Ba Điều Căn Bản Nhà Ngô Để Lại Cho... Lịch Sử

Trần Quang Diệu

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD27_3dieu.php

20-May-2013

LTS: Trong lời tuyên bố: (1) "ông Diệm có 3 điều căn bản thiết yếu để được Quốc tế kính nể là Chính danh Chính Thống và Chính Nghĩa", có hai yếu tố cần phân tích và chứng minh. Thứ nhất, về 3 chữ "Chính danh Chính Thống và Chính Nghĩa," tác giả Phạm Kim Vinh không đưa ra định nghĩa từ ngữ mà ông xài, và cũng không có một chữ nào để chứng minh ông Diệm xứng đáng được cả ba chữ "Chính" đó cả. Thứ hai, về động từ "kính nể", tác giả không kể ra được một sự kiện nào chứng tỏ quốc tế kính nể cả. Trái lại, tác giả còn đưa ra những chuyện nhà Ngô bị quốc tế khinh thường, đến nỗi ông phải "trục xuất ký giả báo chí"! Đối với dư luận xấu ở mức độ quốc tế, một vài câu chống đỡ hay than phiền của vài tác giả không thể gọi là minh chứng cho sự "kính nể."

Trái lại, những sự kiện chứng minh sự tồi tệ của chế độ, và dư luận cả trong và ngoài nước được tác giả Trần Quang Diệu tóm tắt như sau. Trang nhà bổ túc lại thành "ba điều chứng tỏ thiên hạ khinh dễ ông Diệm" như thế nào. Kính mời . (SH)

 

From: Tran Quang Dieu [mailto:tranquangdieu@hotmail.com]
Sent: Sunday, May 19, 2013 9:56 PM
Subject: "Tên “Ngô Đình Diệm” trong danh sách "100 kẻ Bạo ngược độc ác và Độc tài nhất trong Lịch sử nhân loại !...

Ông/bà .. gì đây viết: 

- "ông Diệm đã mang theo cùng với ông ba điều căn bản thiết yếu để được Cộng Ðồng Quốc Tế kinh nể"? 

Vậy thì, ông/bà cũng hãy nên suy ngẫm về những sự kiện sau đây, một là hình thức "Quốc tế", đằng khác là tình hình "Quốc nội" đối với Ngô gia:

Quốc tế:

1. Tên Ngô Đình Diệm” nằm trong danh sách
"100 kẻ Bạo ngược độc ác và Độc tài nhất trong Lịch sử nhân loại

Nigel Cawthorne

Một tập sử biên niên mà đọc đến lạnh xương sống đã liệt kê những nhà độc tài và các tội ác chống lại nhân loại của họ với tựa đề là Tyrants: History's 100 Most Evil Despots and Dictators (Những Bạo chúa: 100 kẻ Bạo ngược độc ác và Độc tài nhất trong Lịch sử) nhằm giới thiệu một trăm nhân vật lịch sử nam và nữ khát máu nhất (most bloodthirsty) đã từng sử dụng quyền lực chống lại đồng loại bất hạnh của họ.

Từ Đại đế Herod, người ngược đãi hài đồng Giêsu, đến Hitler, kẻ giết người hàng loạt và chủ mưu cuộc chiến tranh tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại, cuốn sách nấy đã khảo sát lịch sử của những tên bạo chúa ô nhục nhất trong Lịch sử. Nội dung cuốn sách mô tả những chi tiết sống động cuộc đời của những bạo chúa nầy, họ đã leo lên nấc thang quyền lực như thế nào, và đã để lại những gì trong quá trình tàn phá và gieo rắc đau thương của họ.

Không do dự trong sự chọn lựa của mình, cuốn Bạo Chúa [nhà xuất bản Arcturus, 2005] là một chân dung chặt chẽ và thôi thúc về mặt trái tối tăm của chính trị và quyền lực, và đã phát hiện ra những chuyện kỳ lạ cũng như ghê tởm đàng sau thế giới của những kẻ chuyên quyền ô nhục.

Trong cuốn sách nầy, tên “Ngô Đình Diệm” được xếp loại cùng với những bạo chúa như Stalin   (Nga Sôviết)Lenin(Nga Sôviết)Hitler (Germany)Causescu (Rumania)Kim Il Sung (North Korea)Batista (Cuba), Pinochet (Chile),Khomeine (Iran), Marcos (Philippines), Hussein (Irak), Polpot (Cambodia)…

Ngo Dinh Diem – President of South Vietnam – From exile he returns as Prime minister in Bao Dais government in South Vietnam. 1955 Ousts Bao Dai in fixed election; declares himself a republic & names himself president. Ruthlessly repressed political dissenters * religious factions, and installed members of his family in important jobs. Responds to failed coup with brutal repression, killing hundreds of Buddhists on the grounds they are aiding the Communist North.  [Ngô Đình Diệm- Tổng thống Nam Việt Nam – Đang sống lưu vong, ông ta trở về làm Thủ tướng trong chính quyền Bảo Đại ở Nam Việt Nam. Năm 1955, ông ta lật đổ Bảo Đại trong một cuộc bầu cữ gian lận, tuyên bố thành lập nền Cọng hòa và tự phong làm Tổng thống. Đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến chính trị và thành phần tôn giáo và bổ nhiệm thành viên gia đình vào những vai trò quan trọng. Đàn áp tàn bạo thành phần đảo chánh hụt, giết hàng trăm Phật tử trên cơ sở (nghĩa là chụp mũ lý do! - tqd) những tín đồ nầy giúp đở cho Cọng sản miền Bắc]

Tác giả Tuyển tập sử nầyNigel Cawthorne, sinh năm 1951, là một nhà nghiên cứu và là một chủ bút. Ông đã viết hơn 80 cuốn sách về các thể tài khác nhau. Bài của ông đăng trên các tạp chí The Guardian (Anh), Daily Telegraph Daily Mail (Anh) và The New York Times (Mỹ), và đã từng xuất hiện trên chương trình truyền thanh và truyền hình Today của BBC."

___________________

SH chú thích:

(1) Xem bài Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phạm Kim Vinh)

 

2. Thả khỉ và biếm họa

Quốc nội:

From: Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com>
Subject: [ChinhNghiaViet] Tài liệu về Ngô Đình Diệm & Khỉ Biểu Diễn ở chợ Bến Thành và đường Lê Lợi
Date: Sunday, November 13, 2011, 5:36 PM

Những ai là thương gia mua bán bên trong hoặc xung quanh chợ Bến Thành năm 1963, thì chắc chắn biết chuyện này:

Thả khỉ và biếm họa

“Sáng ngày 2.10.1963, một biểu ngữ hình vuông, mang hàng chữ:

Cẩn ngu
Nhu ác
Diệm khùng
Thục điên

xuất phát từ khu Cầu Muối, di chuyển và lơ lửng trên Đại lộ Trần hưng Đạo suốt 3 tiếng đồng hồ.

Trong những ngày sau, cả trăm biểu ngữ và tranh hý họa thuộc loại này được thả lên trên các khu phố Bàn cờ, Chợ quán và Tân định v.v…

Tại chợ Bến Thành có nhiều buổi thả khỉ của đồng bào thương gia làm cho ai nhìn thấy cũng phải cười nôn ruột.

Như thường lệ, vào lúc 12 giờ trưa, giờ tan sở, khu chợ Bến Thành trở nên náo nhiệt hơn cả. Xe cộ như kín mặt đường, người nhộn nhịp, chen nhau qua lại. Giữa lúc ai nấy hăm hở lách mình len lỏi trong một biển người với cả rừng xe cộ để được mau chóng về nhà nghỉ ngơi, thì chợt có tiếng kêu huyên náo rồi mọi người xô lấn nhau nhớn nhác tìm kiếm. Khi đã nhìn thấy thì ai nấy đều cười bò ra.

Một đàn khỉ chạy đùng đùng từ trong chợ Bến Thành túa ra, chúng đâm cả vào xe cộ, nhảy qua đầu người hoặc trèo lên mấy chiếc xe nhà đang đậu bên hông chợ. Con thì mặc áo gấm đội khăn xếp, con thì mặc áo chùng đen, con thì mặc áo dài hở cổ. Phía sau mỗi con đều đính thêm mảnh vải mang các tên Ngô đình Thục, Ngô đình Diệm, Ngô đình Nhu, Ngô đình Cẩn và Trần lệ Xuân. Những con khỉ này chạy tán loạn qua các phố. Cảnh sát xách súng rượt theo dọc đường Lê Lợi, mãi tời gần trụ sở Quốc hội mới hạ được một con, còn bao nhiêu chúng mất hút vào trong các dãy phố.

(CCTĐCPGVN, Quốc Tuệ, 1964 and 1987 tr 328,329).

Ảnh có tính cách minh họa. Rất tiếc chưa thấy ai chụp được ảnh thật.

 

3. Chuyện Bức Tranh Năm Tý

Quốc nội:

Bìa báo Xuân Canh Tý 1960. (Nguồn sưu tầm: Thư viện Ðại Học Cornell, Hoa Kỳ)

Ai đã sống ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, vào năm 1960 thì có thể ít nhiều biết câu chuyện này. Tranh bìa số Xuân của báo Tự Do năm Canh Tý 1960 vẽ 5 con chuột đang ăn quả dưa hấu: một bìa báo bình thường, chủ đề bức họa là chỉ về con giáp của năm mới, một thói quen của làng báo lúc bấy giờ. Báo phát hành từ giữa Tháng Chạp âm lịch năm trước, mọi người mua, đọc, biếu bạn bè... như vẫn làm trong sinh hoạt đón Xuân. Nhưng đến mồng 5 Tết thì đột nhiên tòa báo Tự Do bị cảnh sát xông vào đập phá, tịch thu hết các số báo Xuân còn lại, cả số đã phát hành mà chưa bán cũng có lệnh thu hồi. Tại sao có chuyện như vậy? Vì có người diễn dịch ý nghĩa bức tranh đó là ám chỉ năm anh em của nhà họ Ngô đang đục khoét đất nước Việt Nam, và nếu lật ngược bức tranh lại thì theo đường viền vàng của vỏ trái dưa có thể thấy mường tượng hình thù nước Việt Nam, hoặc có thể một nửa nước phía nam, tùy người suy đoán. Người ta nói năm con chuột đó là tượng trưng cho năm anh em nhà Ngô Ðình đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh miền Nam: Ngô Ðình Thục, Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu cùng vợ Trần Lệ Xuân, và Ngô Ðình Cẩn. Có người thì cho chỉ năm anh em họ Ngô thôi, không có bà Nhu, và người thứ năm là ông Ngô Ðình Luyện, nhưng thời gian đó ông Luyện làm việc tại nhiệm sở ngoại quốc.

Nhưng tất cả chỉ là suy luận, ức đoán. Chẳng có bằng chứng nào có thể đoan chắc bức tranh vẽ toàn chuột đó là ám chỉ các anh em trong một gia đình. Trừ một việc: chính các anh em đang cầm quyền đó đã phản ứng một cách giận dữ. Tức là họ tự nhận năm con chuột đó đúng là tượng trưng cho chính họ. Chính hành vi cho thuộc hạ đập phá tòa soạn báo Tự Do, tịch thu báo, và truy tìm tác giả bức tranh đã xác nhận cái ám chỉ mà dân chúng nghi ngờ đó là đúng.

... (trích trong "Ai là tác giả bức tranh trên bìa báo Tự Do Xuân Canh Tý 1960?" của Phạm Phú Minh ở
http://sachhiem.net/VANHOC/PhamPhuMinh.php)