Phát Hiện Hàng Trăm Ngôi Mộ Không Tên Khác

Tại Trường Nội Trú Ở Canada

SH lược dịch/ Nytimes.com

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/SH/SH41_Gravesfound.php

29-Jun-2021

LTS: Vào tháng 5 (2021), khi dùng radar để dò xuyên mặt đất, các thành viên của bộ lạc Tk’emlups te Secwepemc đã tìm thấy 215 thi thể trẻ em tại trường Kamloops - nơi được điều hành bởi Nhà thờ Công giáo La Mã cho đến năm 1969 - Một tháng sau, vào tháng 6, một Nhóm Thổ Dân bản địa cho biết thêm hài cốt của 751 người, chủ yếu là trẻ em, đã được tìm thấy trong những ngôi mộ không được đánh dấu trên địa điểm của một trường nội trú cũ ở Saskatchewan … Những sự thật oan nghiệt này là lịch sử được khai quật và chúng ta cần biết, để mai kia không còn những đứa bé vô phúc đáng thương bị rơi vào tay những kẻ khốn kiếp trong thế hệ "tân tiến" ngày nay. (SH)

Trích lược bài báo của tờ New York Times mang tựa đề "Hundreds More Unmarked Graves Found at Former Residential School in Canada" (Phát Hiện Hàng Trăm Ngôi Mộ Không Tên Khác Tại Trường Nội Trú Ở Canada)

Hôm thứ Năm (24 Jun, 2021) một nhóm người dân bản địa cho biết họ tìm thấy hài cốt của 751 người, chủ yếu là trẻ em, trong những ngôi mộ không được đánh dấu trên địa điểm của một trường nội trú cũ ở Saskatchewan.

__________________

Trong nhiều thập kỷ (nhiều chục năm), trẻ em bản địa đã bị bắt khỏi gia đình, đôi khi bằng vũ lực, và phải sống trong các trường nội trú đông đúc do nhà thờ Thiên Chúa giáo điều hành. Nơi đó, các em bị lạm dụng và bị cấm nói ngôn ngữ của mình, hàng ngàn người đã biến mất hoàn toàn.

Giờ đây, một khám phá mới đã cung cấp bằng chứng rùng mình rằng, có nhiều trẻ em mất tích có thể đã chết tại những ngôi trường này: Hài cốt của 751 người, chủ yếu là trẻ em bản địa, được tìm thấy tại địa điểm của một trường học cũ ở tỉnh Saskatchewan, một Nhóm thổ dân báo tin hôm thứ Năm.

Khu chôn cất, khu vực lớn nhất cho đến nay, được phát hiện chỉ vài tuần sau khi hài cốt của 215 trẻ em được tìm thấy trong những ngôi mộ không dấu tích trên khuôn viên của một trường học khác do nhà thờ điều hành trước đây dành cho học sinh bản địa ở British Columbia.

Khám phá này đã làm rung chuyển một quốc gia đang vật lộn với nhiều thế hệ lạm dụng lan rộng và có hệ thống đối với Người bản địa, nhiều người trong số họ là những người sống sót trong các trường nội trú. Trong nhiều thập kỷ, thông qua lịch sử truyền miệng của họ rằng hàng nghìn trẻ em trong các trường đó đã biến mất, nhưng họ thường gặp phải những ánh mắt hoài nghi. Những tiết lộ về hai khu mộ không ghi tên tuổi là một lời nhắc nhở nhức nhối khác về giai đoạn đau thương này trong lịch sử.

Đây là tội ác chống lại loài người, một sự tàn sát đối với những người thuộc Nước đầu tiên (First Nation, bên Canada) được hiểu như là các người dân của các bộ lạc nguyên thủy ở Canada,” Ông Bobby Cameron, tù trưởng của Liên Hiệp các bộ lạc có chủ quyền, cho biết. “Cái tội duy nhất mà chúng tôi đã phạm khi còn bé là sinh ra làm người da đỏ!” ông nói.

Noi chôn cất này cũng gây áp lực mới lên chính phủ đương nhiệm của Justin Trudeau, thủ tướng Canada, chính phủ ngày nay thậm chí còn dựa vào một bộ luật điều chỉnh cuộc sống của người bản địa có từ thế kỷ 19. Các nhà lãnh đạo thổ dân cho biết họ hy vọng những tiết lộ mới nhất sẽ là chất xúc tác cho quá trình tự quản trị mà họ mong đợi từ lâu.

Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi khi bị người ta bảo phải làm gì và làm như thế nào,” Cảnh sát trưởng Cadmus Delorme, của bộ lạc Cowessess First Nation cho biết.

Việc khai quật hài cốt gần đây ở Canada đã gây tiếng vang trên toàn cầu, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, mới tuần này Bộ trưởng Nội vụ cho biết Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm các trường nội trú liên bang để xem có thể có trẻ em thổ dân nào được chôn như vậy không. Hàng trăm nghìn trẻ em trong số họ đã bị cưỡng bức đưa ra khỏi cộng đồng của họ để được đồng hóa về mặt văn hóa trong các trường học trong hơn một thế kỷ.

 

Một đài tưởng niệm cho 215 trẻ em có hài cốt được phát hiện trên địa điểm của Trường Nội Trú Kamloops cho Thổ Dân trước đây ở British Columbia. (Ảnh do... Amber Bracken của The New York Times)

Không rõ những đứa trẻ đã chết như thế nào tại các trường học, nơi từng bị dịch bệnh hoành hành cách đây một thế kỷ, và nơi trẻ em phải đối mặt với bạo lực và lạm dụng tình dục, thể chất và tình cảm. Một số cựu học sinh của các trường học đã mô tả rằng thi thể của những đứa trẻ sơ sinh là những bé gái bị các linh mục và các thầy tu "xâm nhập" sẽ bị thiêu hủy.

Cả hai trường đều là một phần của chính sách có hệ thống bắt đầu vào thế kỷ 19, đem trẻ em bản địa ra khỏi gia đình của chúng.

Một Ủy ban “Sự thật và Hòa Giải Quốc gia”, của Canada, được thành lập vào năm 2008 để điều tra các trường nội trú, nơi đã thực hành “diệt chủng văn hóa”. Nhiều trẻ em không bao giờ được trở về nhà, và gia đình của chúng chỉ được giải thích mơ hồ về số phận của chúng, hoặc không nhận được bất cứ tin tức chi về chúng. Canada có khoảng 150 trường học nội trú và ước lượng khoảng hơn 150.000 trẻ em da đỏ đã bị đem vào các trường này mới bắt đầu, năm 1883, cho đến khi đóng cửa, năm 1996.

Ủy ban "Tìm Kiếm” cũng ước tính là có khoảng 4.100 (4 ngàn 100) trẻ em của các trường học này bị “mất tích”. Nhưng một cựu thẩm phán gốc da đỏ, Murray Sinclair, người đứng đầu ủy ban, cho biết trong một email vào tháng này rằng ông tin rằng con số đó thực ra “vượt khỏi con số 10.000” (hơn 10 ngàn).

Cảnh sát trưởng Delorme cũng kêu gọi Giáo hoàng Francis xin lỗi, nói rằng Giáo hội Công giáo La Mã cần phải lên tiếng về các hành động của mình.

Gánh nặng đáng kinh ngạc của quá khứ vẫn còn với chúng ta, và sự thật của quá khứ đó cần phải được phơi bày, dù đau đớn đến đâu”, Don Bolen, Tổng giám mục của Regina, đã viết trong một bức thư hôm thứ Năm gửi cho bộ lạc Cowessess. Ông ấy xin lỗi và cam kết “sẽ làm những gì có thể để biến lời xin lỗi đó thành những hành động cụ thể có ý nghĩa”.

Khám phá ở Saskatchewan do bộ lạc Cowessess First Nation tìm kiếm ở trường nội trú Marieval cho trẻ em thổ dân ở Canada, khoảng 87 dặm từ thủ đô của tỉnh Regina.

Nhóm tìm kiếm các ngôi mộ đã dùng tia radar để tìm hài cốt trẻ em bị chôn tại trường nội trú Marieval, ở Saskatchewan.

Cảnh sát trưởng Delorme nói rằng cộng đồng bản địa của ông, được thúc đẩy bởi phát hiện ở Kamloops và kết hợp với các đội kỹ thuật từ Đại học Bách khoa Saskatchewan, đã bắt đầu tiến công khu vực này bằng cách sử dụng radar xuyên đất vào ngày 2 tháng 6, đụng phải 751 ngôi mộ không ghi dấu. Ông nói rằng ông mong đợi sẽ tìm thấynhiều thi thể nữa.

Mặc dù không rõ việc phát hiện hài cốt sẽ được điều tra như thế nào, nhưng Cảnh sát Hoàng gia Canada ở Saskatchewan cho biết rằng các bước tiếp theo, bao gồm cả sự tham gia tiềm năng của lực lượng, sẽ phụ thuộc vào mong muốn của các nhà lãnh đạo nhóm thổ dân

Các hành động của chúng tôi phải tôn trọng sự đau buồn to lớn mà người dân của bộ lạc thổ dân Cowessess tiếp tục phải gánh chịu. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đã áp dụng luật pháp và chính sách phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, ” một phát ngôn viên cảnh sát cho biết trong một email.

Đối với 1,7 triệu công dân bản địa của Canada, chiếm khoảng 4,9% dân số, việc tìm thấy một khu chôn cất tập thể khác là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự phân biệt đối xử và lạm dụng trong nhiều thế kỷ, điều này đã dẫn đến chấn thương giữa các thế hệ giữa những người sống sót tại các trường học nội trú và gia đình của họ.

“Không thể phủ nhận điều này: Tất cả những câu chuyện được kể bởi những người sống sót của chúng tôi đều là sự thật,” Cảnh sát trưởng Cameron nói.

Bà Florence Sparvier, 80 tuổi, một trưởng lão của bộ lạc Cowesses, nói bà đã đi học ở hai trường nội trú, kể cả trường Marieval, nơi người ta tìm thấy các xác chết không ghi dấu.

Họ thường lên án, kết tội dân tộc chúng tôi,” bà Florence Sparvier nói về các nữ tu tại trường học. “Họ nói với chúng tôi rằng dân tộc của chúng tôi, cha mẹ chúng tôi, ông bà chúng tôi không có cách nào để có một đời sống tâm linh bởi vì chúng tôi đều là những người vô đạo.”

Hôm thứ Năm, ông Trudeau cho rằng những khám phá ở Saskatchewan và British Columbia là “một phần của một thảm kịch lớn hơn”, khi nói đến cái di sản của “sự phân biệt chủng tộc có hệ thống, sự phân biệt đối xử và sự bất công mà người bản địa đã phải đối mặt”.

Vào tháng 9 năm 2017, Thủ Tướng Trudeau thừa nhận cái quá khứ của người Canada “sỉ nhục, bỏ rơi và lạm dụng” người thổ dân da đỏ và tuyên bố trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là ông sẽ cố gắng để cải thiện đời sống của họ.

Khi ông Trudeau nhậm chức Thủ Tướng Canada vào năm 2015, ông đã coi 94 khuyến nghị của Ủy ban "Sự thật và Hòa giải Quốc gia" trở thành ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tiến độ diễn ra rất chậm, một phần vì một số trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ liên bang.

Khi ủy ban cố gắng xem xét câu hỏi về trẻ em bản địa mất tích vào năm 2009, chính phủ Bảo thủ vào thời điểm đó đã từ chối yêu cầu cung cấp tiền để tài trợ cho các cuộc tìm kiếm. Kể từ khi phát hiện ra Kamloops vào cuối tháng 5 (2021), một số chính phủ Canada đã đề nghị trả tiền cho các cuộc tìm kiếm.

Một đoàn xe chạy ngang qua Trường Nội trú Thổ dân Kamloops sau khi hài cốt của hơn 200 trẻ em được tìm thấy được chôn cất trong những ngôi mộ không tên vào đầu tháng này (6/2021). Ảnh .Cole Burston/Agence France-Presse

Ủy ban “Tìm Kiếm” từng kêu gọi Đức Giáo Hoàng nên có lời xin lỗi về vai trò của Thiên Chúa Giáo La Mã, vì Tòa Thánh đã điều hành khoảng 70% trường học ở đây. (Phần còn lại là của các giáo phái Tin lành.) Nhưng bất chấp lời kêu gọi từ cá nhân ông Trudeau, Giáo hoàng Francis vẫn chưa gửi đi một lời xin lỗi. Ngược lại, năm 1998, giới lãnh đạo của Giáo hội Thống nhất, một giáo phái Tin lành lớn nhất Canada, đã gửi lời xin lỗi, về sự góp tay trong việc điều hành các trường học.

Kể từ khi công bố vụ trường Kamloops, Cảnh sát trưởng Cameron cho biết, ông đã đi khắp tỉnh, nơi đồng áng và các nơi khai thác quặng mỏ là những ngành công nghiệp chính, xem xét các nơi trường cũ.

Bạn có thể nhìn bằng mắt thường của mình vết lõm của mặt đất nơi tìm thấy những thi thể này,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào tối thứ Tư. "Những đứa trẻ này đang ngồi đó, chờ được tìm thấy."

[Vjosa Isai ở Toronto đã đóng góp cho tường trình này.]

____

PS:

Xin xem thêm thông tin mới cập nhật về vụ khai quật các hài cốt:

Chờ Đến Những Phát Hiện Bi Thương Mới Biết Diệt Chủng Văn Hóa Là Tội Ác Như Thế Nào!

_______________________

Hundreds More Unmarked Graves Found at Former Residential School in Canada

By Ian Austen and Dan Bilefsky

Source: https://www.nytimes.com/

_______________________

Mời xem tin liên quan:

- Biến thiêng liêng thành ra thế tục: Canada quyết định sẽ bỏ 9.000 nhà thờ cho đi tàu suốt, cảnh báo "nhóm di sản quốc gia" (From sacred to secular: Canada set to lose 9,000 churches, warns national heritage group) - Mar 10, 2019

Các giáo đoàn bị thu hẹp và chi phí bảo trì lại tăng cao buộc các nhà thờ cũ phải đóng cửa, bán hoặc tái sử dụng, làm cái gì khác.

- Giáo phận Vĩnh Long loan tin: Trong vòng 10 năm tới (2020-2030) Canada sẽ đóng cửa 9000 nhà thờ chiếm khoảng 1/3 tất cả nhà thờ:

Theo cơ quan Thừa ủy Di sản Quốc gia Canada (Fiducie nationale du Canada) thì trong vòng mười năm nữa, Canada sẽ đóng cửa khoảng 9000 nhà thờ, khoảng một phần ba tất cả nhà thờ của mình. Các nhà thờ vùng quê như nhà thờ Saint-Joseph-de-la-Rive, vùng Charlevoix là có nhiều nguy cơ nhất. Hình: Présence/P. Vaillancourt)

Kiến trức sư Roberto Chiotti trả lời trên nhật báo công giáo The Catholic Register: “Dứt khoát đây là một tin không vui, nhưng như quý vị biết, đó là thần học bằng đá của chúng tôi”. Ông Robert Pajot của cơ quan National Trust ít nhiều cam chịu có một số lớn các tòa nhà mang thánh giá ở Canada có thể thặng dư với nhu cầu của xã hội: “Đúng, chúng tôi sẽ mất một số tòa nhà. Một số sẽ có thể thành các trung tâm thương mại hoặc sửa thành các căn hộ”.

Tại Canada có khoảng 27 000 nơi thờ phượng, như thế sẽ có khoảng một phần ba sẽ được bán, phá hủy hay bỏ hoang trong 10 năm sắp tới. Một vài giáo phận tránh được cảnh này như giáo phận Toronto, chưa có một nhà thờ nào dự trù bị đóng. Ngược lại từ đầu thế kỷ 21, mỗi năm giáo phận Toronto xây một nhà thờ. Ông Neil MacCarthy, phát ngôn viên của giáo phận Toronto cho biết: “Giáo phận Toronto may mắn có số lượng người di dân cao, họ đóng góp nhiều cho giáo hội địa phương, chúng tôi có các thánh lễ trong 35 ngôn ngữ mỗi tuần.”

Đóng cửa các nhà thờ vùng quê

Điều này trái ngược hoàn toàn với vùng nông thôn của giáo phận Antigonish, tỉnh bang Nova Scotia, giáo phận đã đóng cửa 30% nhà thờ của mình trong vòng 12 năm vừa qua. Linh mục Don MacGillivray, phát ngôn viên của giáo phận cho biết sẽ có nhiều nhà thờ khác sắp đóng cửa. Linh mục tuyên bố: “Tôi không phải là nhà nhân khẩu học, nhưng quý vị cũng biết, nhiều người ra đi vì việc làm. Đường hướng của tôi luôn là: chúng ta phải làm một cách có trật tự để chủ động, hơn là đụng phải bức tường và phải phản ứng nhanh. Mình có đi đến điểm mà giáo dân không còn hỗ trợ được không? Hay mình cố gắng lên kế hoạch?”

Các chuyện tương tự cũng xảy ra với bang Nouveau-Brunswick và bang Québec, nơi có một số lớn nhà thờ đã đóng cửa và sắp đóng cửa. Từ nhiều năm nay, hàng chục nhà thờ công giáo và tin lành trong các thành phố nhỏ ở miền Nam-Tây bang Ontario và miền Tây Canada đã đóng cửa.

Ở giáo phận Antigonish, bang Nova Scotia, linh mục MacGillivray luôn cố gắng đưa các cộng đoàn tham dự vào công việc này, ngài đến giáo xứ trình bày cho giáo dân biết tình trạng tài chánh và thực tế về dân số giáo dân và xin ý kiến họ. Số lượng giáo dân hoặc khả năng chi trả trong việc duy trì, sửa chữa nhà thờ không phải là mối quan tâm duy nhất, còn phải tính đến số linh mục giảm dần. Tuy nhiên linh mục MacGillivray không đồng ý với ý kiến cho rằng, do khan hiếm linh mục mà phải sát nhập các giáo xứ hay đóng cửa nhà thờ. Linh mục tuyên bố: “Tôi nghĩ chúng tôi có thể khẳng định chúng tôi  không thiếu nhân viên. Chúng tôi có nhiều cơ sở hạ tầng”.

Năm 2014 khi nhà thờ St. Anthony Daniel và Sacred Heart đóng cửa thì có 6 giáo xứ trong khu vực, nhưng không có nhà thờ nào ở xa nhau hơn ba cây số, linh mục xác nhận: “Đơn giản chúng ta không cần nhiều tòa nhà.”

Ở vùng thôn quê, giáo phận Antigonish thích ứng để khi nào và cách nào việc thờ phượng được điều hòa trong tất cả các nhà thờ nhỏ của giáo phận. Linh mục MacGillivray cho biết: “Vì nhiều lý do, nguồn tài nguyên của chúng tôi bị giảm, chúng tôi phải thích ứng một cách có trách nhiệm và thận trọng”.

Tìm các chức năng mới cho nhà thờ

Tìm các chức năng mới, chủ yếu cho các nhà thờ tin lành – đa số là người da trắng lớn tuổi, không phải người di dân – bây giờ là công việc tham khảo của bà Kendra Fry. Bà Fry làm việc cho Phục hồi Công việc (Regeneration Works), một dự án chung với Thừa ủy Di sản Quốc gia Canada, bà tuyên bố: “Đây là tin không tốt cho các cộng đoàn đức tin vì như vậy cho thấy sự thiếu dấn thân của cộng đồng địa phương, nơi giáo dân được xem như cùng một cộng đoàn”. Bà cho biết, nếu một tòa nhà phục vụ cộng đoàn từ một thế kỷ nay hay hơn thì nó phải được tiếp tục là nơi quy tụ người dân như trung tâm hòa nhạc, cơ quan từ thiện hay cơ sở chăm sóc trẻ con hoặc nơi tập yoga.

Ở giáo phận Antigonish, rút từ của cải bất động sản thặng dư là một vấn đề lớn. Giáo phận còn phải bồi thường cho các nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục của giáo sĩ. Linh mục MacGillivary tuyên bố: “Tuy nhiên tất cả mọi trách vụ đều được tôn trọng. Nhưng chúng tôi có một biên lai khổng lồ, một khoản vay mượn lớn. Tất cả tiền có được từ các bất động sản thặng dư này phải dùng để trả nợ”.

Di sản hay không di sản?

Năm vừa qua Vatican tổ chức một cuộc hội thảo về việc ngưng hoạt động và tái sử dụng các tòa nhà của nhà thờ đã công bố 14 trang hướng dẫn cho các giám mục. Theo hướng dẫn, giữ chỉ để giữ các toà nhà cũ không phải là một ý kiến tốt: “Các nhà thờ bị bỏ hoang hoặc ở trong tình trạng nguy hiểm là một sự làm chứng ngược”.

Theo Vatican, nếu cộng đoàn, Quốc gia hay kỹ nghệ du lịch địa phương muốn giữ các toà nhà này vì giá trị lịch sử và di sản thì họ phải tìm phương tiện để chi trả. Ở Canada, bang Québec là bang duy nhất có chương trình này với Hội đồng Di sản Tôn giáo Québec. Mỗi năm quỹ trích ra một số tiền để sửa chữa và phục hồi các nhà thờ trong tỉnh bang.

Các giáo sĩ và các mục sư thường xem việc một nhà thờ bị quy định là di sản là một thảm họa cho nhà thờ cũ đó, vì như thế có nghĩa là thành phố hay tỉnh bang sẽ không trả gì hết để duy trì tòa nhà, họ có thể ra lệnh sửa chữa và áp đặt các hạn chế có thể làm nản lòng các nhà đầu tư địa ốc và làm hạ giá căn nhà.

Ngay cả những người lo cho tương lai các nhà thờ cũng không xem việc chỉ định di sản là giải pháp tốt nhất. Ông Robert Pajot của cơ quan National Trust gọi điều này là “một công cụ tàn bạo để làm chậm lại quá trình đưa ra quyết định giúp cho cộng đồng có thể tham dự vào của thảo luận”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

_________________

Những bài cùng chủ đề:

- Những Bóng Ma Trong Nhà Trẻ St. Joseph của Công Giáo La Mã, Chúng Tôi Đã Nhìn Thấy Các Nữ Tu Giết Trẻ Em; Lý Thái Xuân 09-May-2021

- Phát Hiện Hàng Trăm Ngôi Mộ Không Tên Khác Tại Trường Nội Trú Ở Canada - SH 29-Jun-2021

- Chờ Đến Những Phát Hiện Bi Thương Mới Biết Diệt Chủng Văn Hóa Là Tội Ác Như Thế Nào! - SH 7-July-2021

- Tấm Ảnh Được Giải Thưởng "World Press Photo" Của Năm 2022 - Cảnh Tưởng Niệm Những Đứa Trẻ Bị Hại Tại Các Trường Nội Trú CGLM Du Nguyên - 30-Jul-2022

- Chuyến Đi Xin Lỗi Thổ Dân ở Canada Của Giáo Hoàng Francis - Các trường nội trú của Canada là một hệ thống "diệt chủng văn hóa" Lý Thái Xuân 27-Jul-2022

Trang Sách Ngoại