi tôn giáo và quyền lợi thực dân sao ?.

Đó là khía cạnh thứ tư của vấn đề chúng ta .

1/ Về nguy hiểm mà đạo Thiên chúa có thể gặp phải khi đồng minh với Đế quốc và thực dân, chính các nhà truyền giáo, nhất là những người từng sống ở Á Đông hiể từ lâu rồi, Thầy Léon Joly đã gào lên : “Thật là một điều dị kỳ, đau đớn, không chối cãi được, Đông Á không thích đạo Thiên Chúa” (52) Linh Mục Louvet, nhà viết sử về các phái bộ truyền giáo nước ngoài cũng thấy như thế. Ông viết : “Không thể tự dối mình được điều nầy :Trung Quốc đã kiên cường chống lại Thiên Chúa giáo. Các nhà Nho, nhà trí thức tự hào lại thù nghịch lớn hơn bao giờ hết : hằng năm các khẩu hiệu hô hào dân chúng tận diệt bọn quỷ nước ngoài, và chắc có lẽ sắp đến ngày Giáo hội tốt đẹp ở Trung Quốc mà Giáo hội Gia Tô đã tốn bao công phu xây dựng sẽ hoàn toàn chìm đắm trong máu của các nhà truyền giáo và của con cái mình”.

Do đâu mà có sự ngoan cường chống đối đạo Thiên Chúa đến thế ? Chính linh mục Louvet cũng thừa nhận đó không phải do sự cuồn tín tôn giáo, vì không có dân tộc nào bao dung vấn đề tôn giáo hơn dân tộc Trung Hoa . Chỉ vì người Trung Hoa nhìn thấy đã đồng hoá sự xâm lược của Thiên chúa với sự xâm lược của Âu Châu. Nhà viết sử về các phái bộ nói rõ “ chỉ vì đằng sau các sứ đồ của chúa Kitô (chính phủ Trung quốc) thấy châu Âu tư tưởng nó, văn minh nó kéo đến, đó là những điều họ tuyệt nhiên không muốn, và bất chấp cả phải trái, họ lấy làm thỏa mãn về văn minh của tổ tiên họ” (53). Thầy Joly cũng có ý nghỉ như thế : “ người Trung Quốc chống đối đạo Thiên Chúa vì họ thấy những nhà truyền giáo nước ngoài là tay sai của ngoại bang chuẩn bị cho xâm lăng …đối với họ, con chiên và người Âu châu chỉ là một” (54). Và thầy tu nầy quy lỗi cho những người Âu đã đề cao công tác của các nhà truyền đạo giúp vào việc xâm lăng của người Âu” họ không nghỉ sự tán dương hớ hinh này đã xác nhận những lời buộc tội mà các nhà nho, các nhà trí thức ở Đông Á đã buộc họ (các người truyền đạo) và biện minh, nhân danh lòng yêu nước Châu á , cho các cuộc tàn sát mà họ (những người truyền đạo) là nạn nhân cùng với con chiên của họ . Các lời thú nhận đó đã gây tiếng vang ở Đông Dương và Trung quốc . Chúng sẽ khai thác và góp phần vào sự đoàn kết những người da vàng chống lại người Âu, và hậu quả là sự tiêu diệt các phái bộ truyền giáo cũng như sự tiêu diệt địa vị thống trị của Châu Âu (55). Nhà tu sáng suốt đã cay đắng nhận xét , nhưng các nhà truyền giáo đã không thấy nguy hiểm đó, họ không phản đối các lời tán dương, họ thích thú ghi chep lại, họ nói rõ các công tác của họ, họ dùng đến sức mạnh của lưởi kiếm, Nói tắt một tiếng, họ tiếp tục làm cho họ bị nguời phương Đông oán ghét . “ cho đến ngày nay ở Đông Á , Giáo hội Gia Tô là mục tiêu thù ghét mà nó đang chịu . Những người nạn nhân đã mang đi lòng kính nể và thương hại là lòng khâm phục của những kẻ tàn sát họ… Từ nay phương Đông sẽ biết được cái giá phải trả khi đụng đến các nhà truyền giáo, nhưng khi phải trả họ lại có quyền khinh bỉ …đạo Thiên Chúa mà đi phụng sự cho một tổ quốc trần gian, dù tổ quốc nó lờn đến đâu, vai trò lịch sử của nó trên thế giớiđẹp dến đâu, thì vẫn là một đạo Thiên Chúa hạ giá, không còn nhất thiết cần yếu nữa cũng như tính cách chính đáng của sự đô hộ của Pháp ở An Nam không còn cần thiết nữa” (56).

Muốn cứu vãn tôn giáo, chỉ mỗi một cách : là phải gở nó ra khỏi toàn cảnh đế quốc và thực dân. Đó là bài học mà các nhà truyền giáo sáng suốt rút ra được từ kinh nghiệm Á Đông . Linh Mục Louvet viết : “ Vấn đề mang tính chất chính trị nhiều hơn tôn giáo, hay nói cho đúng, nó gần như hoàn toàn là chính trị. Ngày mà nước Trung Hoa thong minh sẽ tin đươc rằng họ có thể vừa là người Trung Hoa vừa là con chiên, nhất là ngày mà họ sẽ thấy trên chop bu của giáo hội tại Trung Quốc một cấp tăng lữ bản xứ thì đạo Thiên Chúa sẽ được hoan nghênh trong đế quốc to lớn bốn trăm triệu người nầy, và sự đổ đạo của nó sẽ đưa đến sự đổi đạo của Á Đông , Vì thế mọi cố gắng của các nhà truyền giáo là cố tách rời minh bạch chính nghĩa của nó với chính trị . Về phần tôi về điểm nầy, tôi chỉ có thể hối tiếc về việc can thiệp của các chính phủ Châu Âu. Tự nó không có gì chính đánghơn và cũng không có gì nguy hiểm hơn và tốt hơn để kích thích lòng tự hào quốc gia và thích văn minh Châu Âu, cái mà họ chống đối trong đạo Thiên Chúa chính là sự xâm chiếm của Châu Âu . Vậy hãy tách rời minh bạch vấn đề tôn giáo ra khỏi vấn đề chính trị “ (57).

Đó cũng là giáo huấn của Benoit XIV, của Pie Xi và Pie Xii , bằng tiếng nói của các giáo hoàng đó, La mã nhắc nhở công việc truyền giáo không nằm trong các giới hạn biên giới của chính trị . Benoit XV có nói trong thông điệp ngày 30-11-1919 như sau : “ Hãy tin rằng tiếng gọi của Thầy nhầm đến mỗi người các con : Hãy quên nước convà nhà của cha con (PsXLTV,II) hãy nhớ rằng các con có một nước cần mở rộng, nước đó không phải là nước con người mà là nuớc Chúa Trời. Thật là đáng thương khi những nháà truyền giáo phủ nhận phẩm giá mình đến nổi trong những nổi bận tâm của họ. họ đặt Tổ quốc của họ ở trần gian trước tổ quốc của Chúa Trời và tấm lòng nhiệt thành bày tỏ không che đậy đối với việc phát triển sức mạnh của nước họ, cùng sự rực rỡ và sự mở rộng của vinh dự của nó lên trên hết. Các ý đồ đó là bệnh dịch ghê tởm cho việc truyền giáo” . và Benoit XV đã ủng hộ nguyên lý đó bằng cái nhìn hợp thời khi thêm “ Dù (các dân tộc được truyền đạo) có dã man, thô lổ đến đâu , họ cũng hiểu ra dễ dàng các động cơ của nhà truyền giáo, mục đích là ổng theo đuổi khi sống với họ nếu ổng nhằm một mục đích nào khác hơn là hạnh phúc . Linh hồn họ thì họ không thiếu bản năng, tinh tế phát hiện ran gay, giả thử nhà truyền giáo có phần để cho mục đích con người hướng dẫn, và thay vì về mỗi mặt như một sứ đồ chân chính, ổng lại cũng tỏ ra lo lắng phụng sự cho tổ quốc mình, lập tức, mọi vận động của ông sẽ bị mất uy tín dưới mắt dân tộc vì đó mà họ dr64 dàng tin rằn đạo Thiên Chúa chỉ là đạo của một ngoại bang và hình như theo đạo Thiên Chúa là chấp nhận sự giám hộ và sự thống trị của ngoại bang và chối bỏ Tổ quốc mình “ (58).

Tầm quan trọng lý thuyết của các tư tưởng đó mạnh đến nổi Pie XI nghỉ rằng phải nhắc lại ngày 19-6-1926 trong thông điệp : “ Không phải những lảnh tụ của xã hội mà chính Thượng Đế đã kêu gọi các nhà truyền giáo đến chức vụ thần thánh …Họ không phải là sứ truyền lệnh của con người mà là sứ truyền lệnh của Thượng Đế : họ cũng tiếp xúx với sứ đồ , Giáo hội chưa bao giờ phản bội các mệnh lệnh và lời dạy thiêng liệng đó , và hết sức cẩn thận, nó đã nắm trong tay lợi ích của các dân tộc mà nó mang lại ân sủng của chân lý Thiên Chúa . Nó cũng có lúc bảo vệ quyền của họ chống lại bạo tàn hay độc đoán của Vua chúa hay nhà cầm quyền, Về những thừa sai của nó, đặc biệt là những người nó cử vào các phái bộ thần thánh truyền giáo, nó thuờng xuyên nhắc họ bổn phận đừng thiên vị quyền lợi tổ quốc mình, quolibet suae oujusque nationis stadium arcenisa est, mà cố gắng độc nhất là làm sáng tỏ danh chúa và sự cứu rổi linh hồn trong khi đi tìm, không phải là lợi ích riêng tư của họ, mà là lợi ích của chúa esus Christ và trong khi mang danh chúa Jesus đến trước quốc gia và các vua chúa “ (59).

Benoit và Pie XI đã hiểu đúng vấn đề : “Họ đả hiểu, như Latourette nói, đạo Thiên Chúa do phương Tây áp đặc và che chở, không tránh nổ số phận của chủ và đồng minh nó một khi đế quốc bị tấn công và hủy diệt “ (60).

Nhưng than ôi, chỉ cần liếc mắt nhìn qua lịch sử truyền giáo là chúng ta thấy ngay , rất thường một hố sâu ngăn cách giữa lý thuyết và thực tế. Rất thường các phái bộ truyền giáo hiện ra như một thành phần cấu kết với đế quốc và thực dân “ như hai hiện tượng liên hiệp và hổ tương” (61) . La mã đã tấn công vô ích khi rao truyền chủ trương vượt quốc gia của giáo hội Gia tô, các giám mục và các nhà truyền giáo đã không theo nó trong lời nói cũng như trong hành động. Ngày 3-12-1904, giữa ngày lễ thánh Francois Xavier, vị Thánh Bổn mạng mục vụ Tông đồ, Giám mục Henry ở Grenoble đã hét lớn lên : “ Thật là dễ hiểu, khi nuớc Pháp đi truyền đạo, thì lợi ích không chỉ riêng cho Giáo hôi. Đằng khác, nó còn phải vì có lợi cho nước chúng ta, lòng ái quốc chúng ta đã vui sướng và hoan hỷ, nếu so với việc rủ người vào đạo cũng không kém gì. Có một bộ sử nào viết về lịch sử thành lập thuộc địa của chúng ta, một bộ sử viết về lịch sử không thiên lệch, lại không làm nổi bật hoạt động đáng khen của các nhà truyền giáo chúng ta để làm dễ dàng việc chinh phục cũng như khiến cho các dân tộc bị trị kính nể ? Chúng ta không mang ơn gì sao đối với các cho dòng Thánh linh …đối với các giáo sĩ going tên, đối với các vị truyền giáo, đối các cha thuộc phái bộ truyền giáo ngoại quốc ở Đông Dương ? “ (62).

Linh mục Piolet, một nhà truyền giáo, lại đi xa hơn, ông xác nhận các nhà truyền giáo làm công việc của các người Pháp đi gieo rắc văn minh hơn là công việc của sứ đồ . Ông nói, “ Vai trò của nhà truyền giáo là vai trò của kẻ rao giảng Phúc Âm . Đó là điều mà những ai không bị đầu óc bè phái làm mù quáng đều hiểu. Công trình của họ mang màu sắc nước Pháp, theo nghĩa cao cả nhất của tù, và vì thế, như một hội viên hàn lâm, không phải là giáo sĩ , mới đây có viết bỏ họ đi có nghĩa là nước Pháp tự bỏ mình “ (63).

Một linh mục của Hội Truyền giáo nước ngoài, Linh mục Sajo đã reo lên : “ A ! nếu người Anh có trong tay sức mạnh tinh thần của nuớc Pháp, hiện thân của trung đoàn truyền giáo…nếu họ có sẵn đạo quân ggồm những người đã đặt, tất nhiên, Thượng đế lên trên hết, nhưng kế đó là tổ quốc Vả lại tuyệt đối điều đó không quan trọng gì, vì đối với người phương Đông , vấn đề dân tộc, tôi lập lại, đồng nhất với vấn đề tôn giáo” (64)

Chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt nếu cứ trưng dẫn ra các lời tuyên bố thuộc loại đó. Thế là các nhà truyền giáo đã thừa nhận những gì người ta nghỉ và người ta nói rằng họ đặt ngang hàng thượng dế mà họ rao giảng cùng với tổ quốc mà họ phụng sự. Họ vui thích thừa nhận sự hạ thấp vai trò của nhà truyền giáo, sự đồng hóa sứ đồ với các con buôn, với tên Đế quốc hay tên thưc dân (65).

Làm sao cắt nghĩa mâu thuẩn quá lạ lùng đó giữa lý thuyết và thực tế ?

Lý do thật đơn giản, các nhà truyền giáo phải chiến đấu trên hai mặt trận. Trên mặt trận tại chính quốc, họ phải làm tất cả những gì làm được để đở những đòn mà các phái chống giáo hội và phái Tam ĐIểm giáng vào họ. Trên mặt trân ở các xứ thuộc địa, họ phải đương đầu đối với sự chống đối của các dân tộc “bản xứ” và các trở ngại mà phong tục , luật pháp, văn hóa, văn minh các dân tộc họ giảng đạodựng lên trên đường truyền giáo của họ. Muốn thắng lợi trên mặt trận thứ nhất, họ buộc phải chứng tỏ rằng họ là những tay thợ tốt nhất củaxquyền lợi tổ quốc họ. Muốn thắng lợi trên mặt trân thứ hai, họ không thể không dựa vào chủ nghĩa thực dân và cấu kết với nó.

Chính trong tinh thần đó mà giám mục phụ tá ở Paris là Emmanuel Chaptal đã biểu lộ lòng tôn kính thống chế Lyautey, ông nói : “ (Thống chế) bằng một thiên tài tổ chức, lúc nào cũng biết dùng mọi sức mạnh tinh thần mà ông gặp, dù đó là sức mạnh tôn giáo, để phục vụ quyền lợi nước Pháp. Vì thế từ lâu ông đã biết giá trị sự đóng góp tinh thần của hoạt động truyền giáo. Có lẽ ông tin rằng sẽ phạm một bất công không tha thứ được và một lỗi lầm chống lại tổ quốc nếu ông bỏ qua cơ hội thừa nhận vai trò của họ (các nhà truyền giáo) trong việc xây dựng và phát triển các thuộc địa chúng ta … là một hậu quả tât nhiên, hoạt động truyền giáo (của các nhà truyền giáo) đã đem cho tổ quốc họ những lợi ích quý giá nhất về tinh thần cũng như về vật chất” (66).

Cũng trong tinh thần đó, các nhà lý thuyết Gia Tô tìm cách biện hộ cho chế độ thực dân và ca ngợi “sứ mệnh gieo rắc văn minh” của nó xích lý tưởng thực dân lại gần lý tưởng truyền đạo (67) .

Vì thế các nhà truyền đạo đứng trước tình thế lưỡng nan : Họ biết nếu họ về be với đế quốc và thực dân châu Âu là họ tự buộc tội trước mắt các dân tộc thuộc địa, nhưng nếu tách rời khỏi chúng họ sẽ xác nhận lời buộc tội của phái Tam điểm, mất đi sự ủng hộ của chính quốc và các chính phủ thực dân . Giải pháp duy nhất để thoát khỏi sự lưỡng nan đó là tạo lập một lớp tăng lữ bản xứ, đây là vấn đề chết sông của giáo hội truyền giáo, đó là điều đặc biệt mà hai giáo hoàng Benoit XV và Pi-ô XI khuyên bảo trong các thong điệpMaximumillud và Rérum Ecclesiae. Chừng nào mà lớp tăng lữ đó chưa thành lập, thì giáo hội truyền giáo, dù bất đắc dĩ, vẫn phải liên kết với chủ nghĩa thực dân . (68)

Theo quan điểm thực dân, lúc nào nhà truyền giáo cũng là những kẻ phụ tá vào việc xâm nhập tư tưởng phương Tây,”Những lính canh quả cảm quyết giương cao ngọn cờ “ (69). Nhưng, hoặc do ảnh hưởng của các luồng chống giáo hội ở chính quốc, hoặc do phương pháp thô bạo mà các nhà truyền giáo dùng để đổi đạo, đôi khi người ta thấy rằng việc truyền đạo của họ cản trở mục đích mà chính quyền thực dân mong muốn. Chúng ta đã thấy, các nhà truyền giáo cho rằng người phương Đông chống bán đạo Thiên Chúa vì họ thấy Châu Âu mà họ ghét đằng sau đạo Thiên Chúa . Người Châu Âu lại có thể có lý khixác nhận điều trái lại : Nếu phương Đông chống đối Châu Âu là vì họ thấy các nhà truyền giáo mà họ ghét đằng sau châu Âu. Do đó người phương Tây gặp sự oq1n ghét và căm thù mà các nhà truyền giáo đã gieo giống .

“Hãy gói và mang đi thuốc phiện và các nhà truyền giáo, các ông sẽ được dang tay đón tiếp niềm nở “ (70), ông Hòang Kung đã nói với viên lảnh sự Anh như thế .

Đám đong dân chúng tại một thị trấn nhỏ Trung Hoa đã hét lên khi đánh đuổi một nhà truyền giáo : “ Tụi bây đã đốt lâu đài, đã giết vua chúng tao, đã bán thuốc phiện cho con cái chúng tao và bây giờ tụi bây dạy chúng tao đạo đức “ (71).

Luôn luôn hoạt động của các nhà truyền giáo là nhằm vào việc tách rời những kẻ đổi đạo ra khỏi luật pháp chung, nhằm biến các cộng đồng Thiên Chúa thành các “Đế quốc trong một đế quốc” (Impéria in império) , tạo các vùng riêng biệt rải khắp nơi và chỉ biết có uy quyền của Linh mục. Tạo nên con người riêng biệt mà sự hiện diện của chúng chống lại luật pháp, phong tục thói quen của đồng bào mình , đó là nhiệm vụ của các phái bộ truyền giáo . trên đó là lời thú nhận của chính những nhà truyền giáo (72).

“Trong những tình cảnh như thế, làm sao có thể thừa nhận rằng các nhà truyền giáo đã phụng sự hửu ích quyền lợi nước Pháp? “ viên Toàn quyền Đông Dương De Lanessan đã giận giữ hỏi như thế. Nhưng viên cao cấp đó lại tiếp : “ họ là đối tượng cần được bảo vệ triền miên của chánh phủ, do đó mà họ có quyền thế, nhưng lại khiến cho dân tộc Á Đông căm ghét chúng ta “ Vì thế, đôi khi chúng ta thấy trong các liên hệ giữa nhà truyền giáo và chánh phủ thực dân có nổi bất ổn nào đó, có những va chạm, những cãi vả nhỏ bé, không hề có tính cách nghiêm trọng và thường xuyên, nhưng không vì thế mà không gây nên các lo âu nghiêm trọng cho viên chức thuộc địa.

V-

Cùng với các lý do chính trị và chiến thuật khác, tình trạng này chắc dã góp phần tạo nên một lý thuyết thực dân khác thay thế cho thuyết đồng hóa cổ cựu : thuyết hợp tác. Chúng ta đến khía cạnh thứ năm và là khía cạnh chót của vấn đề.

Thật vậy, từ cuối thế chiến thứ nhất, về mặt lý thuyết chính sách hợp tác đã công kích tơi bời chính sách đồng hóa và được xem là có khả năng hơn để lôi cuốn các nhà trí thức “bản xứ” và đánh gục tinh thần dân tộc của họ (74).Vì thế người ta tìm cách phục hồi lại ở các xứ thuộc địa những tập quán xưa, những phong tục của tổ tiên, những tín ngưỡng cũ, văn chương, nghệ thuật, cổ truyền v.v bằng những lời nói bay bướm, những bài diển văn đẹp đẽ, người ta ca tụng sự hợp tác văn minh phương Tây và các văn minh “bản xứ ” mà trước kia người ta đã tìm cách tiêu diệt bằng công sức của các nhà truyền giáo.

Trong thực tế, tất cả điều đó đều nhằm một mục đích thật rõ ràng : làm cho các nhà trí thức “bản xứ “quay lưng lại trước các phong trào dân tộc được khơi nguồn hoặc do ý thức hệ dân chủ phương Tây, hoặc do kinh nghiệm của Nhật và Trung Quốc, hoặc do cách mạng tháng mười, chận đứng sự tiến hóa của các dân tộc thuộc địa bằng cách duy trì họ lại trong khung cảnh phong kiến cổ truyền.

Song song, chúng ta thấy ở các nhà truyền giáo một mức thay đổi nào đó về thái độ đối với các thể chế trong những xứ thuộc đía. Người ta không còn dùng từ ngữ tiêu diệt, người ta tìm cách Thiên Chúa hóa các thể chế đó. Vì vấn đề của Giáo Hội truyền giáo chỉ giải quyết xong khi không phải chỉ con người mà các thể chế cũng phải Thiên Chúa hóa(75). Về điểm này, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của các cố gắng mà các Linh mục như Tempel nhà truyền giáo Dòng Francois ở Congo thuộc Bỉ, họ cố gắng nghiên cứu trong nhiều năm các phong tục, tâm lý, luân lý, các biện luận của người de đen Phi Châu và nhờ đó mà làm cho các dân tộc này hiểu được Chúa Ki Tô (76).Như Giám mục Dellepaine, Khâm sai tòa thánh ở Congo thuộc Bỉ nói : “ Cần phải làm cho dân bản xứ trong giáo hội cảm thấy rằng nó là giáo hội của họ” (77).

Nhưng cố gắng thâm nhập vào tinh thần của mỗi một dân tộc được truyền đạo chỉ có thể thực hiện từ từ và do chính người bản xứ. Vì mặc dù các cố gắng và năng khiếu đầy đủ của các nhà truyền giáo, họ cũng sẽ không bao giờ thực hiện được hoàn toàn sự hợp nhất vào nền văn minh khác biệt với văn minh của họ. Và cũng chính ở đây nữa, chúng ta hiểu được tầm quan trọng hàng đầu của một lớp tăng lữ và một lớp trí thức “được đào tạo kỹ và sinh động trong các xứ truyền giáo của chúng ta “ (78). Khi phong chức cho sáu Giám mục Trung Hoa đầu tiên tại nhà thờ Saint Pierre ngày 28-10-1926, Pi-ô XI muốn cho thấy rằng, bằng cử chỉ đó, xem sự đào tạo lớp tăng lữ bản xứ là một vấn đề ssống chết đối với Giáo Hội Gia tô.

Về lý thuyết, vì thế không có mâu thuẩn nào giữa chính sách hợp tác và cách nhìn mới của các nhà lý thuyết Gia tô. Khi chấp nhận cách nhìn đó, chủ trương Rôma đã tăng uy tín cho chính sách của một Galliéni, một Vollenhoven, một Brazza, một Sarraut (79). Chỉ thị (Instruction Pluriecimstanterque) có ghi : “không cách gì lôi cuốn căm thù và oán giận hơn là cách thay đổi phong tục một dân tộc, nhất là phong tục di sản của ông cha” (80) và trong Thông điệp (Encyclique Summi Pontificatus) Pi-ô XII long trọng xác nhận : “ Giáo hội chúa Ki tô, nguời được ủy thác trung thành của thánh giáo thiêng liêng , không thể nghỉ và không hề nghỉ tấn công hay dánh giá thấp các đặc điểm mà mỗi dân tộc đã gìn giữ và xem như là một di sản quý báu với lòng trung thành triệt để và lòng tự hào rất dể hiểu. Mục đích của nó là sự hợp nhất siêu nhiên trong tình yêu bao la được cảm thấy và thực hành chứ không phải trong sự đồng nhất hết sức bề ngoài hời hợt và do đó chóng tàn (81).

Nhưng than ôi, đó chỉ là diển văn và ước nguyện thánh kinh ! trong thực tế hằng ngày, hình như chính sách thực dân cũng như chánh sách truyền giáo không thay đổi bao lăm. Các chính phủ thực dân đã coi rẽ các nguyên lý kể trên, và buông mình trong chính sách cai trị trực tiếp. Ngoài trừ những lần hiếm hoi có cố gắng khôi phục lại tín ngưởng cổ truyền, còn thì như truớc, họ vẫn phải đụng độ với các sự thù nghịch của các nhà truyền giáo hình như không hề chịu bỏ sự cuồn tín và cố chấp của họ.

*****

Trên đó là tóm lược những khía cạnh khác nhau của vấn đề tương quan giữa đạo Thiên Chúa và chế độ thực dân phương Tây . Kinh nghiệm Việt Nam và bây giờ chúng ta nghiên cứu sẽ soi sáng bức tranh vừa phác họa . Kinh nghiệm nầy đáng lưu ý về hai mặt :

Về mặt lịch sử chính trị -cũng như mặt lịch sử không thôi- không có xứ nào ở Châu Á, trừ Trung Quốc, lại biết rõ hơn nước Việt Nam bộ mặt đáng giận của sự cấu kết giữa tên thưc dân và kẻ truyền đạo. Mỗ bước tiến của sự xâm lăng thuộc địa tương ứng mỗi bước “leo thang “đạo Gia Tô, và ngược lại. Vì lý do đó, cuộc kháng chiến của người Việt nam chống xâm lăng vừa có tính cách quân sự, vừa có tính cách Văn hóa. Và khi quân đội triều đình Huế bất lực, không duy trì được nền độc lập xứ sở thì dân chúng vẫn tiếp tục chiến đấu không mệt mõi chắn lại sự xâm phạm văn hóa và danh dự tổ quốc.

Về mặt thời sự, vấn đề, dù thuộc một giai đoạn đã qua, vẫn không mất đi sự quan hệ.

Trên bình diện chính trị nội bộ Việt nam, sức nặng của quá khứ vẫn còn đè nặng lên tinh thần người Việt Nam, Mặc cảm phản quốc vẫn còn dày vò các nhà trí thức Thiên Chúa giáo, trong khi quần chúng Thiên Chúa vẫn sống trong những cộng đồng riêng biệt. Sự thù hằn giữa những “người Nam kỳ” , “người Bắc kỳ’ và giữa “Phật tử” , “Con chiên” vẫn còn tồn tại và nó giải thích phần lớn các biến cố chánh trị xảy ra ở Nam Việt Nam từ tháng 8 năm 1963.

Trên bình diện quốc tế, vấn đề lại vừa đặt ra dưới một ánh sáng mới, với cuộc chiến tranh hiện giờ ở Việt Nam . Há không có một số người coi coi cuộc chiến nầy là cuộc chiến giữa thế giới phương Tây do Mỹ đại diện và thế giới phương Đông sao ? Một số người Châu Âu há không tỏ lòng biết ơn sâu xa người lính Mỹ, theo họ, đang chiến đấu cho tại Việt Nam cho văn minh phương Tây sao ?(82).

Hồng y Spellman há không tuyên bố thẳn g thừng, khi cử hành lễ Noel trước lính Mỹ ở Sai Gon, rằng họ đã bảo vệ văn minh Thiên Chúa ở Việt nam đó sao ?(83).

Mở đầu phần vào đề, chúng ta đã trưng dẫn bức thư mà các người làm công tác giảng dạy Thiên chúa của Pháp gửi cho đồng nghiệp Hoa kỳ của họ. Chúng ta hãy đọc các giòng sau đây mà mục sư Georges Richard Molard đã viết trong tuần báo Tin Lành “ cải cách “ : “….Chúng tôi nghỉ rằng sự thất bại của các sức mạnh Hoa Kỳ đặt toàn thể phương Tây trước một tình thế lịch sử đổ vỡ…đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ, chính nó bị thua trận, và nó đã thua trước một dân tộc không có sức mạnh quân sự có thể sánh được với nó , và không có quân đội ngoại quốc. Lời cảnh cáo ở Việt Nam đó là, dù muốn dù không, thế giới thoát được thực dân đã cương quyết từ chối một nền văn minhmà họ đồng hóa một cách chính đáng , với thống trị và bốc lột. Đàng khác, không phải chỉ vì thế mà họ đồng hóa nó, mà vì gốc rể nền văn minh này, chính phương Tây cũng quên mất, hoàn toàn xa lạ đối với họ” .

…Mặc dù thiện chí hiển nhiên nhưng bất hạnh của Hoa kỳ, cuộc chiến đấu của Việt Nam trở thành cuộc chiến đấu của thế giới này chống thế giới khác (84).

Không gì làm phấn khởi hơn cho người Việt Nam khi đọc các lời trên của một chức sắc Thiên Chúa đã đưa can đảm khía cạnh căn bản của vấn đề Việt Nam ra trước Thiên Chúa .

Và sau rốt xin nói đến thư mục . Ngoài các sách lịch sử do phần nhiều các người viết sử thực dân và nguời truyền giáo viết, không có một tài liệu nghiên cứu sâu xa nào về vấn đề chúng ta . Các tài liệu mà chúng tôi dùng cho tập sách nghiên cứu này đều rut trong các thư khố . Chúng tôi đã tham khảo các thư khố sau đây:

1/ Thư khố Quốc Gia (tài sản của Hải Quân).

2/ Thư khố Bộ Hải Quân .

3/ Thư khố Bộ Ngoại Giao.

4/ Thư khố cựu Bộ Thuộc Địa

5/ Thư khố Trung Ương Đông Dương (Aix-en-Provence)

Chúng tôi không vào được thư khố của phái bộ truyền giáo nước ngoài ở Paris, điều đó khiến chúng tôi mất đi nguồn tài liệu quan trọng nhất cho việc nghi6n cứu của chúng tôi (85). Phần nhiều các tài liệu dùng trong tập nghiên cứu này, cho đến nay, chưa xuất bản.

Tập nghiên cứu này gồm ba phần :

- Phần Một : Tìm cách dựng lại những liên hệ giữa đạo Thiên Chúa và sư xâm lăng Nam kỳ.

- Phần Hai : Có ý nghiên cứu chính sách thực dân và chính sách truyền giáo ở Bắc kỳ trước hiệp ước bảo hộ.

- Phần Ba : Dành cho vấn đề ảnh hưởng của các nhà truyền giáo đối với chính sách thuộc địa sau khi thiết lập nền bảo hộ ở Việt Nam.


Ghi Chú :

1- P.Lesour dẫn : “ Việc truyền bá văn minh và khoa học của các nhà truyền giáo Gia tô tại các thuộc địa Pháp “ . Lời giới thiệu của Giám mục Chaptal - Tựa của GabrielHantaur, Bộ trưởng ngoại giao- Paris, Desclée, đe Broveer et Cie 1931, phần vào đề.

2- “ Le Monde “ 13-1-68.

3- Ở Miền nam Việt nam, lúc nào cũng có kẻ sẵn sang buộc tội những ai đề cập vấn đềThiên Chúa giáo trong thời kỳ thuộc địa là muốn “gieo rắc mối bất hòa giữa những người Việt nam khác đạo” là “phá vở đoàn kết quốc gia” và là do đó “giúp đở Cộng Sản” . Vì thái độ ngu xuẩn này mà khoa học nhân văn nói chung và khoa học chính trị nói riêng , rất nghèo nàn.

4- F.Charles Rour “ Các Giám mục Pháp ngày xưa và sự bành trướng thuộc địa Pháp ” Nouvelle Revue Francaise d’Outre-Mer, số 7 và 8 tháng 7-8-1954.

5-F. Charles Rour “ Vấn đề Thiên Chúa Giáo trước lương tâm Thực dân “ . Nouvelle Revue Francaise d’Outre-Mer, Bộ mới số 9 tháng 9-1955.

6- G. Michon, Các tài liệu về Giáo hoàng , Paris, Riedet 1928 trang 27, chú I

7- P.Lesour, Việc truyền bá văn minh và khoa học của các nhà truyền giáo Gia Tô tại các xứ thuộc địa Pháp , Sach đã dẫn. phần vào đề

8- René Guiscard “ Doctrine Catholique et colonization” Paris Larose 1937 tr.I.

9-Linh mục Delos , sự bành trướngthuộc địa có chánh đáng không, do Guiscard dẫn trong SĐD.

10- Guiscard, SĐD.

11- J.Folliet, la Pensé catholique et la colonisation Rythmes du Monde số I 1949- ngoài các ký do kinh tế đã cấp cho” các dân tộc mà lịch sử đẩy tới trước, khả năng khai thác các tài nguyên còn ngủ im”,các nhà đạo đức Gia tôcòn nhấn mạnh đến lý do thuộc lý trí và đạo đức, chúng ta thấy có lúc nào đó . Những dân tộc nào đó tiến hóa hơn, thay mặt xứng đáng hơn các dân tộc khác, các giá trị tinh thần diều khiển sự tiến hóa của loài người . Vì thế phải thừa nhận trong nhiều truờng hợp, một quyền can thiệp có thể kéo dài thành quyền thực dân.

12- René Maunier, Sociologie colonial, Paris, Domat-Montchrétien 1936 , tập Ii tr 63.

13-H. Martin, Histoire de France, Paris, Furne, Tập VII tr 293.

14- R. Maunier, SĐD tr 61.

15- R. Maunier SĐD tr 6-63.

15 bis Félicien- Challaye Le Christianisme et nous, Paris Rieder , 1932 tr 286.

16-Georges Hardy , Théories de la colonization moderne et principes chrétiens, Rythmes du monde số I, 1949.

17- như trên

18- như trên .

19- Linh Mục Delos, Guisecard dẫn SĐD.

20-21- Guiscard SĐD.

22- Do P. Lesour dẫn SĐD vần vào đề.

23-24- Leroy Bêaulieu “ De la colonization chez les peoples modernes” Paris Guillomin 1874 tr 655.

25- Hardy, Théories de la colonization moderne et principes chretiens , mục đã dẫn.

26- do Phạm Qùynh đẩn trang “ Avenir du Tonkin” số 9631 ngày 21-5-1928.

27- Michelet Introduction à l’histoire universelle, H. Labouret dẫn, Colonisation, Colonialisme decolonization, Paris Larose tr 85-86.

28-29- H.Labouret SĐD tr 86.

30- R.Maunier SĐD.

31- Semaines socials de Marseille tr 158.

32- G. Hardy bài đã dẫn . Tác giả nói tiếp : “ Dù người ta có thể nghỉ gì về chính sách đồng hóa như là phương pháp của chính phủ thực dân, vẫn thực là bất công nếu phủ nhận giá trị tinh thần của nó”.

33- De Lanessan Principes de colonization Paris, F.Alcan 1897 , tr 63.

34- Valirien – Groffier Héros tropoublies de notre epopee coloniale, Lille Desclée De Brower et cie 1908 tr 620.

35- Delacommune,l’Eglise missionnaire et l’Union Francaise, Esprit số Đặc biệt tháng 7-1949.

36- G>N Curzon “Problems of the Far East” London, 1894 ,tr 309.

37- Challaye, SĐD trang 287 tác giả đã đưa ra những chi tiết lý thú về tinh thần cố chấp hẹp hòi của các người truyền giáo ở Tunisie . Năm 1926 như những tín đồ gia tô dựng lên ở Tunisie không phải trong thành phố Pháp, mà ngay giữa lòng phố Hồi, một pho tượng đầy khiêu khích của Giám mục Lavigerie phe phẩy một giá chữ thập và một thánh kinh cựu ước : Cách thức tượng trưng , nhà triết Pháp viết : Biểu hiệu sự hơn hẳn của đạo Gia tô với đạo Hồi, là đạo cấm đoán mọi việc tạc tượng mặt người. Tác giả kể, năm 1929, Đại hội Thánh thể họp ở Tunis, 2000 thanh thiếu niên đi lại và hóa trang làm lính chữ Thập, mặc áo dài trắng có chữ thập đỏ lớn. Theo lệnh BaLê, viên Đại diện nền Cộng Hòa tham dự vào các cuộc biểu tình của đại hội và quân đội pháp dàn chào ở đai hội Thánh thể . trang 290-291.

38- Bá tước Harcourt La Prmière Ambassade Francaise en Chine , Revue de deux Moneles 1-6-1862, tr 673.

39- P>Boell việc bảo vệ các phái bộ truyền giáo Gia tô ở Trung Quốc và chính sách Pháp ở Đông Á , Paris 1872 tr 10. Cũng vấn đề đó 1872, tạp chí “ Các phái bộ truyền giáo gia tô “ viềt, sớm hay chậm rồi cũng phải chiến tranh chống lại Trung Hoa , khôi phục cho quân đội ta ở Triều tiên và cuối cùng phiả có quyền vào Tây tạng và Nhật bản , người trung hoa đã quên đi việc chiếm Bắc kinh, việc đốt cháy cung điện mùa hè, tư do tôn giáo mà lúc đó chúng ta đòi được đã luôn luôn bị chướng ng5i bởi sự đàn áp tìm tàng, và cả đôi khi bởi các thảm cảnh đẩm máu như chúng ta vừa mới thấy, sẽ đến lúc chúng ta phải can thiệp, nước Anh sẽ vì buôn bán, nước pháp sẽ vì các nhà truyền giáo mình mà can thiệp..

40- Xem Avenir du Tonkin số 8323 25-12-1923 “ Tại các xứ khác ngọn cờ đã theo sau buôn bán, số mệnh đã định ngọn cờ tổ quốc ta đi theo chân giá chữ thập”.

41- Panikkar “ L’Asie et la Sominatron Occidentale” của phương tây, Paris, 1953 tr 330. Đức cũng không làm khác . Hai người truyền giáo của giáo đoàn Thần đạo Đưc bị tàn sát . Lập tức Đức đổ quân và chiếm giữ một phần Quảng Đông để đền bù thiệt hại(Joly SĐD tr 273.

42 Panikkar SĐD tr 380.

43- Panikkar SĐD tr 372.

44- Panikkar SĐD tr 372.

45-46-dẫn ra do nhật báo Công giáo “L’Avenir du Tonkin “ số 8146 25-5-1923.

47- A.Siegfried và A.Latreille , Les force religicuse et la vie Politique, Paris A.Collin 1951 tr 117 . Do một thu xếp đặc biệt với tòa thánh , Tự Đức đã bảo vệ từ 1891 các người truyền giáo Gia tô của mình ở trung Hoa, nhiệm vụ trước kia giao cho Pháp.

48- G.Hardy, Théorie dela colonization moderne et principes chrétiens mục đã dẫn

49- G.Goyau, La France missionaire dans les cinq parties du monde Paris, Société de L’histoirenational, 1948 tập II tr 325.

50- “ Công trình truyền giáo gia tô “ P. Andrien Launay viết , thật sự là công trình quốc gia (Les missionaries Francais au Tinkin. Paris, Lyon, J.Biquet 19000 tr 224.

50b- Các phái bộ truyền giáo Gia tô ở thế kỷ 19 (Lea missions catholiques) Gia Tô kỷ yếu hàng tuần của việc truyền bá đức tin, số ngày 26-6-1891.

51- F. Charles Rour . Le problème chrétien devant la conscience Coloniale , mục đã dẫn.

52- Joly, Le Christianisme en Extrême, Orient, Paris 1907.

53- Louis Eugène Louvet, Les Missions Catholiques au 19 ème siècle, Lea Missions Catholiques số ngày 26-6-1891.

54- Joly SĐD trnag 260.

55- Joly SĐD tr 262.

56- Joly SĐD trang 274-275 . Panikkar sứ giả và chính trị gia Ấn giáo cũng viết về vấn đề đó : “ che chở những người truyền giáo dưới trị ngoại pháp quyền và cho họ quyền kêu cầu đến lảnh sự họ để ủnh hộ quyền lợi ”tôn giáo của những ngưòi Trung Hoa theo đạo.Lịch sử đã chứng minh người ta dã không làm gì tệ hại hơn cho quyền lợi giáo hội Chúa Kitô và do một mĩa mai thú vị của định mệnh chính những tay tổ nhiệt thành nhất của đạo Thiên Chúa đã chịu trách nhiệm công trình ngu xuẩn đó.

57- Louis Eugène Louvet, Les Missions, Bộ Gia tô ở thế kỷ 19 “Các cotholiques số ngày 26-61891”.

58- Do R. Guiscard dẫn, bài đã dẫn,

59- Guiscard Bài đã dẫn, hãy chú ý chủ trương nầy của Benoit XV và Pi-ô Xi trái nghịch biết bao với người đi trước họ, léon XIII, Nói về “ Sứ mệnh thiên định “ của Pháp ở phương Đông , ông nầy nói: “ Nước Pháp có tại phương Đông một sứ mệnh trời giao phó ; sứ mệnh cao quý mà không những được thực tế lâu dài mà còn được các hiệp ước quốc tế thừa nhận, cũng như giáo đoàn tuyên truyền chúng ta thừa nhận, thật vậy, do tuyên bố ngày 25-5-1888 tòa thánh không muốn đụng chạm gì đến di sản vinh dự của nước Pháp, tiếp nhận của tổ tiên mình và không nghi ngờ gì nó xxứng đáng giữ gìn lấy và khi chứng tỏ lúc nào cũng ngang tầm với công việc mình “ (thư của Giáo hoàng Léon XII ngày 20-81898 trả lời Hồng y Langénieud do P. Boel dẫn trong sách đã dẫn) Hoặc “ Nước Pháp rất quang vinh, Trời đã chọn để đi đầu các dân tộc, trong tay cầm chữ thập” do F. Charles Rour dẫn ,bài ĐD)

60- Latourette : Histoire des Missions en Chine.

61- Delacommune BĐD.

62-63- Joly dẫn SĐD tr 265-266

64- Croquis d’Annam (Missions Catholique 28-6-1901).

65- Joly SĐD tr 264-265

66- P. Lesour SĐD

67- P. Lesour viết : “ Lý tưởng thuộc địa chính và thực sự của Pháp là nói chung, luôn luôn phù hợp hoàn toàn với mục đích mà các nhà truyền giáo muốn đạt đến . Các nguyên lý về nhân đạo cao cả cổ truyền của nước ta đã từng luôn luôn hướng dẫn nước Pháp trong công trình thuộc địa, chỉ có thể, nói chung làm cho việc họ được dễ dàng . không có sự băn khoăn nào trong linh hồn nhà truyền giáo Pháp, họ không hề dè dặt gì mỗi khi góp phần, theo cách thức của họ, vào sự thịnh vượng của xứ mà họ truyền đạo và sự gia tăng hạnh phúc dân bản xứ mà họ có nghĩa vụ thiêng liêng . Cũng vậy, làm sao mà vì quyền lợi xã hội, kinh tế, tinh thần cũng như tôn gáo của dân bản xứ đó, mà nhà truyền giáo Pháp không phát nguyện ngay tại các thuộc địa chúng ta, để ủng hộ quyền chiếm đóng hiện giờ của Âu Châu, chống lại các chủ trương bản xứ nguy hiểm, chống lại tinh thần quốc gia bắt nguồn từ các sự quấy rối của chủ nghĩa Bonsevite và cách mạng ? Làm sao mà không phải là kẻ trước tiên chắc chắn rằng nếu Pháp bị đuổi ra khỏi Đông Dương, thì chắc chắn sẽ là vô chánh phủ, trôm cướp và sự điêu linh của những người bản xứ mà họ tha thiết muốn – vì họ cống hiến cuộc đời họ cho mục đích đó – có hạnh phúc và an vui ?...”

68- Chi sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong những năm 1950, các giới Gia tô bắt đầu đặt “vấn đề thực hiện trước lương tâm Thiên Chúa “ Rõ ràng trong giai đoạn nầy chủ nghĩa thực dân đang sụp đổ.

69- “ Tại Trung Quốc , Hội truyền giáo nước ngoài” Avenir du Tonkin số 9144 1-10-1926.

70- Morse International Relation of the Chinese Empire tập 1 tr 220.

71- Tập lục quốc hội Anh , 1870 tập LXIX trung Quốc 9 tr 4-12.

72- V. Launay-Histoire Géhérale de la société des missions et rangères II tr 173.

73- Lanessan, Les missions et leur Protectorat Paris Félic Alcan 1907 tr 19.

74- Điều nầy chỉ liên hệ đến chính sách thực dân Pháp, nước Anh, như chúng ta biết, luôn luôn thi hành “ quy tắc gián tiếp “ cổ truyền.

75- Delacommune , BĐD, cũng xin xem Giám mục Chapoulie Giáo hội truyền giáo và tinh thần dân tộc địa phương . Rythmes du Monde , số 1 1949 : “ Khi làm phép bap-tên cho những gì nhân đạo thực sự ở trong các giá trị cổ truyền của nó, và khi gạn lọc nó và cho đem hồi sinh trong chúa Cơ Rit , Giáo hội đã đưa chúng đến chổ hoàn tất, chổ viên mãn. Các đạo đức hoàn toàn của thế giới Khổng Tử đưọc các nhà truyền giáo thay đổi bộ mặt bằng đức bác ái của chúa Ki tô và đem lại cho chúng một hiệu lực mới “

76- Về nổi bận tâm của các nhà truyền giáo, dưới sự thúc đẩy của tòa Thánh, xâm nhập vào nghệ thuật bản xứ , xin xem “ L’Art Religieus indigene “ Bullatin des Missions các tháng 3-6-1936

77-78- Guiscard SĐD.

79- Gallieni khuyên :” Đừng có đồng hóa có hệ thống mà là bành trướng dần dần ảnh hưởng pháp, bằng cách xây dựng các thể chế căn cứ các nhu cầu những nhòm bản xứ tự do hành động theo phong tục của họ “ và Von-Vonllenhoven “nên làm dịu và cãi thiện các cơ cấu riêng biệt của các xứ mới hơn là bất chấp các đặc tính của chúng, xây dựng một kiến trúc đồng nhất không mấy thích hợpcho việc che chở lớn mạnh của các dân tộc mà chúng ta đi đến” De Brazzacắt nghĩa s ựnguy hiểm phải mất hết do chính sách đồng hóa thái quá . “Khi muốn áp đăt thình lình các quy tắc, các cách làm, cách nhìn, cách suy nghỉ của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải cuộc chiến đấu đưa chúng ta đến diệt vong”

80-81- do Jean Marieu Sédès dẫn, Les Lecons de la Méthologie compare Rythmes du Monde số 1 1949.

82- Le Monde số 15 10-1966 bài “cám ơn người lính Mỹ

83- Hồng y tuyên bố : “Các binh sĩ đến đây không những với tư cách binh sĩ quân đội Hoa Kỳ ,mà còn với tư cách binh sĩ của chúa Kitô… cuộc chiến tranh Việt nam là cuộc chiến tranh để bảo vệ văn minh … không thể hiểu nổi một giải pháp nào khác hơn là giải pháp chiến thắng quân sự” Le Monde số 29-12-1966

84- Lemonde số 13 -2-1908

85- Linh mục giữ thư khố đường DuBac , để trả lời sự yêu cầu của chúng tôi, chỉ cắt nghĩa rằng các thư khố thế kỷ 19 không cho công chúng đọc .

Trích "Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam" nxb. Hương Quê 1988