Công giáo Việt Nam có hỗ trợ việc Pháp đô hộ nước ta?

Bùi Kha

http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha33.php

09-Jan-2017

LTS: Bài sau đây được ghi lại từ trang nhà http://tongiaovadantoc.com/ và tòa soạn sachhiem.net sắp xếp lại theo thời gian với sự chấp thuận của tác giả.

Các nhân vật tiếp tay cho giặc:

- Linh Mục Alexandre de Rhodes, 1652

- Lê văn Khôi, 1835

- Linh mục Legrand De La Liraye 1843

- Nguyễn Trường Tộ, 1859, 1864

- Giám mục Pellerin (21 tháng 5 1857)

- Linh mục Huc, hội viên Hội thánh Lazare (1855)

- Giám mục Retord 1858

- Trương Vĩnh Ký, cuối tháng 3.1859

- Tạ Văn Phụng 1861

- Dòng Dominique (24 tháng 7, 1862)

- Linh Mục Nguyễn Hoằng 1864

- Giám mục Gauthier 23/2/1868, 1873

- Giám mục Puginier 1874

- Linh mục Trần Lục 1887

- Giám Mục Nguyễn Bá Tòng, 1940

- Giám Mục Ngô Đình Thục, 1944

- Giáo Hoàng Pius XII và Hồng Y Spellman ,1954

Các chứng minh cho sự hợp tác của giáo dân:

- Giáo hoàng Alexandre VI, 1493

- Rigault de Genouilly, 29.1.1859

- Đô đốc Page, 15.12.1859

- Đề đốc Rieunier, Đại tá Bernard 1864

- Nhà sử học Cultru 1864

- Công sứ Bonnal 1876

(TG&DT) - Hai tuần qua, trên diễn đàn có vài người dùng danh từ thiếu văn hóa như “bọn đầu trọc” và cáo buộc sai lầm rằng, các chùa Phật giáo là nơi chứa chấp CS. [Trong thực tế, chùa Phật Giáo chứa chấp Nghĩa quân Việt Minh chống Pháp]. Luận điều nầy cho thấy sự nhận định sai lầm của một số người Công giáo về tinh thần yêu nước rất khác biệt của Phật giáo.

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông

[Thích Mãn Giác, Nhớ Chùa (thơ)]

Thực vậy, trong thời Pháp thuộc, nhiều nghĩa binh chống Pháp lúc gặp cảnh sơn cùng lộ tuyệt họ vào chùa nương náu, và đây cũng là những nơi rất an toàn. Chùa còn là nơi mà nghĩa quân thường lui tới để hội họp và bàn luận kế hoạch chống thực dân.

Trái lại, nhiều nhà thờ, nếu có nghĩa quân chạy vào trốn sự vây lùng của Pháp thì phần lớn họ đều bị bắt hoặc bị giết. Kèm theo là một số hành động không mấy tốt đẹp của nhiều chức sắc Công Giáo, mà đúng ra nên để chìm vào dĩ vãng. Nhưng vì một vài tín hữu CG nhận định sai lòng yêu nước của họ và của Phật tử, nên tôi viết bài nầy để rộng đường dư luận.

1. Linh Mục Alexandre de Rhodes vận động Pháp đánh Việt Nam:

Nguyên văn, chính A. de Rhodes chứ không ai khác, đã viết như sau:

"Tôi tưởng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cõi Đông phương đưa về quy phục Chúa Ki Tô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời Roma ngày 11/9/1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng. ”

Linh mục Đắc Lộ

“Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Hoa, ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanxicô Xavie tới 300 quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm ở những nơi cùng kiệt cõi đất [Bùi Kha, “Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân”, NXB VH HN,30.3.2011, tr. 59.60 & 61].

Nguyên văn tiếng Pháp:

["J'ai cru que la France estant le plus pieux Royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conqueste de tout l'Orient, pour l'assujettir à Jésus-Christ, & particulièrement que j'y trouuerois moyen d'avoir des Euesques, qui fussent nos Pères, & nos Maistres en ces Églises, je suis sorti de Rome à ce dessein le vinziesme Septembre de l'année mil six cents cinquante deux après avoir baisé les pieds au Pape…]

2. Loạn Lê Văn Khôi.

Ở Trung Quốc năm 1850 có loạn Thái bình Thiên quốc với đạo quân Giê-su cướp và chiếm nhiều tỉnh. Năm 1869 vụ Thiên Tân Giáo án, cô nhi viện của mấy bà xơ bị tình nghi buôn bán trẻ em. Nhân vụ nầy, bảy quốc gia đem binh chiếm Thiên Tân.

Tại Việt Nam, năm 1835, Lê văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt nổi loạn chiếm thành Gia Định, giáo sĩ Marchand (cố Du) làm cố vấn với âm mưu lập một vương quốc Công Giáo ly khai. Ở Bắc, (1861) Tạ Văn Phụng được các giáo sĩ đổi tên thành Lê Duy Phụng rồi cùng với giáo dân nổi loạn chống lại triều đình núp dưới chiêu bài “Khôi phục nhà Lê” [Bùi Kha, sđd, tr. 152 & 153. Xem thêm Y.Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, 1847-1885, bản dịch của Nguyễn Đình Đầu, Ban Khoa Học Xã Hội Thành Ủy, TP. Hồ Chí Minh, 1990, tr. 261-262 ].

3. Linh mục Legrand De La Liraye viết:

"Theo thần, chiến tranh là cách duy nhất để đạt kết quả nghiêm chỉnh tại nước đó. Cần phải chấp nhận chiến tranh như là cách tốt nhất, phải đánh gấp ở Bắc Kỳ, Huế và Đà Nẵng cùng lúc, nếu được thì lật đổ chính phủ, bàn chuyện giải phóng cho hai dân tộc thua trận ở Cochinchine và đặt lên ngôi ở Bắc Kỳ một kẻ giả danh là con cháu nhà Lê".

Nguyên văn tiếng Pháp:

"La guerre suivant moi est le seul moyen d'arriver avec ce pays…[Bùi Kha, sđd, tr. 166].

3. Nguyễn Trường Tộ đề nghị bán nước:

Lúc quốc gia bị Pháp xâm chiếm, NTT đề nghị “Theo cách ngày nay thì nên để cho quân lính nghỉ ngơi, rồi làm theo chước Hán Cao Tổ ngày xưa cắt Quan Trung cho Hạng Võ (?) để họ giữ bờ cõi cho mình, như có hổ báo trong rừng thì chồn cáo không dám bén mảng tới...[ Trương Bá Cần “Nguyễn Trường Tộ Con Người và Di Thảo” Bài 1 Thiên Hạ Đại Thế Luận”, NXB TPHCM, 1988, tr. 111 ].

3.1 Nguyễn Trường Tộ, một giáo dân, hỗ trợ ông Giám mục Tình báo Gauthier để dối gạt triều đình việc mở trường kỷ thuật ở Huế:

“Theo tờ phúc trình của Giám mục Gauthier ngày 23/2/1868 gởi cho vua Tự Đức thì các vị giáo chức có bằng cấp chuyên môn để dạy huấn nghệ, kỹ nghệ. Nhưng theo Hội truyền giáo Paris thì mấy vị này không có các bằng cấp hoặc khả năng mà Giám mục Gauthier mô tả. Nguyên văn:

"Theo một tờ phúc trình của Giám mục Gauthier ngày 30 tháng 2 năm Tự Đức 21 (23/02/1868):

– Linh mục Thông (tức Montrouzies) biết phép toán, bản đồ các nước thiên hạ, in bóng (quang học), điện khí, phân ngũ kim; biết nói có thứ đất thứ đá ấy thì có những giống chi.

Nhưng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris, thì Linh mục Montrouzies trước khi nhập Hội Truyền giáo Paris, ngày 01/5/1867 đã đậu cử nhân văn chương.

– “Linh mục Đồng (tức Renauld) biết phép toán, thiên văn, đo độ số mặt trời mà họa đồ bản, đo thiên xích cho được đi biển, biết phép cầu cao cầu viễn, biết đo đất cho biết nơi nào cao nơi nào thấp, biết bản đồ các nước thiên hạ, biết dùng truyền tin thẳng, biết làm thu lôi trụ.

Nhưng cũng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris thì sau khi học xong chủng viện, Linh mục Renauld gia nhập Hội Truyền giáo Paris 14/10/1866 và theo học một khóa đặc biệt về kiến trúc và họa đồ một năm trước lúc lên đường sang Việt Nam.

– “Giáo sĩ (tức bác sĩ Hernaiz) không phải linh mục hay tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo nên gọi giáo sĩ như Nguyễn Trường Tô cũng được gọi là giáo sĩ, thì không dạy học trò được vì nặng tai, nhưng cũng giúp Linh mục Thông mà phân tích các tính ngũ kim ngũ hành. Lại biết làm thuốc. Nhưng tới Việt Nam chưa được mấy ngày giáo sĩ này do bệnh cũ tái phát đã xin về Pháp trở lại.

– “Còn Ca Xanh (nguyên tên là Ca Sa Nhi) là một người thợ máy, trước đã giúp việc tàu Thuận Thiệp, có lẽ do giám mục gặp ở Sài Gòn đem về giới thiệu với triều đình, nhưng Ca Xanh đòi lương quá cao (320 đồng/tháng, tính ra tiền là 1.760) và đòi hỏi nhiều điều kiện, nên không dùng" (TBC, Sđd, tr. 49-50). Các đối chiếu nên trên chứng tỏ vua quan triều Tự Đức bị thầy trò Nguyễn Trường Tộ dối trá lừa bịp có hậu ý” [ Bùi Kha, sđd, tr. 134 & 135].

3.2 Trong 58 bản chiêu dụ, Nguyễn Trường Tộ không hề nhắc đến tên các nhà yêu nước, các anh hùng dân tộc, nhất là các sĩ phu.

Tại sao vậy? Đó là vì Giáo Hội La Mã đang cố tình tiêu diệt giới sĩ phu. Chúng ta nên nghe cuộc đối thoại giữa ông Toàn quyền de Lanessan và Giám mục Puginier như sau:

De Lanessan: Theo ông thì nước Pháp nên đối xử với tầng lớp sĩ phu như thế nào?

Puginier: Phải thủ tiêu họ đi.

De Lanessan: Tại sao?

Puginier: Vì các sĩ phu có một ảnh hưởng rất lớn, một uy tín rất lớn; họ được kính trọng khi họ ra làm quan, cho nên cần thiết phải thủ tiêu họ đi. Chừng nào tầng lớp sĩ phu còn, thì chúng ta còn phải lo sợ tất cả, bởi vì với lòng yêu nước nồng nàn, họ không thể nào chấp nhận nền đô hộ của chúng ta. Còn một điều nữa là chẳng ai trong họ chịu theo đạo Công giáo cả (Nguyễn Xuân Thọ, Sđd, tr. 436-437).

4. Giám mục Pellerin:

"Việc lập một hiệp ước có chữ ký của vua, việc có mặt của một lãnh sự, việc mở các cảng, việc xuất hiện của hải quân bảo đảm được trong một thời gian mọi quyền lợi của chúng ta, nhưng một sự chiếm đóng hay một nền bảo hộ thì tốt hơn nhiều".

Nguyên văn tiếng Pháp:

“"La conclusion d'un traité signé par le roi, la présence d'un consul,…[ # 14, 15, 16 & 17, Bùi Kha, sđd, tr. 166 – 168.

5. Linh Mục Huc:

Nên chiếm cả nước Đại Nam. Ông trình bày trước Ủy ban Nam Kỳ:

"Có một gia đình cho rằng, mình thuộc dòng vua chính thống và có lẽ chúng ta có thể sử dụng nó để lật đổ triều đình hiện nay... Ngay từ đầu, nên lập chế độ bảo hộ mà giữ nước của vua này lại nghiên cứu tổ chức trong nước giống với tổ chức của chúng ta và cuối cùng sẽ tuyên bố chúng ta là chủ của xứ đó".

Nguyên văn tiếng Pháp:

"Une famille qui prétend être la branche royale légitime…

6. Giám mục Retord (viết thư cho M. Kleckowski):

"Nước Pháp cần phải làm cái gì lớn lao quan trọng lâu dài, xứng với nó và hoàng đế của nó. Nếu nước Pháp chinh phục xứ này (có lẽ việc này không khó) và cai trị trực tiếp, người dân Bắc Kỳ sẽ bằng lòng, nhưng họ thích sống dưới sự bảo hộ và ảnh hưởng của Pháp với một ông vua riêng" (đưa ra ảo tưởng để thuyết phục triều đình Pháp, BK).

Nguyên văn tiếng Pháp:

"La pensée de Mgr. Retort était plus nette encore; Il faut, déclarait-il, que la France fasse quelque chose de grand, …

7. Trương Vĩnh Ký viết thư cho viên trung tá thực dân.

Thư này yêu cầu giúp đỡ để tiêu diệt quân dân Việt Nam mà họ Trương gọi đó là kẻ thù. Thư viết tay vào cuối tháng 3.1859, lúc Trương 22 tuổi, trong đó có đoạn như sau:

“... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù* của chúng ta...” (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. Vũ Ngự Chiêu sưu tập).


[Nguồn: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại’, Chánh Đạo, Tập I (1892-1924), in lần thứ hai. Văn Hóa, Hoa Kỳ].

Đọc đến đoạn này, có người sẽ nghĩ rằng vì vua quan nhà Nguyễn quá tàn ác với giáo dân Công giáo nên Trương Vĩnh Ký phải kêu gọi thực dân giải cứu. Thực tế không phải như vậy. Đô đốc Page, một tên thực dân cao cấp, viết cho Bộ trưởng Hải quân Pháp ngày 15.12.1859 như sau:

"Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo dân, BK). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. Nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn, họ tuyên bố người Công giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác..." (Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống Thuộc địa Pháp ở Việt Nam - 1858-1897, tác giả xuất bản Hoa Kỳ 1995, trang 86. Phần tiếng Pháp có thể tìm thấy trong thư khố Pháp, tài liệu Hải Quân số hiệu BB4-77).

Dưới đây là lời phát biểu của một đô đốc thực dân khác, người chỉ huy tấn công Đà Nẵng. Thư đề ngày 29.1.1859 (Hai tháng trước thư của Trương Vĩnh Ký), Genouilly viết:

"Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ đạo Công giáo, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ" (các giáo sĩ - BK).

8. Giáo sĩ dòng Đô Mi Ni Căng còn bất trị hơn:

"Còn tu sĩ dòng Dominique Tây Ban Nha thường chiếm cứ nhiều vùng miền thượng du Bắc Việt, họ lại còn bất trị hơn: Hăng hái và quá cuồng tín, đa số trong bọn này phát xuất từ các đoàn du kích và phe Carlistes, họ rời bỏ Tây Ban Nha và sẵn sàng mang gươm, súng và thánh giá chữ thập, dốc toàn lực tham dự vào các cuộc nổi loạn gây tai họa cho xứ Bắc Kỳ". ”

Thư đề ngày 24/7/1862, Đô đốc Bonard gởi cho Chasseloup Laubat, Bộ Trưởng Hải Quân. Nguyên văn tiếng Pháp: "Quant aux Dominicains espagnols qui occupant…[Bùi Kha, sđd, tr. 74 ].

8.1 Thư đề ngày 24/7/1862, Đô đốc Bonard gởi cho Chasseloup Laubat

cho ta thấy hành động xấc xược ngạo mạn của mấy tên Linh mục, Giám mục:

"Ai (các giáo sĩ, BK) cũng ôm ấp lý tưởng trở lại thời kỳ mà Giám mục Bá Đa Lộc được xem như ông vua thực sự của xứ An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể được thực hiện theo lời khuyến cáo của ông giám mục này, hoặc được ông cho phép. Để đạt mục đích đó, các nhà truyền giáo đã dùng kế hoạch sau đây: Nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ý của các ông giáo sĩ, thì họ sẽ tìm cách phủ nhận tính chính thống của vua này, và khi lật đổ được triều đình hiện tại thì sẽ bầu lên một ông vua khác theo ý họ". ”

[Nguyên văn tiếng Pháp: Tous caressent l'idée de revenir au temp où l'Évêque d'Adran était le véritable souverain du royaume d'Annam,…[Bùi Kha, sđd, tr.73].

9. Linh Mục Nguyễn Hoằng và Trương Vĩnh Ký:

"... Sau khi Hàm Nghi lên ngôi đi kháng chiến, Chánh Mông sang tòa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương tình cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh thì ông vua bù nhìn này được sự cố vấn của Trương Vĩnh Ký và Linh mục Nguyễn Hoằng (chức Ngự Tiền Hành Nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân..." (Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, tr. 340). Cùng trang 340 sách này, tác giả Nguyễn Sinh Duy, chú thích thêm:

"Còn Nguyễn Hoàng (có chỗ chép Hoằng), sinh 1839, người Hà Tĩnh, theo đạo Thiên Chúa, từng du học ở chủng viện Pénang, Mã Lai. Năm 1876, được cử làm Tham Biện Thương Chính ở Hải Phòng và Hải Dương, năm 1885, hàm Hường lô tự Khanh kiêm Tham Biện viện Cơ Mật, năm 1886, giữ chức Phụ tế đại thần và Ngự tiền triều vua Đồng Khánh".

10. Giám mục Gauthier, một tên tình báo bên cạnh Nguyễn Trường Tộ:

Theo hiệp ước 1862, được vua Napoleo III ký, thì 3 tỉnh bị chiếm trong năm 1862 được trả lại cho Đại Nam, ngoại trừ thành phố Sài Gòn, Mỹ Tho, Vũng Tàu và Côn Đảo. Để đổi lại việc trả 3 tỉnh này, Pháp có quyền bảo hộ 6 tỉnh Nam Bộ, 3 hải cảng Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Nam...

Theo Hiệp ước 1864, Aubaret chủ trương chiếm Nam Kỳ bằng con đường tôn giáo và thương mại, chứ không phải Aubaret có lòng tốt gì đối với dân Đại Nam đâu (CHT. Sđd, tr. 174-175). Trong triều đình Pháp chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe chống. Phe chống khuyên vua đừng phê chuẩn hiệp ước.

b1. Gauthier theo phe Aubaret.

Về phía các nhà truyền giáo cũng chia làm 2 phe, phe chống, phe bênh. Trong phe ủng hộ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier hai người có liên hệ đến việc mở trường nói trên. Thư của Giám mục Lefèbre viết cho Linh mục Pernot, cho chúng ta thấy điều đó:

"Hiệp ước Aubaret bị dìm, đó không phải là điều rủi ro. Chỉ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier là tán đồng hiệp ước, nhưng đứng trên quan điểm chính trị thực sự và quyền lợi của hội truyền giáo chúng ta, việc trả lại 3 tỉnh để lấy tiền thật là một sự ngu ngốc kỳ lạ. Vấn đề bây giờ là phải lấy luôn 3 tỉnh phía Nam: Đó là ý đồ của chính phủ và của toàn thể Bộ Tham mưu chúng ta, nhưng cần phải có một nguyên cớ nghe được, vì cần phải có tôn trọng công lý và tôi không biết từ khi hiệp ước được ký kết với Bonard, người An Nam có cố tình phá vỡ hiệp ước hay không; vì không có gì rõ ràng là triều đình Huế không tôn trọng, dù có nhiều vi phạm ở địa phương mà họ có thể quy trách nhiệm cho dân chúng và quan lại, là những người, dĩ nhiên, không mấy sẵn sàng chấp nhận bất cứ hiệp ước nào với nước ngoài, nhất là ở Bắc Kỳ. Chắc Cha đã gặp Giám mục Sohier, người theo phe Aubaret, nhưng bất đồng ý kiến với tôi. Ông Aubaret đã trở lại Xiêm, hết sức xấu hổ về việc thất bại ngoại giao của ông, sự thất bại tôi đã cho ông thấy trước, khi ông ghé Sài Gòn".

Nguyên văn tiếng Pháp:

"Le traité Aubaret est enfoncé …

Giám Mục Jean Denis Gauthier

b2. Gauthier được mời họp mật.

Năm 1872, tàu Bouragne chở Trung tá Hải quân Senez ra Bắc Kỳ để dò xét tin tức cho một cuộc chiếm cứ vùng này. Trong thư báo cáo của Hạm trưởng Senez gởi cho Đô đốc Dupré chúng ta thấy có mời Giám mục Gauthier họp mật với vị Sĩ quan Senez này:

"... Vừa lên bờ, tôi gởi ngay thư cấp tốc cho Giám mục Gauthier cách đó lối mười cây số và hẹn gặp ở trong làng. Chúng tôi sống suốt ngày giữa đám dân Thiên Chúa giáo, họ rất niềm nở với chúng tôi... Lúc 4 giờ, chúng tôi thấy một nhà truyền giáo, Cha Frichot đến nói chuyện với chúng tôi vì giám mục đi vắng. Cha xác nhận lại những gì mà chúng tôi biết lúc sáng do sự tiết lộ của những phái viên: Loạn lạc ngày càng bành trướng, từ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang lan đến Sơn Tây, Bắc Ninh, Quảng Yên, Hải Dương và những người khởi nghĩa làm loạn, trộm cướp, đã làm những điều cực kỳ táo bạo.

“Cha xứ vùng Phát Diệm xác nhận các tin tức đó ngoại trừ vấn đề chính thống và tôn giáo của người dòm ngó ngôi vua, về hai điểm này có những ý kiến mâu thuẫn nhau. Nhưng sự kiện chắc chắn là cầm đầu cuộc nổi loạn này có một người đang dòm ngó ngôi vua Bắc Kỳ, dù thuộc dòng chính thống hay không".

Nguyên văn tiếng Pháp: “"... Aussitôt débarqué, j'envoyai un exprès à Mgr. Gauthier …

b3. Giám mục Gauthier viết:

"Triều đình Huế chỉ nghe tiếng nói của đại bác mà thôi".

Trong thư đề ngày 12/02/1873 và ngày 19/02/1873 gởi cho Đô đốc Dupré, Giám mục Gauthier viết:

“"Cuộc chiến này làm hao mòn tài chánh và giết hại những tinh hoa của dân tộc" (dĩ nhiên là dân tộc Pháp, BK). Giám mục Gauthier viết như vậy và còn than phiền về những việc sách nhiễu con chiên. "Theo tôi, (Giám mục Gauthier) khi nói đến triều đình Huế và quan lại. Các người đó chỉ có nghe theo tiếng nói của đại bác, còn thì điếc hẳn không nghe gì khác". (Tức là giám mục khuyên không nên nghe triều đình Huế về một giải pháp ở Bắc Kỳ mà phải chiếm nhanh, BK).

Nguyên văn tiếng Pháp:

"... Cette guerre ruine les finances et décime l'élite de la population…

b4. Gauthier muốn có một chính phủ Ki Tô tại Bắc Kỳ.

“"Bằng những sự phóng đại đó, các kẻ truyền đạo cố lôi cuốn các viên chỉ huy quân sự Pháp vào các cuộc chinh chiến và họ tin rằng một khi sự xung đột tái diễn thì nhất định Pháp sẽ mắc kẹt trong guồng máy chiến tranh.

“Tôi tin rằng, Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier, nhất là ông thứ nhì, không chịu nổi ý kiến một giải pháp hòa bình cho vấn đề: Giải pháp này sẽ phá tan hy vọng của họ mong muốn thấy một chính phủ riêng biệt, chính phủ này có lẽ sẽ là một chính phủ Công giáo. Các tín đồ Công giáo lại càng phóng đại hơn nữa các ý tưởng đó và xúi giục các linh mục, các người chăn dẫn họ để đưa đến một sự đổ vỡ mới giữa hai chính phủ... Suốt ngày, chúng tôi nhận tới tấp các báo cáo và các lời yêu cầu đem quân chinh phạt các tỉnh đó". ”

Nguyên văn tiếng Pháp:

"Par ces exagérations, les missionnaires s'efforcaient d'entrainer les chefs militaires francais dans des expéditions, convaincus qu'une fois que les hostilités recommencaient, les Francais seraient fatalement pris dans l'engrenage de la guerre….

b5. Tại sao giám mục Gauthier muốn có một chính phủ Ki Tô tại Bắc Kỳ?

Trả lời: Sẽ dễ dàng biến người Bắc Kỳ trở thành Ki Tô giáo hoàn toàn. Có ích gì lúc người Bắc Kỳ trở thành Ki Tô? Giám mục Puginier trả lời thế cho chúng ta:

"Tôi xác nhận rằng, khi nào Bắc Kỳ trở thành Công Giáo, thì nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ, hoàn toàn giống như các đảo Philippines đã thành một nước Tây Ban Nha nhỏ..". Giám mục Puginier viết tiếp:

"“Nếu chính phủ hiểu rõ quyền lợi thực sự của nước Pháp mà ủng hộ chúng tôi một cách thật sự dù che đậy đôi chút để tránh đụng chạm dư luận, tôi quả quyết rằng, trong sứ mệnh của tôi, mỗi năm chúng ta có thể thu về cho nước Pháp khoảng 20.000 người bạn bằng cách cải đạo, chắc chắn tỉ lệ này sẽ gia tăng hằng năm, và có đủ lý do mạnh để hy vọng rằng, sau 30 năm, gần hết xứ Bắc Kỳ đều trở thành người Ki Tô, nghĩa là trở thành người Pháp hết". ”

Nguyên văn tiếng Pháp:

“"J'affirme que du moment où le Tonkin deviendra chrétien, il deviendra aussi la petite France de l'Extrême-Orient, absolument comme les iles Philippines sont une petite Espagne...

Tất cả các giám mục, linh mục Pháp đều là những tên thực dân cuồng nhiệt. Trong số đó, Giám mục Puginier được xếp hạng nhất, Giám mục Gauthier, thầy của Nguyễn Trường Tộ đứng hạng nhì. Là hai kẻ đắc lực và nguy hiểm nhất trong chủ trương biến Bắc Kỳ thành một nước Pháp nhỏ và độc lập khỏi triều đình Huế. Giám mục Puginier đã uổng công đích thân đến Sài Gòn (từ Bắc Kỳ, BK) để bàn trực tiếp với Đô đốc Dupré, nhưng Dupré vẫn cương quyết không can thiệp vào những vấn đề của nội bộ Bắc Kỳ. ”


Giám mục Puginier

Dupré viết: "Những lần tôi nói chuyện với Giám mục Puginier. Trước khi ông rời Sài Gòn, lòng tôi vẫn không thay đổi: Vì thế, tôi vẫn giữ nguyên các nhận xét mà tôi đã trình bày với ngài, dù vị Giám mục này đã khổ công khuyến cáo rằng, hãy bỏ cái chính nghĩa đã tạo cho dân chúng (An Nam) có cảm tình với nước Pháp và theo con đường mà ông Garnier, một anh hùng bị kết án, đã vạch sẵn, nhưng người ta đã không biết những khó khăn của tình thế, do viên sĩ quan khốn nạn này để lại mà chúng ta phải gánh chịu".

“b6. Giám mục Gauthier cũng thuyết phục, nhưng Dupré cũng không thay đổi ý kiến:

"Chắc chắn tôi sẽ không làm vừa lòng hoàn toàn Giám mục Gauthier được, ông ta quá hăng say và trong nhiều trường hợp tôi nhận thấy thật sự quá nguy hiểm nếu nhắm mắt nghe lời của ông giám mục này".

Nguyên văn tiếng Pháp:

Mgr. Puginier avait beau venir en personne à Saigon pour discuter directement avec Dupré, celui-ci restait ferme dans sa position de non-ingérence dans les affaires intérieures du Tonkin…].

11. Linh mục Trần Lục

quản xứ Phát Diệm, năm 1886 nhận phép "lành" của Giám mục Puginier rồi tiếp viện cho quân Pháp 5.000 giáo dân. Vì vậy, chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng bị thất thủ (... père Tran Luc, curé de Phát Diệm…Celui-ci avec la bénédiction de Mgr. Puginier vint à la rescousse des Francais avec 5000 chrétiens. Et Ba Dinh fut pris (Linh mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Thập giá và lưỡi gươm (Dieu et Casar), Paris 10. 1978, pp. 41-42).

12. Giám Mục Nguyễn Bá Tòng:

Giám mục Nguyễn Bá Tòng, năm 1940, tại nhà thờ Phát Diệm đã nhận lãnh Ngũ Hạng Bắc Đẩu Bội Tinh do thống tướng Pétain, quốc trưởng Pháp tặng. Trong phần đáp lễ, Giám mục Nguyễn Bá Tòng nói: "Tỏ lòng cảm ơn chính phủ, tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với Mẫu quốc Pháp" (Toan Ánh, Hội hè đình đám).

13. Giám Mục Ngô Đình Thục:

Thư viết tay ngày 21/8/1944, Giám mục Ngô Đình Thục (anh của Tổng thống Ngô Đình Diệm) từ tòa truyền giáo Vĩnh Long gởi cho Đô đốc Jean Decoux chúng ta thấy có đoạn:

"Với tư cách của một giám mục, của một người An Nam và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi (tức là Ngô Đình Khả, BK) được phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An Nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy tại Nghệ An và Hà Tĩnh...".

Nguyên văn tiếng Pháp:

"Je la désapprouve au font du coeur, comme évêque, comme Annamite, et comme membre d'une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions menées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng au (à) Nghệ An et Hà Tĩnh..." (Xin xem thêm cuốn hồi ký “Việt Nam máu lửa quê hương tôi”. Hoành Linh Đỗ Mậu, Hoa Kỳ 1995, Phần phụ lục).

Linh mục Hoàng Quỳnh cũng đã từng tuyên bố: "Thà mất nước không thà mất Chúa". ”

13a. Quạ thì đen:

"Những giáo sĩ Công giáo tự động trở nên những tác viên chính trị tạo thành nền tảng quyền lực chính trị của Giáo hội bất cứ nơi nào họ dựng lên những cộng đồng Công giáo" ”(Avro Manhattan, Catholic Imperialism and World Freedom, London 1952, P.365, NTT, Sđd, tr. 218. Xin xem thêm kế hoạch Liên minh Thánh và lời tuyên bố của Giáo hoàng Phao Lô II trong cuốn NTT, GĐ, Sđd, tr. 153-154).

14. Giáo Hoàng Pius XII:

Giáo hoàng Pius XII và Hồng Y Spellman vận động và đề nghị chính phủ Mỹ thả từ 1 đến 6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân đội Pháp đang bị quân đội Việt Minh bao vây tại trận Điện biên phủ, năm 1954. Trái bom nguyên tử dự định dùng có sức công phá bằng 3 lần trái bomb ở Hiroshima.


Hồng y Spellman và Giáo hoàng Pius XII

15. Sắc lệnh của Giáo Hoàng thúc đẩy con chiên đi xâm lăng:

“"Sắc lệnh phát xuất từ nguyên lý là tất cả đất đai đều thuộc về Chúa Ki Tô và người đại diện Chúa Ki Tô (tức là giáo hoàng, BK) có quyền sử dụng tất cả các đất đai của người không theo đạo Ki Tô, những kẻ ngoại đạo không có quyền sở hữu một mảnh đất nào. Nếu những người phi Ki Tô được cấp phát đất đai thì họ phải theo đạo Ki Tô dù tự ý hay bị cưỡng bách. ”

Năm 1493, Giáo hoàng Alexandre VI cũng ký sắc lệnh chia thế giới cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, và buộc họ phải truyền đạo để giải thích lý do việc chiếm thuộc địa".

Nguyên văn tiếng Pháp:

“"La bulle, écrit Henri Martin, partait du principe que la terre appartient au Christ et que le vicaire du Christ a…[ Henri Martin, “Histoire de France”, Paris, Furne,... T. VII p. 293).

Từ đó đạo Công Giáo Việt Nam theo gót thực dân Pháp đập phá nhiều đình chùa lăng miếu của dân Việt Nam rồi xây nhà thờ lên trên đó. Mà Tháp Bảo Thiên tại HN bị phá rôi xây nhà thờ Chánh Tòa, nhà thờ “Đức Bà” tại Sài Gòn nguyên là một ngôi chùa. Nhà thờ La Văng Quảng Trị trước đây là chùa Lá Vằng.

16. Lời than phiền của Đô đốc Rigault de Genouilly

Để vấn đề được vô tư hơn, và để thấy ngay các hành động mà giáo sĩ đã tác hại cho đất nước Đại Nam, chúng ta nên nghe lời than phiền của Đô đốc Rigault de Genouilly về hành động mà họ gọi là "kẻ tử đạo".

"Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Công Giáo, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ, BK). Nếu cũng vì những yếu tố buộc tội đó mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền An Nam trục xuất thì báo chí của người truyền đạo lại kêu la om sòm là họ bị bạo hành".[ Bùi Kha, sđd, tr. 63&64]

[Nguyên văn tiếng Pháp: "Fut – elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affaires politiques, civiles et militaires qui ne sont et ne…].

17. Đô đốc Page công nhận lý lẽ vững chắc của triều đình Huế.

Chính ông cũng bực mình về thái độ của các nhà truyền đạo và con chiên của họ:

“"Thật vậy, trong lúc dân chúng hoảng hốt chạy trốn khi quân Pháp kéo đến và tổ chức vũ trang tự vệ, ở nơi đông dân thì 3000 tín đồ Công Giáo đi theo Pháp và xin được đưa vô Sài Gòn là nơi mà Page đã dựng lên một thị trấn. Tôi ngạc nhiên biết bao khi hôm sau các nhà truyền giáo đến nói với tôi rằng các con chiên An Nam không tuân theo một quyền lực vô đạo, họ nói như thế. Sao! Họ cũng không muốn có cảnh sát để chận đứng trộm cướp du đãng, cướp bóc thành phố? Và tôi rất hổ thẹn khi thú nhận với Ngài rằng Giáo Hội Ki Tô tại An Nam đã ngạo nghễ đi rao giảng các nguyên lý đó: Ngoài ra không người An Nam theo Ki Tô nào ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua An Nam không theo đạo, không phải là vua của họ. Chắc bây giờ ngài đã hiểu tại sao vua, quan đã coi các nhà truyền giáo là kẻ thù?". ”

Nguyên Văn tiếng Pháp:

"Après avoir “beaucoup parcouru le pays, beacoup regardé, beaucoup écouté, l'amiral Page finit par reconnaitre le bienfondé des arguments du gouvernement de Huế, lui même ayant été choqué par l'attitude des missionnaires et de leurs chrétiens…

18. Nhà sử học Cultru nhận định:

"Tầng lớp có khả năng cai trị thì, hoặc vắng mặt, hoặc xấu bụng. Đó là cuộc ra đi hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng, rời bỏ các tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm đóng, để về vùng tự do, ở miền Tây và tổ chức kháng chiến.

Thái độ bất hợp tác chung khắp nơi đó buộc các đô đốc toàn quyền, muốn duy trì bộ máy hành chính Pháp tại Nam Kỳ, chỉ còn sử dụng được một số tối thiểu những công chức An Nam (phiên dịch, thư ký...) mà thôi. Và duy chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục vụ cho những ông chủ mới...".

Đề đốc Rieunier, về sau, nói rằng: "Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thử du thực".

"Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm", Đại tá Bernard viết: "Xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào... Người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy, và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc An Nam..." (1).

Sử gia Cultru kết luận:

"Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thu, những thanh niên An Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch... ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian của họ..." (2).

"... Tại Nam Kỳ, chính là từ trong những người Công giáo An Nam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết. Họ có tài cán gì?... Phần lớn chỉ là những tay dạy giáo lý Cơ đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giáo chủ đuổi về, và dưới một cái tên Latin (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng Latin), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của châu Á (3).

(1); (2); (3) cité par J. Chesneaux Contribution, à l'Histore de la Nation Vietnamienne, p. 115 (Dẫn theo Nguyễn Xuân Thọ trong cuốn Histoire de la Pénétration Francaise Au Vietnam (1858-1897, Trung tâm Văn hóa Linh Sơn xuất bản, Hawaii, 1993, tr. 126-127).]

"Những phong trào cách mạng lớn tiếp tục, chú ý nhất là các phong trào Quản Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Lịch, Quản Thanh, không ngừng giương cao ngọn cờ kháng chiến và gây nhiều khó khăn cho bọn chiếm đóng. Những sĩ phu và quan lại từ chối làm việc với Pháp, những nông dân rời bỏ vùng quê bị giặc chiếm; chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ở vùng tự do tất cả những người kháng chiến đó đều được nhân dân ủng hộ nhiệt tình". ”

Nguyên văn tiếng Pháp:

“"Dès la ratification, la Cour de Huế fit savoir, à l'aide de documents très nets, qu'elle ne considérait pas la cession des trois provinces comme définitive…[Bùi Kha, sđd, tr. 83 & 84 ].

18. Hiện tượng núp bóng tôn giáo cũng được công sứ Bonnal cho biết:

"Khi một giáo sĩ đã thiết lập được một xứ đạo trong một làng rồi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người bản xứ từ chối không đóng thuế và tuyên bố không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của ông giáo sĩ, là người đích thân dạy cho giáo dân không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của giám mục..." (Nguyễn Xuân Thọ, Sđd, tr. 360-361).

Giám mục Puginier cũng nói thẳng:

“"Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp cũng giống như cua bị bẻ gãy hết càng" (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).

19. Đại diện của Giáo Hoàng Vatican âm mưu đô hộ nước ta:

"Bí thư của phái đoàn Pháp ở Trung Hoa, theo lệnh của hoàng đế muốn tập trung tài liệu về các phái bộ Truyền giáo ở Đông Dương, đã tiếp xúc với các đại diện giáo hoàng ở Xiêm, Đại Nam và Campuchia. Căn cứ vào các tin tức do những người này cung cấp, chính phủ Pháp đã quyết định phái Montigny thực hiện sứ mệnh trong vùng này. Nhưng đây là các vận động được hỗ trợ bằng sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám mục Bonnechose ở Rouen và của chính hoàng hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các vận động này do hai người truyền giáo thực hiện: Linh mục Huc, hội viên Hội thánh Lazare, cựu đại diện giáo hoàng ở Trung Hoa, tác giả cuốn Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng cùng nhiều tác phẩm khác về Trung Hoa, và Giám mục Pellerin đại diện giáo hoàng tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ".

Nguyên văn tiếng Pháp:

"En 1855, de Courcy, secrétaire de la légation de France en Chine, sur l'ordre de l'empereur qui voulait réunir… [Bùi Kha, sđd, tr. 105 & 106 ].

20. Tổng giám mục Nam Phi Desmond Tutu từng nói một câu nổi tiếng

"Khi họ đến chúng tôi có đất, họ có cuốn thánh kinh;chúng tôi nhắm mắt cầu nguyện theo sự hướng dẫn của họ, lúc mở mắt ra, họ có đất, còn chúng tôi có cuốn thánh kinh."

Cầu nguyện của người công giáo, nhất là công giáo đi theo họng súng của thực dân, buồn thay, không phải vì mục tiêu hòa bình hay an sinh, mà vì những mục tiêu khác, kể cả chiếm đất.

Bây giờ, vẫn chiêu bài “cầu nguyện” đó, họ tụ tập trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội để làm loạn [Theo Truyền thông công giáo trong vấn đề “tòa nhà khâm sứ” the http://www.chuyenluan.net/200802/0801_01.htm. Trần Đình Hoàng. Nguồn: Google ].

Qua 20 thí dụ trong vô số, đã cho thấy tinh thần phản quốc của nhiều giáo dân và giáo sĩ. Rất mong số con chiên cuồng tín không nên khơi lại đống tro tàn của quá khứ.

Bùi Kha

12.3.2014

Nguồn http://tongiaovadantoc.com/c1044/20140315111107593/cong-giao-viet-nam-co-ho-tro-viec-phap-do-ho-nuoc-ta.htm

Trang Đối Thoại